[đề thi vào 10]Bài thơ Ánh trăng

A

an_angle_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1:

'khổ kết thúc bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy đã thể hiện rõ nét nhất tính triết lí và chiều sâu suy ngẫm của bài thơ."
Coi đây là câu chủ đề của đoạn văn tổng phân hợp, hãy viết tiếp khoảng 8 câu nữa để hoàn thành đoạn văn và câu kết thúc của đoạn là một câu bị động.
Đề 2:
a, Trong câu thơ "ngửa mặt lên nhìn mặt", từ mặt thứ 2 đk chuyển theo phương thức nào?
b, Phân tích cái hay của cách dùng từ nhìu nghĩa trong câu thơ trên.
Làm nhanh giúp mình nha, mai nộp bài rồi, thanks nhìu
Chú ý tiêu đề
Đã sửa
~Thân~
 
Last edited by a moderator:
H

happy.swan

'khổ kết thúc bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy đã thể hiện rõ nét nhất tính triết lí và chiều sâu suy ngẫm của bài thơ."
Coi đây là câu chủ đề của đoạn văn tổng phân hợp, hãy viết tiếp khoảng 8 câu nữa để hoàn thành đoạn văn và câu kết thúc của đoạn là một câu bị động.

Hướng dẫn nội dung.
+ Tâm trạng của nhân vật trữ tình khi gặp lại trăng đến lúc này: một sự ngỡ ngày niềm vui rồi xấu hổ.
+ Ánh trăng quay lại đúng thời điểm và hình ảnh trăng khiến cho con người đủ để giật mình và hối hận.
+ Cách đặt nhân vật vào hoàn cảnh này khiến cho nhân vật cảm nhận được hết vẻ đẹp cũng như tình cảm không đổi thay với người.
~> Sự tri ân tri kỉ.
 
V

vulinhanh

'khổ kết thúc bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy đã thể hiện rõ nét nhất tính triết lí và chiều sâu suy ngẫm của bài thơ."
Vậy tính triết lí và suy ngẫm là ở đâu?Đó chính là lời nhắc nhở về thái độ sống về đạo lí làm người. Mặc cho con người vô tình trăng vẫn vậy, vẫn tròn đẹp sáng trong hay đó chính là quá khứ nghĩa tình tràn đầy viên mãn thuỷ chung?, trăng hay quê hương yêu dấu thân thuộc?"Trăng im phăng phắc " 1 cái lặng lẽ đến đáng sợ.Trăng không hề trách móc con người như một sự khoan dung độ lượng.Vầng trăng dửng dưng không một tiếng động nhưng lương tâm con người lại đang bộn bề trăm mối. ánh trăng lặng im không nói một lời nhưng nó lại khiến cho nhân vạt trữ tình phải "giật mình" nhận ra sự vô tình không nên có, sự lãng quên đáng trách của mình.Ánh trăng hay chính quan toà lương tâm đang đánh thức hồn người sau cơn mê dài đầy u tối?Đây là do con người vô tình mà quên trăng hay bị những giá trị vật chất "sai khiến"
-nếu cần phân tích thêm về nghệ thuật thì đây là nghệ thuật nhân hoá nhé
-còn bài 2 thì theo mình nghĩ là ẩn dụ
 
P

pink_bunny

Đề 2:
a. Từ "Mặt" được chuyển theo phương thức ẩn dụ
b. Từ "mặt" cuối câu thơ là từ nhiều nghĩa, tạo nên sự đa dạng của ý thơ
+ Nhà thơ đối diện với mặt trăng- người bạn tri kỉ năm xưa mình từng lãng quên và vầng trăng cũng đối mặt với chính con người hay quá khứ đối với hiện tại, thuỷ chung ân tình đối diện với bạc bẽo để tự thú cho những hành động phụ nghĩa của bản thân.
+ Khơi lại những kí ức, tình bạn đẹp trong thời chiến khi 2 khuôn mặt nhìn thẳng vào nhau.
+ Thức tỉnh lương tâm đã ngủ quên bấy lâu nay: con người nhờ vậy mà thấy được cả mặt mình trong đó và tự trách, ân hận về sự thờ ơ, thay đổi nhanh chóng của mình.
 
Top Bottom