Đề tổng ôn cuối cùng cho thi ĐH 2011

T

triaiai

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHÚNG TA CÙNG NHAU GIẢI 1 ĐỀ TỔNG HỢP KIẾN THỨC KHÁ HAY, SÁT VỚI CHƯƠNG TRÌNH THI ĐẠI HỌC 2011
http://d.violet.vn/uploads/resources/243/1970560/preview.swf
Đề này có nhiều câu toán khá hay
Mình xin giải trước câu 21 mã đề 485 :
nK+= 0,16
HCO3- + OH- => CO3 2-
Ca2+ +CO3-=>CaCO3
Tac dung het lun ket tua la 2
n OH- dư 0,1 ,tiếp tục td với Mg2+=>Mg(OH)2
n Mg(OH)2= 0,05=> chọn B, nhận xét: Các ion khác không tác dụng
Mong được học hỏi từ các bạn
 
Last edited by a moderator:
T

triaiai

Thà học dư còn hơn học thiếu, và chỉ giải những bài trọng tâm

THÊM 10 BÀI TRỌNG TÂM CỦA THẦY NGUYỄN TẤN TRUNG (TT LUYỆN THI VĨNH VIỄN)

BÀI 1: Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng dư, khẫy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 6,4 gam kim loại không tan và dung dịch X. Cho NH3 tới dư vào dung dịch X, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn lại 32 gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 35,2 B. 25,6 C. 70,4 D.51,2

BÀI 2: Cho dãy chất: phenyl clorua, anlyl clorua, benzyl clorua, natri phenolat, protein, lipit, tinh bột, amoni axetat. Số chất trong dãy không tác dụng với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường cũng như khi đun nóng là
A. 5 B. 3 C. 2 D. 1

BÀI 3: Cho 25,77 gam hợp kim Sn-Pb trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,1 mol NO (sản phẩm khử duy nhất) . Nếu hòa tan hết 2,577 gam hợp kim trên trong dung dịch KOH đặc, nóng dư thấy thoát ra V ml H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Sn trong hợp kim trên và giá trị của V lần lượt là.
A. 8,26 và 296 B. 27,7 và 296 C. 8,26 và 336 D. 27,7 và 336

BÀI 4: Cho 4,8 gam bột Cu2S vào 120 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm 200ml dung dịch HCl 1M vào, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là.
A. 67,2 B. 22,4 C. 2,24 D. 6,72

BÀI 5: Nung 35,8 gam hỗn hợp X gồm FeCO3 và MgCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, còn lại 22 gam chất rắn. Hấp thụ hoàn toàn bộ khối lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Y chứa 0,1 mol Ba(OH)2¬ và 0,2 mol NaOH. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là.
A. 9,85 gam B. 19,7 gam C. 17,73 D. 39,4 gam

BÀI 6: Trộn 100ml dung dịch chứa X2CO3 1M và XHCO3 1M với 50ml dung dịch Y2CO3 1M và YHCO3 1M thu được dung dịch Z (X, Y là kim loại Kiềm). Nhở từ từ đến hết 350ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch Z. Thể tích khí thoát ra (đktc) là:
A. 3,92 lít B. 4,48 lít C. 7,84 lít D. 2,24 lít

BÀI 7: Đốt cháy hết m gam cacbon trong V lít không khí (chứa 80% N2, còn lại O2) vừa đủ, thu được hỗn hợp khí X. Cho khí X đi qua ống CuO dư, đun nóng, kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn khí Y lội chậm qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy có 0,4 mol kết tủa xuất hiện và 1,2 mol khí không bị hấp thụ . Giá trị của m và V lần lượt là (V đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A. 2,4 và 16,8 B. 2,4 và 33,6 C. 4,8 và 33,6 D. 4,8 và 16,8

BÀI 8: Hòa tan hết 5,36 gam hỗn hợp FeO, Fe2O3. Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,03 mol HNO3 và 0,18 mol H2SO4, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 0,01 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho 0,02 mol Cu tác dụng hết với ½ dung dịch X, thu được dung dịch Y. Khối lượng Fe2(SO4)3 chứa trong dung dịch Y là.
A. 20 gam B. 10 gam C. 24 gam D. 5 gam

BÀI 9 : Hòa tan hết 1,08 gam Ag vào dung dịch HNO3 đặc, đun nóng thu được khí X (sản phẩm khử duy nhất). Hấp thụ toàn bộ khí X vào 20ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y rồi nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn còn lại là.
A. 1,994 gam B. 1,914 gam C. 1,41 gam D. 2,26 gam

BÀI 10: Nung 1,92 gam hỗn hợp gồm Fe và S trong bình kín không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Z và khí V lít khí thoáy ra (đktc). Cho Z tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 5,825 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 4,704 B. 1,568 C. 3,136 D. 1,344

 
Last edited by a moderator:
T

triaiai

Hóa khối A chú trọng lý thuyết, dẫn chứng là hóa năm ngoái thuộc kĩ giáo khoa là 8 điểm, hóa khối B toàn bài tập, sự chênh lệch về mức độ hóa khối A và B ai cũng thấy được, bạn thi khối A chỉ thuộc lòng giáo khoa, nắm mấy dạng bài tập đặc trưng là 8 điểm hóa à. Chúc bạn may mắn
 
Top Bottom