Đề tuyển sinh vào 10 môn Sinh chuyên trường THPT chuyên ĐH Sư Phạm Hà Nội năm học 2019-2020

nhatminh1472005

Banned
Banned
Thành viên
24 Tháng sáu 2017
643
411
101
Hà Nội
Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

de-sinh1-4285-1559123245.jpg

De-sinh2-6213-1559123245.jpg
 

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,701
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
Câu 1:
a, Vi khuẩn S không thể gây bệnh khi đã chết nhưng khi ở cùng vi khuẩn R còn sống thì chuột chết do nhiễm bệnh S => S chết đã truyền tính gây bệnh cho R => Hiện tượng biến nạp
- Chưa thể kết luận DNA là thông tin di truyền vì thí nghiệm của Griffith chỉ được coi như ví dụ của hiện tượng biến nạp, chưa có cơ sở chắc chắn để chứng minh DNA là vật chất di truyền
b,
Mẫu 1: Có nước cất => chuột chết => vẫn còn thành phần gây bệnh
Mẫu 2: Có enzim phân giải protein => chuột chết => vẫn còn thành phần gây bệnh => vật chất di truyền không phải là protein
Mẫu 3: Có enzim phân giải RNA => Chuột chết => Còn thành phần gây bệnh => RNA không phải vật chất di truyền
Mẫu 4: Có enzim phân giải DNA => Chuột sống => Không còn thành phần gây bệnh => Vật chất di truyền là DNA
Câu 2:
a,
B1: Tách đoạn DNA mã hóa somatostatin và phân tử DNA dùng làm thể truyền từ vi khuẩn E.coli
B2: Tạo DNA tái tổ hợp: DNA ở tế bào cho và DNA từ E.coli được cắt ở vị trí xác định nhờ enzim cắt đặc hiệu. Ghép DNA tế bào cho vào DNA được dùng làm thể truyền bằng enzim đặc hiệu
B3: Chuyển DNA tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn E.coli, tạo điều kiện cho DNA đã ghép được biểu hiện
- Có thể thu được số lượng lớn sản phẩm trong thời gian ngắn vì E.coli dễ nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và khả năng sinh sản nhanh (thời gian trường thành, thời gian sinh sản ngắn,...) => Tăng nhanh số lượng bản sao của gen
b,
- Tổng số nu của gen ban đầu là: [tex]N_{đ}=\frac{2L}{3,4}=\frac{2.285,6}{3,4}=168 [/tex] nu
- Số nu loại A ban đầu của gen là: [tex]A_{đ}=168:6=28[/tex] nu
Theo NTBS, ta có số nu mỗi loại của gen ban đầu là:
[tex]A_{đ}=T_{đ}=28[/tex] nu
[tex]G_{đ}=X_{đ}=\frac{168}{2}-28=56[/tex] nu
- Tổng số nu của gen đột biến là:[tex]N_{đb}=168-2.3=162 [/tex] nu
Theo g.t, ta có phương trình:
[tex]A_{đb}.(2^3-1)=A_{đ}.(2^3-1)-14[/tex]
[tex]\Leftrightarrow A_{đb}.7=28.7-14[/tex]
[tex]\Leftrightarrow A_{đb}=26[/tex]
Theo NTBS, ta có số nu mỗi loại của gen đột biến là:
[tex]A_{đ}=T_{đ}=26[/tex] nu
[tex]G_{đ}=X_{đ}=\frac{162}{2}-26=55[/tex] nu
Câu 3:
I: 2 =2n NST kép phân li về 2 cực của tế bào => Kì sau I của GP
II: 4= 4n NST đơn phân li về 2 cực của tế bào => Kì sau của NP
III: 2= 2n NST kép => Kì trung gian
IV: 1=n NST kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo => Kì giữa II của GP
V: 2=2n NST đơn phân li về 2 cực của tế bào => Kì sau II của GP
VI: 2 NST kép bắt cặp => Kì đầu I
Câu 4:
a, Lai phân tích là phép lai giữa cá thể có kiểu hình trội cần xác định kiểu gen với cá thể có kiểu hình lặn. Nếu:
- F đồng tính thì P mang kiểu hình trội có KG đồng hợp
- F phân tính thì P mang kiểu hình trội có KG dị hợp
Ý nghĩa của lai phân tích:
- Xác định kiểu gen của cây có KH trội
- Xác định được tương quan trội lặn
b,
P: Aa_hoa đỏ x aa_hoa trắng
G: A,a a
F1: 1 Aa:1aa (1 đỏ : 1 trắng)
- F1 giao phấn tự do:
1Aa [tex]\rightarrow[/tex] 1A:1a
1aa [tex]\rightarrow[/tex] 2a
Tổng: 1A:3a
Ta có kết quả lai như sau:
1A3a
1A1AA3Aa
3a3Aa9aa
[TBODY] [/TBODY]
-KG: 1AA:6Aa:9aa
-KH: 7 đỏ : 9 trắng
c, Cho Cây hoa đỏ F2 giao phấn với cây hoa trắng, ta có bảng:
Phép laiTỉ lệ KGTỉ lệ KH
1(AA x aa)4Aa4 đỏ
7(Aa x aa)14Aa:14aa14 đỏ : 14 trắng
Tổng18Aa:14aa18 đỏ:14 trắng
[TBODY] [/TBODY]
Câu 5:
GF.png
b, II1 và II2 bình thường sinh con III1 bị bệnh => Gen gây bệnh là gen lặn
Quy ước gen: A_bình thường >< a_bị bệnh
- Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ => Gen gây bệnh không nằm trên Y
- Giả sử, gen gây bệnh nằm trên X thì III1 có kiểu gen: [tex]X^aX^a[/tex] luôn nhận [tex]X^a[/tex] từ cả bố II1 và mẹ II2 =>Bố II1 có kiểu gen [tex]X^aY[/tex]_mắc bệnh nhưng theo giả thiết, II1 lại bình thường => Gen gây bênh không nằm trên X
Vậy gen gây bệnh nằm trên NST thường
c, II3 bị bệnh có kiểu gen aa luôn nhận a từ cả bố và mẹ => I1 và I2 bình thường có kiểu gen Aa
*Sơ đồ lai:
P: (I1)Aa_bình thường x (I2)Aa_bình thường
G: A,a ............................A,a
F1:
-KG: 1AA:2Aa:1aa
-KH: 3 bình thường : 1 bị bệnh
Để sinh con bị bệnh thì cả II5 và II6 bình thường đều phải có kiểu gen là Aa
=> Xác suất II5 có kiểu gen Aa là [tex]\frac{2}{3}[/tex]
II6 bình thường có bố bị bệnh => luôn nhận a từ bố => có kiểu gen: Aa
*Sơ đồ lai:
P: (II5)Aa_bình thường x (II6)Aa_bình thường
G: A,a ............................A,a
F1:
-KG: 1AA:2Aa:1aa
-KH: 3 bình thường : 1 bị bệnh
Vậy xác suất để cặp vợ chồng II5 và II6 sinh con trai bị bệnh là:
[tex]\frac{2}{3}.\frac{1}{4}.\frac{1}{2}=\frac{1}{12}[/tex]
Câu 6:
b,
Sinh vật sản xuất: B
Động vật ăn thực vật: D,C
Động vật ăn thịt: D,E
Sinh vật phân giải
* Lưới thức ăn : A là sinh vật phân giải, B là cỏ, C là châu chấu, D là Gà, E là Cáo
c, Các mối quan hệ đối kháng là:
- Bọ xít hút nhựa cây: Kí sinh
- Nhện bắt bọ xít: SV ăn SV khác
- Tò vò săn nhện: SV ăn SV khác
- Rệp hút nhựa cây: Kí sinh
d,
- Trồng cây thành nhóm ( bụi, rặng, rừng,...)
- Trồng cây với mật độ thích hợp
- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, nước, muối khoáng,.. cần thiết cho sự phát triển của cây
- Chọn giống cây thích hợp với điều kiện tự nhiên ( đất trồng, khí hậu,...)
 

Attachments

  • 1.jpg
    1.jpg
    92.7 KB · Đọc: 107
  • 2.jpg
    2.jpg
    80.7 KB · Đọc: 109
  • 3.jpg
    3.jpg
    94.7 KB · Đọc: 102
  • 4.jpg
    4.jpg
    76.4 KB · Đọc: 103
  • 5.jpg
    5.jpg
    73.3 KB · Đọc: 109
  • 6.jpg
    6.jpg
    87.2 KB · Đọc: 107
  • 61620734_1059418467580198_568132926680596480_n.jpg
    61620734_1059418467580198_568132926680596480_n.jpg
    61.6 KB · Đọc: 107
Last edited:

pippo1

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng sáu 2019
1
0
1
Sơn La
thpt chuyên
cho hỏi có ai có thang điểm từng câu trả lời k ạ?
nếu có làm ơn đăng lên đây đc k ạ?
 
Top Bottom