L
lonton12
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
đề văn: Qua các tác phẩm thơ văn đã học trong chương trình, em hiểu đc gì về nét đẹp con người Việt Nam?
Dưới đây là bài làm của mình, phiền mọi người đọc và đóng góp ý kiến, hoặc triển khai ý hay làm luôn cũng được
Tâm hồn con người VN rất phong phú, đa dạng. Người Việt Nam từ xưa đến nay luôn giữ được vẻ đẹp tâm hồn đáng quý. Qua các tác phẩm văn chương, vẻ đẹp ấy càng hiện lên rõ nét, sâu sắc và giàu tính nhân đạo.
Trải qua những thăng trầm lịch sử, 1000 năm đô hộ của giặc Tàu, 100 năm đô hộ của giặc Tây và 20 năm nội chiến mới có được hòa bình độc lập trên toàn lãnh thổ. Trong khoảng thời gian quá dài đó, tại sao con người VN vẫn vượt lên và đánh thắng mọi kẻ thù? Đó là nhờ lòng yêu nước nồng nàn và sâu sắc, đó cũng là nét đẹp tâm hồn tiêu biểu của con người VN. Từ xa xưa, lòng yêu nước đã được thể hiện trên nhiều phương diện. Ví như ở tác phẩm "Sông núi nước Nam", vừa là một bản tuyên ngôn độc lập năm 1077, Lý Thường Kiệt đã thể hiện khí phách hào hùng, lòng căm thù giặc sâu sắc, khẳng định cương quyết nước Đại Việt là nước có độc lập, chủ quyền. Qua tác phẩm "Thu Điếu" của Nguyễn Khuyến:
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Lòng yêu nước là niềm đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, triều chính hỗn loạn, tham quan lộng quyền, là sự uất ức khi bản thân là một vị quan, nhưng phải về ở ẩn, không làm được gì cho đất nước. Lòng yêu nước còn thể hiện qua tình yêu quê hương, xóm làng, nổi bật ở tác phẩm " Làng" của Kim Lân, nhân vật ông Hai đã làm rõ điều đó, hơn nữa, ông Hai còn thể hiện tấm lòng của mình với đất nuớc, lòng tin ở Cách mạng, ở chiến thắng của nhân dân lúc bấy giờ. Con người Việt Nam qua tất cả các tác phẩm ở các thời kỳ, có một tâm hồn giàu lòng yêu nước cụ thể là yêu quê hương, xóm làng, lòng tự hào về truyền thống, về vẻ đẹp và phẩm chất con người VN, quyết tâm xây dựng đất nước quê hương giàu đẹp, đau xót trước cảnh đất nước bị nô lệ, và lòng căm thù giặc sâu sắc.
Tâm hồn của người VN còn là một tâm hồn giàu lòng nhân ái. Thương người, xúc động, cảm thông cho những cảnh ngộ, những con người và những số phận đầy bất hạnh. Trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, nổi bật lên là tấm lòng nhân đạo của cụ giáo, một cái nhìn rộng mở với những người xung quanh, với lão Hạc, để nhận ra những nỗi khổ tâm, những phẩm chất tốt đẹp của họ. Đó là tình cảm cha con sâu nặng, tình yêu thương rộng mở của lão Hạc đến cả con ng và loài vật. Hay qua truyện Kiều của Nguyễn Du, đó là lòng thương cảm trước số phận của người phụ nữ tài hoa bạc mệnh, cùng đề tài đó là " Bánh trôi nước" của Bà Huyện Thanh Quan, còn làm nổi bật một vẻ đẹp chung thủy, sắt son của người phụ nữ xưa. Từ đó giúp ta nâng cao lòng yêu thương con người, thấu hiểu, cảm thông, sẻ chia với mọi người, mọi cảnh ngộ bất hạnh.
Người Việt Nam có một vẻ đẹp tâm hồn tiêu biểu nữa phải kể đến là tâm hồn lạc quan. Qua vô số tác phẩm thơ văn, bài "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải thể hiện khát vọng sống và cống hiến cho đời, thể hiện tâm hồn lạc quan yêu sống của tác giả dù đang ở giai đoạn " Gần đất xa trời", đoạn trích " Những ngôi sao xa xôi", "bài thơ về tiểu đội xe không kính" làm bật lên tâm hồn lạc quan, hồn nhiên, dí dỏm của những chiến sĩ lúc bấy giờ, là phẩm chất tiêu biểu cho thế hệ trẻ VN nói chung. Một tâm hồn yêu thiên nhiên, nhạy cảm với những biến động của đất trời, của cỏ cây hoa lá, được thể hiện đầy sống động qua " Sang thu" của Hữu Thỉnh, " "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải", "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, với từng đặc sắc bút tích riêng, các tác giả đã cùng thể hiện được tâm hồn lãng mạn, hòa nhập với thiên nhiên. Nói chung, con người VN có một tâm hồn lạc quan yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thiết tha, tin tưởng ở tương lai.
Tâm hồn của con người Việt Nam còn là những phẩm chất đáng quý, cao đẹp và đáng tự hào. Trong xã hội hiện đại, hòa nhập với nền phát triển công nghiệp chóng mặt, chúng ta càng phải giữ được những nét đẹp đó để tạo nên đặc trưng riêng của con người VN, đồng thời thể hiện bản lĩnh, vị trí của chúng ta trên trường quốc tế.
Dưới đây là bài làm của mình, phiền mọi người đọc và đóng góp ý kiến, hoặc triển khai ý hay làm luôn cũng được
Tâm hồn con người VN rất phong phú, đa dạng. Người Việt Nam từ xưa đến nay luôn giữ được vẻ đẹp tâm hồn đáng quý. Qua các tác phẩm văn chương, vẻ đẹp ấy càng hiện lên rõ nét, sâu sắc và giàu tính nhân đạo.
Trải qua những thăng trầm lịch sử, 1000 năm đô hộ của giặc Tàu, 100 năm đô hộ của giặc Tây và 20 năm nội chiến mới có được hòa bình độc lập trên toàn lãnh thổ. Trong khoảng thời gian quá dài đó, tại sao con người VN vẫn vượt lên và đánh thắng mọi kẻ thù? Đó là nhờ lòng yêu nước nồng nàn và sâu sắc, đó cũng là nét đẹp tâm hồn tiêu biểu của con người VN. Từ xa xưa, lòng yêu nước đã được thể hiện trên nhiều phương diện. Ví như ở tác phẩm "Sông núi nước Nam", vừa là một bản tuyên ngôn độc lập năm 1077, Lý Thường Kiệt đã thể hiện khí phách hào hùng, lòng căm thù giặc sâu sắc, khẳng định cương quyết nước Đại Việt là nước có độc lập, chủ quyền. Qua tác phẩm "Thu Điếu" của Nguyễn Khuyến:
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Lòng yêu nước là niềm đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, triều chính hỗn loạn, tham quan lộng quyền, là sự uất ức khi bản thân là một vị quan, nhưng phải về ở ẩn, không làm được gì cho đất nước. Lòng yêu nước còn thể hiện qua tình yêu quê hương, xóm làng, nổi bật ở tác phẩm " Làng" của Kim Lân, nhân vật ông Hai đã làm rõ điều đó, hơn nữa, ông Hai còn thể hiện tấm lòng của mình với đất nuớc, lòng tin ở Cách mạng, ở chiến thắng của nhân dân lúc bấy giờ. Con người Việt Nam qua tất cả các tác phẩm ở các thời kỳ, có một tâm hồn giàu lòng yêu nước cụ thể là yêu quê hương, xóm làng, lòng tự hào về truyền thống, về vẻ đẹp và phẩm chất con người VN, quyết tâm xây dựng đất nước quê hương giàu đẹp, đau xót trước cảnh đất nước bị nô lệ, và lòng căm thù giặc sâu sắc.
Tâm hồn của người VN còn là một tâm hồn giàu lòng nhân ái. Thương người, xúc động, cảm thông cho những cảnh ngộ, những con người và những số phận đầy bất hạnh. Trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, nổi bật lên là tấm lòng nhân đạo của cụ giáo, một cái nhìn rộng mở với những người xung quanh, với lão Hạc, để nhận ra những nỗi khổ tâm, những phẩm chất tốt đẹp của họ. Đó là tình cảm cha con sâu nặng, tình yêu thương rộng mở của lão Hạc đến cả con ng và loài vật. Hay qua truyện Kiều của Nguyễn Du, đó là lòng thương cảm trước số phận của người phụ nữ tài hoa bạc mệnh, cùng đề tài đó là " Bánh trôi nước" của Bà Huyện Thanh Quan, còn làm nổi bật một vẻ đẹp chung thủy, sắt son của người phụ nữ xưa. Từ đó giúp ta nâng cao lòng yêu thương con người, thấu hiểu, cảm thông, sẻ chia với mọi người, mọi cảnh ngộ bất hạnh.
Người Việt Nam có một vẻ đẹp tâm hồn tiêu biểu nữa phải kể đến là tâm hồn lạc quan. Qua vô số tác phẩm thơ văn, bài "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải thể hiện khát vọng sống và cống hiến cho đời, thể hiện tâm hồn lạc quan yêu sống của tác giả dù đang ở giai đoạn " Gần đất xa trời", đoạn trích " Những ngôi sao xa xôi", "bài thơ về tiểu đội xe không kính" làm bật lên tâm hồn lạc quan, hồn nhiên, dí dỏm của những chiến sĩ lúc bấy giờ, là phẩm chất tiêu biểu cho thế hệ trẻ VN nói chung. Một tâm hồn yêu thiên nhiên, nhạy cảm với những biến động của đất trời, của cỏ cây hoa lá, được thể hiện đầy sống động qua " Sang thu" của Hữu Thỉnh, " "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải", "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, với từng đặc sắc bút tích riêng, các tác giả đã cùng thể hiện được tâm hồn lãng mạn, hòa nhập với thiên nhiên. Nói chung, con người VN có một tâm hồn lạc quan yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thiết tha, tin tưởng ở tương lai.
Tâm hồn của con người Việt Nam còn là những phẩm chất đáng quý, cao đẹp và đáng tự hào. Trong xã hội hiện đại, hòa nhập với nền phát triển công nghiệp chóng mặt, chúng ta càng phải giữ được những nét đẹp đó để tạo nên đặc trưng riêng của con người VN, đồng thời thể hiện bản lĩnh, vị trí của chúng ta trên trường quốc tế.