đề thi

L

lehuynhthaomy

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp mình lập dàn ý hoặc làm bài văn tham khảo cho các đề văn sau : Văn nghị luận nói về :
1) Lòng biết ơn
2) Ý chí nghị lực, lòng kiên trì
3) Một trong các đức tính trong "Năm điều Bác Hồ dạy"( khiêm tốn , thật thà , dũng cảm,...)
4) Tệ nạn xã hội( bài văn tham khảo mình đọc rồi , mình cần dàn ý)
5) Bảo vệ môi trường
6) Yêu thương đùm bọc , giúp đỡ lẫn nhau
7) Phương pháp học tập tốt

Giúp mình các đề này nha !Mình sẽ thanks !

Đề thi TLV năm nay của trường mình không có giới hạn là đề nào cả ( đề rộng, chẳng biết đâu mà lần) .Nên các bạn có đề thi về TLV của trường mình thì hãy nói cho mình biết nha ! Để mình tham khảo !
 
S

sam_biba

Lòng biết ơn
Nhớ lại thời ấu thơ khi Mẹ tôi cho tôi một món quà, tôi mừng quá, cầm và chạy vội đi mất. Mẹ tôi liền gọi lại và nói tôi: “Con biết con cần phải làm gì khi con nhận được quà không?” Tôi sững người lại nhưng hiểu ý Mẹ, tôi liền nói: “Con cám ơn Mẹ.” Từ đó tôi học được lòng biết ơn quan trọng như thế nào trong cuộc sống, và tình yêu của người ban tặng lớn lao hơn món quà vật chất bao nhiêu lần. Nếu lòng biết ơn quan trọng như vậy, thì sự vô ơn có hậu quả như thế nào?

Thánh I-Nhã, một chàng hiệp sĩ được giáo dục trong một môi trường thượng lưu và sống rất quân tử, đã coi lòng vô ơn như cội rễ của mọi thứ tồi tệ. Trong một bức thư đề ngày 18.3.1542 gởi một anh em trong dòng là Simon Rodigues, I-Nhã đã viết:

“Nếu người ta suy nghĩ về những điều tốt lành của Thiên Chúa, thì trong những điều lầm lỡ tồi tệ nhất phải kể đến là lòng vô ơn với những điều tốt lành đáng trân trọng trước Đấng Tạo Hóa, là Chủ và trước những tạo vật được dựng nên vì danh thánh vĩnh cửu của Thiên Chúa. Lòng vô ơn là chính sự lạnh lùng với những món quà và hồng ân nhận được. Lòng vô ơn là nguyên do và là khởi đầu của tội lỗi và mọi điều tồi tệ.”

Tại sao I-Nhã lại có thể nói như vậy?

Lòng biết ơn gắn liền với chính tình yêu thương. Thực sự điều đáng kể nhất trong cuộc sống này chính là tình yêu. Tình yêu là một sự dâng hiến của hai tâm hồn, họ nhận lấy và trao tặng cho nhau tất cả những gì họ có. Trong tâm tình này I-Nhã đã diễn tả trong bài “nguyện ngắm để yêu hơn”: “Tình yêu cốt ở sự trao đổi giữa hai bên, nghĩa là người yêu trao tặng và truyền thông cho người được yêu ... những gì mình có, và người được yêu cũng đối lại với người yêu như vậy.” (LT 231).

Khi nói tình yêu gắn liền với lòng biết ơn, có nghĩa là tình yêu nảy sinh và tăng triển hay không cũng một phần do lòng biết ơn, và ngược lại lòng vô ơn sẽ là một thái độ “quay mặt đi” và lãnh đạm trước “nhận và cho” của tình yêu. Lòng vô ơn vì thế trở thành một “hàng rào” của tình yêu và của ban tặng, và như vậy lòng vô ơn sẽ dẫn người ta xa anh chị em, chỉ biết đến mình và rồi ?

Trong đời sống con người có một số điều giết chết lòng biết ơn:

- Điều thứ nhất là sự tự cao. Ai nghĩ rằng, tôi chỉ trở thành người thực sự, khi tôi tự làm mọi chuyện và vì thế tôi không cần phải cám ơn ai, thì cuộc đời người đó sẽ không có hai từ biết ơn.

- Điều thứ hai là “sự dĩ nhiên.” Trong cuộc đời này mọi sự đều là dĩ nhiên: Dĩ nhiên là tôi phải được hưởng phúc lợi xã hội. Đương nhiên tôi được người khác chú ý. Đương nhiên là người kia sẽ tặng tôi một cành bông hồng. Nếu mọi chuyện đều dĩ nhiên như vậy, thì lòng biết ơn sẽ bịt giết chết, và rồi tình yêu cũng tiêu đời nhà ma.

- Điều thứ ba là sự tình cờ. Nếu mọi sự đều là tình cờ thì đâu cần biết ơn. Vậy thử hỏi xem tôi sinh ra là do sự tình cờ hay do tình yêu của cha mẹ, vì thế tôi chính là hoa quả của tình yêu hay của tình cờ? Rồi ánh sáng sưởi ấm cuộc sống tôi cũng là tình cờ hay sao?

- Điều thứ bốn phá hủy lòng biết ơn là “một đòi hỏi sai lầm”: Tôi có quyền được sở hữu tất cả và có quyền nhận được mọi sự một cách nhưng không.

Ngoài ra, nếu quan sát kỹ, sẽ nhận ra con người vô ơn là một con người sống trong một hoang đảo, một người cô đơn, một người tự xây bức tường thành cao và kiên cố trước bất cứ tương quan nào. Ngoài ra, họ cũng lạ lẫm với chính mình nữa, vì họ đã từ chối người khác. Còn người biết ơn là người mở rộng vòng tay. Một người luôn coi trọng người khác và quý những tương quan. Thực sự lòng biết ơn là một nhịp cầu để người đến với người, qua nhịp cầu đó tôi đến với anh, chị đến với em. Lòng biết ơn làm nảy sinh một bầu khí yêu thương, một tinh thần chung với nhiều cảm thông và sẵn sàng chia sẻ.

“Cám ơn” hai tiếng nói rất đơn sơ nhưng chứa đựng một sứ điệp rất cao quý. Sứ điệp của tình Chúa với tôi, của tình người với người, sứ điệp của lòng khiêm nhường và của sự tôn trọng.

Chẳng phải là vô lý và vô nghĩa khi từ nhỏ cha mẹ đã dạy con mình hai tiếng cám ơn. Chúng ta thử mường tượng xem một đứa bé lớn lên trong một môi trường không có hai tiếng cám ơn, nơi đó lòng người không rung động trước những hành động cao cả, thì thử hỏi xem em bé đó sẽ trở thành một con người như thế nào? Hai tiếng cám ơn gắn liền với đời sống ấu thơ, nhưng hai từ này cũng gắn bó với người trưởng thành. Người ta có thể đánh giá một con người qua hình ảnh là người đó có biết cám ơn và có tỏ lộ lòng biết ơn hay không. Vì thế thật là đau đớn khi bị mắng là kẻ vô ơn, là “đồ ăn cháo đá bát”.

Thánh I-Nhã đánh giá rất cao lòng biết ơn, đến nỗi ngài đã đề nghị những người sống theo linh đạo của ngài, mỗi ngày ít nhất phải lấy khoảng mười lăm phút để nhìn lại đời sống của mình trong ngày. Một trong những điểm để nhìn lại là lòng biết ơn Chúa và mọi người về những món quà nhận được trong ngày. Theo kinh nghiệm của riêng tôi, khi ý thức để cám ơn một người ban tặng cho tôi món quà, thì giá trị món quà đó tăng lên gấp đôi, và tương quan tình yêu và tình thân của tôi với người đó sẽ được xây dựng và thăng tiến hơn. Thực sự lòng biết ơn không chỉ làm cho tình yêu tăng triển mà còn đưa lại niềm vui sâu sa trong cuộc sống.

Một tu sĩ Biển Đức David Steindl-Rast trong cuốn sách “Die Achtsamkeit des Herzens � Sự chú ý của con tim” đã viết:

“Từ sáng tới tối, trong từng khoảng khắc của thời gian, chúng ta nhận được vô vàn món quà và hồng ân. Chúng ta chỉ cần chú ý đến điều đó và lòng biết ơn sẽ từ từ lớn lên trong chúng ta. Nhưng chúng ta có chú ý đến những món quà và hồng ân đó không? Đây chính là câu hỏi và vấn nạn của chúng ta.”

Trong tâm tình này, với phương pháp “Hồi tâm” thánh I-Nhã giúp chúng ta làm cho con tim chú ý đến những món quà mà chúng ta nhận được trong ngày, để nhờ đó cuộc sống của chúng ta với thế giới này, với anh chị em và bạn bè xung quanh, đặc biệt với Thiên Chúa và cả với thiên nhiên nữa, sẽ được sung mãn và dồi dào hơn trong tình yêu. Ai đón nhận thế giới với lòng thành và với sự chú ý, thì người đó sẽ tìm thấy nhiều lý do để cám ơn: Một tia nắng mặt trời chiếu qua cửa sổ trong buổi sáng ban mai, một bông hoa nở rộ trong ngôi vườn, tiếng hót thánh thót của một chú chim. Một cú điện thoại của một người bạn thân, một “cánh thơ” từ phương xa gởi tới, một nụ cười của em bé thơ, một cái bắt tay đầy cảm thông và chia sẻ và một sự an ủi dịu ngọt của Thiên Chúa trong giây phút nguyện cầu.

Ngoài ra, trong bài nguyện ngắm để yêu hơn (LT 230-237), người cầu nguyện sẽ đi vào trong thế giới của tình yêu rất tuyệt vời nhưng không xa lìa cuộc sống, vì tình yêu Chúa gắn liền với tôi qua chính những hồng ân và món quà Chúa ban. Nhưng những khám phá tình yêu này đưa tôi đến đâu? Chúng giúp tôi đi sâu vào chính tương quan giũa tôi với Chúa. Tôi - một thân phận mỏng dòn, một đầy tớ bất xứng xin cúi đầu tri ân và cảm tạ tình Chúa yêu, và xin Ngài giúp tôi biết sống yêu mến và phụng sự Chúa chí tôn trong mọi sự.

Lòng biết ơn giúp cho tương quan được sâu sa hơn, giúp cho tình yêu được triển nở hơn, giúp cho thế giới được đỡ thê lương hơn và giúp cho mỗi người nhận ra được chính mình nhiều hơn, để yêu đời hơn, yêu người hơn và yêu Chúa trọn vẹn hơn.

Để kết thúc bài chia sẻ này, xin mời mọi người cùng với tôi, mỗi buổi tối giơ đôi bàn tay của mình ra và thử hỏi mình xem hôm nay tôi nhận được những gì? Sau đó đưa đôi bàn tay của mình úp chéo vào ngực và cúi đầu với tất cả lòng thành cám ơn Chúa và những anh chị em đã trao tặng những món quà và hồng ân trong ngày sống.
 
Top Bottom