Đề thi

L

lamnun_98

Đề thi môn Văn (chung) vào lớp 10 THPT chuyên Lê Quý Đôn-Bình Định năm học 2012-2013
Câu 1: (2 điểm)
Thế nào là nghĩa tường minh, nghĩa hàm ý? Tìm nghĩa tường minh và hàm ý câu in đậm trong ví dụ sau:
- Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.
(Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sapa)
Câu 2: (3 điểm)
Trình bày nội dung trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà (SGK Ngữ Văn 9 - Tập 1). Từ đó rút ra bài học cho bản thân.
Câu 3: (5 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
Nguồn: MathVN.Com
 
Last edited by a moderator:
H

huuthuyenrop2

A
. Phần trắc nghiệm : ( 12 câu , mỗi câu0,25 điểm . Tổng điểm : 3,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất
“ Chúng ta nhận rõ cái kỳ diệu của văn nghệ khi chúng ta nghĩ đến những người rất đông, không phải trốn trong một cơ quan bí mật, không phải bị giam trong một nhà pha , mà bị tù chung thân trong cuộc đời u tối , vất vả . Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước , suốt đời đầu tắt mặt tối , sống tối tăm , vậy mà biến đổi khác hẳn , khi họ ru con hay hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao , khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo . Câu ca dao tự bao đời truyền lại , đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng , lay động những tình cảm , ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo , những nhân vật ra trò , những lời nói , những câu hát , làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt . Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống . Lời gửi của văn nghệ là sự sống”
( Ngữ văn 9 - Tập II)
1 . đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
A . Bàn về đọc sách C . Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới
B . Tiếng nói văn nghệ D . Phong cách Hồ Chí Minh
2 . đoạn văn trên là của tác giả nào ?
A . Chu Quang Tiềm C . Vũ Khoan
B . Nguyễn Đình Thi D . Lê Anh Trà
3 . Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
A . Biểu cảm C . Tự sự
B . Miêu tả D . Nghị luận
4 . Dòng nào sau đây khái quát được nội dung chính của đoạn văn ?
A . Nói về cuộc sống khắc khổ của người đàn bà nhà quê
B . Tác phẩm văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày
C . Văn nghệ giúp con người vui lên
D . Văn nghệ giúp con người sóng đầy đủ hơn
5 . Đoạn văn sử dụng phương thức chuyển nghĩa nào ?
A . Ẩn dụ C . Nhân hoá
B . So sánh D . Nói quá
6 . Việc lặp từ “ Văn nghệ” tromg “ Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống . Lời gửi của văn nghệ là sự sống” thuộc phép liên kết nào ?
A . Phép lặp từ ngữ C . Phép nối
B . Phép thế D . Phép dùng từ gần nghĩa
7 . Đoạn văn trên tác giả triển khai theo phép lập luận nào ?
A . Diễn dịch C . Móc xích
B . Quy nạp D . Tổng phân hợp
8 . Từ “ chung thân” trong đoạn trich được hiểu như thế nào ?
A . Người bị án hình sự , mức án “ Chung thân”
B . Những người bị trói chặt trong cuộc sống cơ cực , u tối
C . Sống chung
9 . Xét theo cấu tạo , câu “ Và ánh đèn buổi chèo , những nhân vật ra trò , những lời nói , những câu hát , làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt” là loại câu nào ?
A . Câu đơn C . Câu đặc biệt
B . Câu ghép D . Câu rút gọn
10 . Từ “ Và” trong câu “ Và ánh đèn buổi chèo , những nhân vật ra trò , những lời nói , những câu hát , làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt” là từ kết nối trong đoạn văn chỉ kiểu quan hệ nào ?
A . Quan hệ bổ sung C . Quan hệ nguyên nhân
B . Quan hệ thời gian D . Quan hệ nghịch đối
11 . Từ nào không phải là từ Hán Việt ?
A . Cơ quan C . Cuộc đời
B . Chung thân D . Văn nghệ
12 . “ Những câu hát” Là
A . Cụm động từ C . Cụm tình từ
B . Cụm danh từ D . Câu đơn
B . Phần tự luận ( 7điểm )
Đề bài:
“ ... Ta làm con chim hót Một mùa xuân nho nhỏ
Ta làm một nhành hoa Lặng lẽ dâng cho đời
Ta nhập vào hoà ca Dù là tuổi hai mươi
Một nốt trầm xao xuyến Dù là khi tóc bạc...”
( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải , Ngứ văn 9 - Tập II )
Phân tích hai khổ thơ trên để thấy suy nghĩ , ước nguyện chân thành của nhà thơ khi được cống hiến cho đất nước .
 
H

huuthuyenrop2

MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2,5 điểm)

Chép lại chính xác bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và phân tích ý nghĩa của các cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ.

Câu 2: (5 điểm)

Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân

GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN TỰ LUẬN, ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2,5 điểm)

Học sinh chép được chính xác bài thơ cho 0,5 điểm. Nếu sai 3 lỗi về từ ngữ hoặc chính tả thì trừ 0,25 điểm.
Phân tích ý nghĩa của các cặp từ trái nghĩa : nổi - chìm, rắn- nát với nghĩa tả thực là quá trình nặn bánh : do bàn tay con người để bột rắn hoặc nát và quá trình luộc bánh mới cho vào bánh chìm xuống nhưng khi chín thì nổi lên ; Nghĩa tượng trưng : cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ không được làm chủ cuộc đời mình, bị phụ thuộc vào kẻ khác, bị xã hội xô đẩy, vùi dập, chìm nổi lênh đênh. Các cặp từ trái nghĩa nói lên được tấm lòng đồng cảm sâu sắc và là tiếng nói của người phụ nữ xót xa cho giới mình của Hồ Xuân Hương.

Câu 2:(5 điểm)
Học sinh vận dụng các kĩ năng về nghị luận nhân vật văn học để nêu những suy nghĩ về nhân vật ông Hai - người nông dân yêu làng, yêu nước trong kháng chiến chống Pháp bằng các ý cụ thể như sau :

a. Giới thiệu về truyện ngắn Làng, tác phẩm viết về người nông dân trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, giai đoạn đất nước đang ở thế cầm cự, nhân dân làng Chợ Dầu theo lệnh kháng chiến đi tản cư ở vùng Yên Thế (Bắc Giang). Và chính trong hoàn cảnh đó, nhân vật ông Hai, người nông dân thật thà chất phác đã thể hiện những trưởng thành trong nhận thức và suy nghĩ của mình về tình cảm yêu làng, yêu nước.

b. Phân tích các phẩm chất về tình yêu làng của ông Hai :
- Nỗi nhớ làng da diết trong những ngày đi tản cư : buồn bực trong lòng, nghe ngóng tin tức về làng, hay khoe về cái làng Chợ Dầu với nỗi nhớ và niềm tự hào mãnh liệt.
- Đau khổ, dằn vặt khi nghe tin làng mình làm Việt gian : tủi nhục đau đớn, xấu hổ không dám nhìn ai, lo sợ bị người ta bài trừ, không chứa ; ruột gan cứ rối bời, không khí gia đình nặng nề, u ám...
- Niềm sung sướng cảm động đến trào nước mắt khi tin xấu về làng ông được cải chính : ông đi khoe khắp nơi, đến từng nhà với dáng vẻ lật đật và lại tự hào ngẩng cao đầu kể về làng Chợ Dầu quê hương ông một cách say sưa và náo nức lạ thường.

c. Đánh giá và khẳng định tình yêu làng của ông Hai gắn với tình yêu đất nước, yêu kháng chiến: trong thâm tâm ông luôn tự hào về ngôi làng giàu truyền thống văn hoá, trù phú và tự hào về sự thuỷ chung với cách mạng, với Bác Hồ của quê hương mình. Sự thay đổi nhận thức để nhận ra kẻ thù là bọn đế quốc phong kiến theo một quá trình tâm lí hết sức tự nhiên khiến ta thêm trân trọng yêu mến người nông dân này vì tình cảm gắn bó với quê hương, xóm làng và cách mạng.

d. Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là một vẻ đẹp của con người Việt Nam, đặc biệt trong những ngày đất nước gian nguy tình cảm ấy được thử thách càng tô đẹp thêm phẩm chất của con người Việt Nam.

MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (1,5 điểm)

Chép lại chính xác 4 dòng thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Viết khoảng 5 câu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đó.

Câu 2: (6 điểm)

Nêu suy nghĩ của em về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
 
Top Bottom