Đề thi vào lớp 10 dhkhtn

T

thanh27sh1997

đhkhtn chữ này là gì vậy ? mình không dịch được .................................................................!!!
 
G

giang97bn

đhkhtn chữ này là gì vậy ?

là trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên ấy mà
bạn xem đề năm 2009 nè
KHTN1.jpg

vanKHTN2.jpg

:p;):D
 
Last edited by a moderator:
G

giang97bn

tiếp đề 2010 nè
A. Phần bắt buộc
Câu I (3 điểm)
1) Trắc nghiệm (1 điểm)
a, Truyện ngắn nào sau đây được trích ra từ tập truyện ngắn cùng tên:
A. Lão Hạc
B. Bến quê
C. Làng
D. Lặng lẽ Sa Pa
b, Tác giả bài thơ "Đồng chí" là ai?
A. Chính Hữu
B. Tố Hữu
C. Hữu Thỉnh
D. Huy Cận
c, Tác phẩm nào sau đây không thuộc văn học thời trung đại?
A. Truyện Kiều
B. Những ngôi sao xa xôi
C. Lục Vân Tiên
D. Hoàng Lê nhất thống chí
d, Từ nào sau đây là từ tượng hình:
A. Khẳng khiu
B. Lao xao
C. Rì rầm
D. Róc rách
2) Tiếng Việt (2 điểm)
a, (1 điểm)
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
(Tức cảnh Pác Bó)
- Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
- Phân tích ý nghĩa của từ "sang" để thấy vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân.
b, (1 điểm)
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa sờn
Hỏi ai gây dựng lên non nước này.
(Theo mình thì câu cuối là "Hỏi ai gây dựng nên non nước này?")
Bài ca dao trên đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó.
Câu II (2 điểm)
Chỉ còn 120 ngày nữa Đông Đô - Thăng Long - Hà Nội tròn 1000 năm tuổi. Người Thăng Long xưa luôn tự hào về truyền thống văn hóa của mình, nên trong dân gian mới lưu truyền câu ca dao sau:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
Phân tích nội dung câu ca dao trên bằng cách: Viết 1 đoạn văn từ 10 - 12 câu theo phương pháp quy nạp, trong đó có sử dụng một phép nối và một phép thế để liên kết câu (gạch chân).
B. Phần tự chọn (5 điểm): Chọn một trong 2 câu sau
Câu III a
Phân tích 4 khổ đầu bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật.
Câu III b
"Truyện "Chiếc lược ngà" đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh."
Qua đoạn trích trong SGK, em hãy phân tích nhân vật ông Sáu để làm sáng tỏ nhận định trên.
 
G

giang97bn

thêm đề 2005 nữa nhé
A. PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI MỌI THÍ SINH
Câu I
Cho hai câu thơ sau:
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông."
a) Hai câu thơ trên trích ở bài thơ nào? Tác giả là ai?
b) Hãy kể tên những biện pháp tu từ mà tác giả đã sử dụng? Phân tích giá trị nghệ thuật của từng biện pháp tu từ đó?
c) Hình ảnh thân cò đã được nhà thơ chắt lọc ra từ câu ca dao quen thuộc của dân tộc ta, em nhớ lại và chép thật chính xác câu ca dao đó?
Câu II
Có người nói, đoạn văn trích dưới đây là đoạn văn hay nhất trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”
Em hãy nói lên cái hay của đoạn trích trên bằng cách: Viết một đoạn văn khoảng mười câu theo phương pháp quy nạp, trong đó có sử dụng một phép nối và một phép thế để liên kết câu (chú ý: gạch dưới chân phương tiện liên kết mà em đã dùng).
B. PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chọn một trong hai câu IIIa hoặc IIIb để làm bài)
Câu IIIa
Trong bài đề từ trên trang bìa tập Nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh viết:
"Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao;"
Em hiểu hai câu thơ này như thế nào? Phân tích hai bài thơ dưới đây trích trong Nhật ký trong tù để làm sáng tỏ ý chính của hai câu thơ trên?
Không ngủ được
Một canh… hai canh… lại ba canh,
Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

Ngắm trăng
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Theo Văn học 8 tập II, NXB Giáo dục 2001 trang 58,59)
Câu IIIb
Em hãy phân tích hình tượng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
 
G

giang97bn

còn đây là đề năm 2008

A. PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI MỌI THÍ SINH
Câu I( 3,0 điểm )
1, Trắc nghiệm (1,0 điểm)
Chọn một trong 4 phương án A, B, C, D để trả lời các câu hỏi sau:
a) Câu văn sau đây :”cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân” được trích từ tác phẩm nào?
A.Làng
B.Lão hạc
C.Bến quê
D.Lặng lẽ Sa Pa
b) Truyện ngắn nào sau đây được rút ra từ tập truyện ngắn cùng tên?
A.Những ngôi sao xa xôi
B.Chiếc lược ngà
C.Lặng lẽ Sa Pa
D.Làng
c) Bài thơ nào sau đây được kết thúc bằng điệu dâu ca xứ Huế?
A.Quê hương
B.Ánh trăng
C.Mùa xuân nho nhỏ
D.Con cò
d) Bài thơ nào sau đây sáng tác trước cách mạng tháng Tám 1945?
A.Đồng chí
B.Đoàn thuyền đánh cá
C. Ánh trăng
D.Tức cảnh Pác Bó
e) Tác phẩm nào sau đây thuộc văn học thời trung đại?
A. Làng
B. Bến quê
C. Những ngôi sao xa xôi
D.Lục Vân Tiên
2, Tiếng Việt (2,0 điểm)
Cho các câu thơ sau đây:
-Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

-Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
a) Các câu thơ được trích từ các bài thơ nào,tác giả là những ai?
b) Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong các câu thơ đó?
Câu II (2,0 điểm)
Đọc bài thơ “Đồng chí” nhiều người cho rằng: “Ba câu thơ cuối trích dưới đây là ba câu thơ hay nhất, là sự kết tinh vẻ đẹp cao quý của tình đồng chí.”
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.​
(Đồng chí – Chính Hữu)​
Em hiểu ý kiến này như thế nào? Hãy trả lời bằng cách: viết một đoạn văn khoảng 12 caautheo phương pháp tổng – phân – hợp trong đó có sử dụng một câu hỏi tu từ! (chú ý: gạch chân dưới câu hỏi tu từ mà em sử dụng).
B. PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chọn một trong hai câu IIIa hoặc IIIb để làm bài)
Câu IIIa (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau đây trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.​
Câu IIIb (5,0 điểm)
Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm sâu sắc của tác giả về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp gần gũi và những giá trị tinh thần bền vững của gia đình, của quê hương.
Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng cách: phân tích đoạn trích trong sách Ngữ văn 9 tập II.
 
Last edited by a moderator:
C

cute_kute

up,up.Thanks các bạn post đề nha các bạn cố gắng post thêm đề nữa nhé^^
 
Top Bottom