Đề thi vượt rào lớp tớ. Mấy bác xem giùm rùi cho ý kiến nha.

L

lunxinh_1609

Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

1.Tử Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy,anh/chị hãy rút ra những bài học trong cuộc sống.

- Bài học về cái chung và cái riêng: có những khi cần phải bỏ qua lợi ích cá nhân để hướng đến cái cao cả hơn đó là lợi ích của cả cộng đồng.
- Về tình cha con, tình vợ chồng: luôn cần có sự tin tưởng một cách đúng đắn.
- Và tình nghĩa vợ chồng thì ko nên được xây dựng nên bằng mục đích chính trị mà cần được xây dựng từ tình yêu thương của 2 con người.
- KHông nên chủ quan, khinh địch.
- Biết trân trọng điều mà mình đang có.
- Biết phân biệt, đâu là đúng đâu là sai để hành động cho phù hợp.

 
L

lunxinh_1609

Ủa.nhưng mà làm nghị luận xã hôi mà nhìu bài học thế sao kịp đk???
Theo các bác thì nên chọn bài học nào thì tốt nhất
 
T

thuyhoa17

Ủa.nhưng mà làm nghị luận xã hôi mà nhìu bài học thế sao kịp đk???
Theo các bác thì nên chọn bài học nào thì tốt nhất
Có cái chính, cái phụ, cái này đan cài cái kia. Có cái cần phân tích rõ, cái chỉ nên đề cập đến thôi ^^

Theo như ý kiến của tớ: cái viết đầu tiên - về cái chung cái riêng, giữa lợi ích của cộng đồng và mối quan hệ cá nhân. Phải biết hi sinh lục đích của bản thân, nghĩ xa hơn vào cái thực tiễn đối với xã hội, với cộng đống mà hành động, quyết định cho đúng ^^
 
S

s0cbay_kut3

2 ý chính:
bài học cảnh giác, ko đc chủ quan và phân biệt việc chung việc riêng ^^
các bài học khác có thể chỉ là ý phụ nhưng 2 bài học ấy chắc chắn là phải có
(cô Hiền nói đấy lunxinh ơi ^^)
 
S

sunny110_dt

mình nghĩ đây là dạng đề mở,qua truyện an...........chúng ta rút ra được bài học sâu sắc về công cuôcj giỡu nước ,về niềm tin khi nào cần phải có và khi nào thì dừng lại đúng mức.đó là bài học về dạo vợ chồng ,về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước,về nghĩa cha con nhưng trên hết là vì đất nước của an .......
nói kẻ...........vì kẻ làm thơ là kẻ sử dụng tinh hoa chữ nghĩa để nói về vạn vật.mà tinh hoa ấy tất nhiên phai trong trẻo,đẹp đẽ mà chỉ có tấm lòng trẻ thơ mới sánh được,như vậy nếu đánh mất tấm lòng trẻ thơ khác nào đánh mất cái hồn thơ
mình chỉ nghĩ vậy,nhưng phải công nhận đây là một đè rất hay đó
 
M

maunguyet.hilton

Gợi ý câu 2:

Vì sao nói: "Kẻ làm thơ không được đánh mất đi tấm lòng trẻ thơ"? (Viên Mai)
~~~>

-Như lời Xuân Diệu: "Trẻ" và "thơ" là hai ý niệm gắn liền với nhau,đã nói đến thơ là phải nói đến trẻ.Sức sống trẻ,trí tưởng tượng trẻ,cảm xúc trẻ,ngôn ngữ trẻ,vần điệu trẻ,tâm hồn mãi mãi trẻ.

-Có thể nói kẻ làm thơ luôn xem những tác phẩm của mình là" đứa con cưng ".Vậy trong đó còn chất chứa bao tình yêu thương nữa phải chăng?Mà điều tuyệt vời được viết nên ấy không chỉ từ trí thông minh mà còn là sự kết hợp tuyệt vời với ngây thơ là hương đặc biệt của một số tâm hồn thi sĩ.

-Thơ là tiếng nói đầu tiên,tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi chạm đến cuộc sống.

-Kẻ làm thơ muốn viết nên những âm từ điêu luyện,hay ho thì dường như bài thơ chỉ làm cho người ta không còn nhìn thấy câu thơ,chỉ còn cảm thấy tình người,quên rằng nó là tiếng nói của ai,người ta chỉ còn cảm thấy nó như tiếng ca cất lên từ lòng mình,như là của mình vậy.

-Thường thi thơ mà quá cầu kì sẽ hay sa vào giả dối,quá trau chuố thì sa vào xảo trá,hoang tưởng hiu hắt thì phần nhiều sa vào buồn bã.Chỉ có thuần hậu,giản dị,thẳng thắn,không giả dối,không xải trá,không buốn bã,hướng đến cái hay ,mới mẽ,chối từ những đen tối xấu xa,mới là những đặc sắc của chính thơ.


~~~> Những phần in nghiêng màu hồng là chú ý cho "tấm lòng trẻ thơ" .Dễ dàng suy luận những điều đó chỉ chan chứa,hiện diện trong "tấm lòng trẻ thơ".Mà chính những điều đó đã giúp "kẻ làm thơ" thêm tiêu biểu,đặc sắc,mang nhiều điều hay,mới mẻ trong thơ ca của mình.Tạo nên sự thành công cho tác phẩm thơ.
 
S

s0cbay_kut3

Vì sao nói: "Kẻ làm thơ không được đánh mất đi tấm lòng trẻ thơ"? (Viên Mai)
~~~>

-Như lời Xuân Diệu: "Trẻ" và "thơ" là hai ý niệm gắn liền với nhau,đã nói đến thơ là phải nói đến trẻ.Sức sống trẻ,trí tưởng tượng trẻ,cảm xúc trẻ,ngôn ngữ trẻ,vần điệu trẻ,tâm hồn mãi mãi trẻ.

-Có thể nói kẻ làm thơ luôn xem những tác phẩm của mình là" đứa con cưng ".Vậy trong đó còn chất chứa bao tình yêu thương nữa phải chăng?Mà điều tuyệt vời được viết nên ấy không chỉ từ trí thông minh mà còn là sự kết hợp tuyệt vời với ngây thơ là hương đặc biệt của một số tâm hồn thi sĩ.

-Thơ là tiếng nói đầu tiên,tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi chạm đến cuộc sống.

-Kẻ làm thơ muốn viết nên những âm từ điêu luyện,hay ho thì dường như bài thơ chỉ làm cho người ta không còn nhìn thấy câu thơ,chỉ còn cảm thấy tình người,quên rằng nó là tiếng nói của ai,người ta chỉ còn cảm thấy nó như tiếng ca cất lên từ lòng mình,như là của mình vậy.

-Thường thi thơ mà quá cầu kì sẽ hay sa vào giả dối,quá trau chuố thì sa vào xảo trá,hoang tưởng hiu hắt thì phần nhiều sa vào buồn bã.Chỉ có thuần hậu,giản dị,thẳng thắn,không giả dối,không xải trá,không buốn bã,hướng đến cái hay ,mới mẽ,chối từ những đen tối xấu xa,mới là những đặc sắc của chính thơ.


~~~> Những phần in nghiêng màu hồng là chú ý cho "tấm lòng trẻ thơ" .Dễ dàng suy luận những điều đó chỉ chan chứa,hiện diện trong "tấm lòng trẻ thơ".Mà chính những điều đó đã giúp "kẻ làm thơ" thêm tiêu biểu,đặc sắc,mang nhiều điều hay,mới mẻ trong thơ ca của mình.Tạo nên sự thành công cho tác phẩm thơ.


Em chưa trả lời được câu hỏi? "Vì sao?"

Và trước hết cũng phải hiểu được "Tấm lòng trẻ thơ" của "kẻ làm thơ" là gì mà "ko đc đánh mất"
 
M

maunguyet.hilton

À ở đây em có đáp lời cho câu hỏi vì sao rồi đấy ạ!
Vì :
-Nó là hai khái niệm gắn liền nhau.

-Kẻ làm thơ và tấm lòng trẻ thơ là hai phạm trù có sự tổng hợp,kết tinh giữa thông minh và thơ ngây tạo nên hương vị đặc biệt của 1 số tâm hồn thi sĩ.

-Thơ là tiếng nói đầu tiên,tiếng nói thứ nhất của tâm hồn kẻ làm thơ khi chạm đến cuộc sống không khác gì tiếng khóc,nói đầu lòng,sự va chạm đầu đời với đời sống của một đứa trẻ.

-Kẻ làm thơ viết nên thơ hay là làm sao cho người ta không còn nhìn thấy câu thơ.....quên mình.Thật ra giữa cuộc sống bộn bề,bon chen chỉ có tâm hồn của một đứa trẻ mới đạt được sự trong trẻo,thơ ngây,không biết được nhiều điều để sống tự do,phiêu lãng,không toan tính.

-Là trẻ thơ thì nào trong tâm hồn đã chất chứa đầy cầu kì để sa vào giả dối,nào đâu mĩ miều trau chuốt đẻ sa vào xảo trá,nào đâu đã thấm nhiều phiền lo,âu sầu để sa vào buồn bã.Mà đích thực là tâm hồn giản dị,thẳng thắn,thuần hậu,sống nhẹ nhàng,giản đơn,không giả dối, không xảo trá,không buồn mà thường chỉ biết né tránh,chối từ những điều mà nó cho là đen tối,xấu xa,hướng đến những cái lung linh,tươi đẹp,hay ho~~~>điều đó chính là đặc sắc của thơ mà kẻ làm thơ nên có.
 
S

s0cbay_kut3

À ở đây em có đáp lời cho câu hỏi vì sao rồi đấy ạ!
Vì :
-Nó là hai khái niệm gắn liền nhau.

-Kẻ làm thơ và tấm lòng trẻ thơ là hai phạm trù có sự tổng hợp,kết tinh giữa thông minh và thơ ngây tạo nên hương vị đặc biệt của 1 số tâm hồn thi sĩ.

-Thơ là tiếng nói đầu tiên,tiếng nói thứ nhất của tâm hồn kẻ làm thơ khi chạm đến cuộc sống không khác gì tiếng khóc,nói đầu lòng,sự va chạm đầu đời với đời sống của một đứa trẻ.

-Kẻ làm thơ viết nên thơ hay là làm sao cho người ta không còn nhìn thấy câu thơ.....quên mình.Thật ra giữa cuộc sống bộn bề,bon chen chỉ có tâm hồn của một đứa trẻ mới đạt được sự trong trẻo,thơ ngây,không biết được nhiều điều để sống tự do,phiêu lãng,không toan tính.

-Là trẻ thơ thì nào trong tâm hồn đã chất chứa đầy cầu kì để sa vào giả dối,nào đâu mĩ miều trau chuốt đẻ sa vào xảo trá,nào đâu đã thấm nhiều phiền lo,âu sầu để sa vào buồn bã.Mà đích thực là tâm hồn giản dị,thẳng thắn,thuần hậu,sống nhẹ nhàng,giản đơn,không giả dối, không xảo trá,không buồn mà thường chỉ biết né tránh,chối từ những điều mà nó cho là đen tối,xấu xa,hướng đến những cái lung linh,tươi đẹp,hay ho~~~>điều đó chính là đặc sắc của thơ mà kẻ làm thơ nên có.


Còn một câu trả lời khái quát nhất nữa: Giữ tấm lòng trẻ thơ để thơ ko bao giờ "Già" :)
 
Top Bottom