Địa 9 Đề thi vào 10 môn Địa Lí trường THPT Chuyên KHXHNV năm 2020-2021

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
21
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
Câu I:
1. Đặc điểm dân cư Việt Nam
- Dân số đông, đứng thứ 3 Đông Nam Á, thứ 13 thế giới.
- Có nhiều thành phần dân tộc. Có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người. Ngoài ra, có lượng lớn người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.
- Dân số tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm 947 nghìn người.
- Cơ cấu dân số trẻ. Trong đó, người trong độ tuổi lao dộng chiếm 64%, mỗi năm tăng thêm khoảng 1,15 triệu người.
- Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa miền núi và đồng bằng, giữa thành thị và nông thôn
2.Dân số đông và tăng nhanh mang lại nhiều lợi ích cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Với lượng dân số đông ( đứng thứ 13 trên thế giới), nước ta có một nguồn lao động dồi dào, đa dạng, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn lao động dễ dàng tiếp thu kiến thức, các thành tựu khoa học kĩ thuât, dễ dàng sáng tạo và bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới. Tuy nhiên, dân số đông và tăng nhanh vẫn còn mang lại nhiều hạn chế. Dân số đông dễ gây ra thất nghiệp, kinh nghiệm chưa hoàn thiện, đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn. Ngoài ra, dân số tăng nhanh còn gây sức ép lớn về nhiều mặt như việc làm, cơ sở hạ tầng, chỗ ở,....
Câu II:
1. Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành công nghiệp giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp, có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường; đồng thời có ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác.
2. Ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. Đây là ngành có thế mạnh lâu dài, dựa trên nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước. Là ngành mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội. Ngoài ngành CN chế biến lương thực thực phẩm có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển các ngành kinh tế khác (như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản).
Câu III:
1. Các ngành kinh tế biển của Việt Nam:
-Du lịch biển - đảo.
-Giao thông vận tải biển.
-Khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản.
-Khai thác và chế biến khoáng sản biển.
2. Thế mạnh
Về vị trí địa lý, đây là vùng tiếp giáp với Đông Nam Bộ, có vùng biển rộng lớn với các cảng nước sâu, kín gió, sân bay quốc tế Đà Nẵng và các tuyến đường bộ chạy theo hướng Đông - Tây thuận lợi cho việc giao lư kinh tế văn hóa với Tây Nguyên và Cam-pu-chia, Thái Lan. Về địa hình, các nhánh núi ăn ngang ra biển đã chia nhỏ phần duyên hải thành các đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên hàng loạt các bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi biển đẹp. Có các di tích văn hoá thế giới là Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch biển phát trển. Lượng thủy hải sản, khoáng sản dồi dào (mỏ cát làm thủy tinh ở tỉnh Khánh Hoà, vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam); dầu khí (thềm lục địa cực Nam Trung Bộ) thu hút các dự án đầu tư của nước ngoài.
Câu IV:
1. Về mặt tự nhiên, ĐB sông Cửu Long còn nhiều khó khăn. Mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu nước cho hoạt động sản xuất. Mùa lũ chịu lũ lớn do sông Mê Công gây ra. Diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn ngày càng mở rộng (2,5 triệu ha). Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế. Chất lượng môi trường ở nhiều vùng suy thoái, đặc biệt là nguồn nước sông rạch.
Do đó, cần có những biện pháp giải quyết như:
- Cải tạo đất phèn, đất mặn
- Cung cấp nước cho nông thôn vào mùa hạ, đắp đê ngăn lũ
- Hạn chế việc khai thác các tài nguyên khoáng sản một cách quá mức
- Đưa ra các buổi tuyên truyền để bảo vệ nước sông
2.
Giống nhau: Chất lượng lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày cao
Khác nhau:
Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và một mùa đông lạnh, đồng bằng sông Hồng còn trồng cây vụ đông. Nhu cầu lớn về thực phẩm (trong đó có sữa) của các đô thị (Hà Nội, Hải Phòng…) nên nơi đây chủ yếu chăn nuối bò sữa. Trong khí đó, đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh chăn nuôi vịt, thuỷ sản (tôm, cá tra, cá ba sa...).
Câu V:
1. Biếu đồ tròn
Chú ý, bán kính biểu đồ, số liệu
2. Nhận xét:
- Chung, từ năm 2010-2017 tăng giảm như thế nào ở từng thanh phần.
- Nhận xét yếu tố từng năm, từng thành phần (nhất, nhì, ba...)
- Kết luận về mối tương quan giữa các thành phần.
- Giải thích
 
Top Bottom