đề thi văn tuyển sinh vào lớp 10?

P

phannhungockhanh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ai có đề thi văn vào lớp 10 các năm học 2004-2005, 2005-2006, 2006-2007, 2007-2008 của tỉnh Bắc Ninh thì cho tớ nhé!
phải chính xác là các năm học này và của tỉnh Bắc Ninh đấy.
cảm ơn các bạn đã giúp ,nhưng phải là đề chính thức do sở ra đề trong các năm trước ( 2004-2005, 2005-2006, 2006-2007, 2007-2008 ) chứ không phải là đề thi thử , vì chuyện này rất quan trọng và khó tìm, tớ có các đề năm 2008-2009; 2009-2010; 2011-2012 rồi. nhờ các bạn giúp !
 
Last edited by a moderator:
H

heroineladung

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
MÔN: NGỮ VĂN

( Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề )

ĐỀ SỐ 1.

Câu 1: ( 1,5 điểm ) Phân tích ý nghĩa của các từ láy trong đoạn thơ:
" Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Sè sè nắm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh " (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Câu 2: ( 1,5 điểm) Chép lại ba câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và phân tích ý nghĩa của hình ảnh kết thúc bài thơ.

Câu 3: ( 7 điểm ) Nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.

GỢI Ý TRẢ LỜI

Câu 1: ( 1,5 điểm) Học sinh phát hiện các từ láy nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu và thấy tác dụng của chúng : vừa chính xác, tinh tế, vừa có tác dụng gợi nhiều cảm xúc trong người đọc. Các từ láy vừa gợi tả hình ảnh của sự vật vừa thể hiện tâm trạng con người.
- Từ láy ở hai dòng đầu : gợi cảnh sắc mùa xuân lúc chiều tà sau buổi hội vẫn mang cái nét thanh tao trong trẻo của mùa xuân nhưng nhẹ nhàng tĩnh lặng và nhuốm đầy tâm trạng. Từ láy "nao nao" gợi sự xao xuyến bâng khuâng về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều gì đó sắp xảy ra đã xuất hiện.
- Từ láy ở hai câu sau báo hiệu cảnh sắc thay đổi nhuốm màu u ám thê lương. Các từ gợi tả được hình ảnh nấm mồ lẻ loi đơn độc lạc lõng giữa ngày lễ tảo mộ thật đáng tội nghiệp khiến Kiều động lòng và chuẩn bị cho sự xuất hiện của hàng loạt những hình ảnh của âm khí nặng nề trong những câu thơ tiếp theo.

Câu 2: ( 1,5 điểm) Chép chính xác 3 dòng thơ được 0,5 điểm, nếu sai 2 lỗi về chính tả hoặc từ ngữ trừ 0,25 điểm :
"Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo". (Đồng chí - Chính Hữu)
Phân tích ý nghĩa của hình ảnh "đầu súng trăng treo" được 1 điểm. Học sinh cần làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ như sau :
- Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình
ảnh : rừng hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội : đứng cạnh bên nhau, mai phục chờ giặc.
- Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng : Đầu súng trăng treo. Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu.

Câu 3: ( 7 điểm) Học sinh vận dụng cách làm văn nghị luận về nhân vật văn học để viết bài cảm nghĩ về anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa - là nhân vật điển hình cho tấm gương lao động trí thức trong những năm đất nước còn chiến tranh :
a. Đề tài về tinh thần yêu nước và ý thức cống hiến của lớp trẻ là một đề tài thú vị và hấp dẫn của văn học kháng chiến chống Mĩ mà Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm tiêu biểu.
b. Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên :
- Trẻ tuổi, yêu nghề và trách nhiệm cao với công việc. Các dẫn chứng tiêu biểu : một mình trên đỉnh núi cao chịu áp lực của cuộc sống cô độc nhưng anh luôn nhận thấy mình với công việc là đôi, một giờ sáng đi ốp nhưng anh không bỏ buổi nào thể hiện ý thức quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ rất cao.
- Cởi mở, chân thành, nhiệt tình chu đáo với khách và rất lịch sự khiêm tốn (nói chuyện rất hồn nhiên, hái hoa tặng khách, tặng quà cho họ mang theo ăn đường, khiêm nhường khi nói về mình mà giới thiệu những tấm gương khác).
- Con người trí thức luôn tìm cách học hỏi nâng cao trình độ và cải tạo cuộc sống của mình tốt đẹp hơn : không gian nơi anh ở đẹp đẽ, tủ sách với những trang sách đang mở, vườn hoa đàn gà... là những sản phẩm tự tay anh làm đã nói lên điều đó.
c. Hình ảnh anh thanh niên là bức chân dung điển hình về con người lao động trí thức lặng lẽ dâng cho đời đáng được ngợi ca, trân trọng.
 
H

heroineladung

PHÒNG GD&ĐT TP: BẮC NINH Cộng hòa xà hội chủ nghĩa Việt Nam
Trường THCS Đáp Cầu Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Đề thi thử THPT năm 2011-2012
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài 120 phút.


Câu 1: (1 điểm)
Trong các từ in đậm sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển ?
- Ngang lưng thì thắt bao vàng, - Cái chân thoăn thoắt
Đầu (1) đội nón dấu, vai mang súng dài. Cái đầu (3) nghênh nghênh.
(Ca dao) (Tố Hữu, Lượm)
- Đầu (2) tường lửa lựu lập lòe đơm bông - Đầu (4) súng trăng treo.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều) (Chính Hữu, Đồng chí)


Câu 2: (1 điểm)
Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của mỗi thành phần biệt lập đó.
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê, Ngữ văn 9, tập hai)

Câu 3: (1 điểm)
Cho biết phép liên kết câu và phép liên kết đoạn văn được sử dụng trong phần trích sau. Chỉ ra từ ngữ thực hiện mỗi phép liên kết đó.
Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai)

Câu 4: (2 điểm)
Mùa hè là thú vị nhất đối với lứa tuổi học trò. Em sẽ làm gì để có được một mùa hè thực sự vui tươi và bổ ích ?
(Viết thành một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn không quá 20 dòng)

Câu 5: (5 điểm)


. . . .
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn – đinh tối ôm
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái nhìn rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
TP. Hồ Chí Minh. 1978
(Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập một)
Phân tích và phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên . .( Lưu hành nội bộ trường)

Gợi ý giải:

Câu 1:
- Từ in đậm được dùng với nghĩa gốc: đầu (1) và đầu (3)
- Từ in đậm được dùng với nghĩa chuyển: đầu (2) và đầu (4)

Câu 2:
- cái giống hoa mà khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt : thành phần phụ chú
- có lẽ : thành phần tình thái

Câu 3:
- Phép liên kết câu : Phép lặp “trường học của chúng ta”
- Phép liên kết đoạn văn: Phép thế “như thế” ở đoạn sau thế cho câu cuối của đoạn trước.

Câu 4:
Học sinh có thể nêu nhiều việc làm, nhiều hoạt động hè vui tươi, bổ ích. Tuy vậy cần chú ý các nội dung cơ bản đảm bảo cho yêu cầu bài nghị luận ngắn về một sự việc, hiện tượng đời sống :
- Mùa hè là thú vị nhất đối với lứa tuổi học trò vì được nghỉ ngơi, giải trí sau chín tháng học tập căng thẳng.
- Để mùa hè thật sự thú vị, vui tươi và bổ ích, có thể tổ chức hoặc tham gia các hoạt động sau:
+ Tổ chức nhóm bạn đi picnic, dã ngoại ở những khu du lịch sinh thái, các thắng cảnh ở địa phương, hoặc cùng gia đình đi du lịch trong và ngoài nước.
+ Tham gia các hoạt động hè ở địa phương cúng các bạn trẻ, các bạn học sinh ở những trường khác trong phương (xã), trong quận (huyện)...Giải trí bằng các hoạt động thể dục thể thao,..........
 
H

heroineladung

Trường THCS Quảng Phú - Bắc Ninh
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
Năm học 2008-2009
Môn : Ngữ Văn
Thời gian : 120 phút (Không kể giao đề )

I. Trắc nghiệm:(1 điểm)
1. “Tác phẩm đã khắc hoạ nhiều hinh ảnh đẹp, tráng lệ thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và người lao động” Nhận xét đó phù hợp với bài thơ nào?
A. Đồng chí C. Bếp lửa
B. Đoàn thuyền đánh cá D. Nói với con.
2.Người viết những câu thơ sau là ai?
“Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
Chính Hữu C. Nguyễn Khoa Điềm
Nguyễn Duy D.Phạm Tiến Duật
3. Cái bắt tay ở câu thơ trên gợi liên tưởng đến hình ảnh trong bài thơ nào?
A. Ánh trăng C. Bếp lửa
B. Đồng chí D. Con cò
4. Câu thơ nào có dùng ẩn dụ?
A. Gần xa nô nức yến anh
B.Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.
C. Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.
D. Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

II. Tự luận
Câu 1(1.5điểm) Cho câu:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”
Chép lại chính xác 7 câu thơ tiếp theo câu thơ trên và cho biết đoạn thơ trích từ bài nào? Tác giả bài thơ là ai?
Từ “Nhóm” trong đoạn thơ được nhắc lại nhiều lần có ý nghĩa gì?

Câu 2(1.5 điểm) Cho bài ca dao sau:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
a.Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài ca dao trên?
b. Em hãy trình bày cách hiểu của em về lời nhắn gửi trong bài ca dao qua biện pháp tu từ trên?
Câu 3(6 điểm)
Vẻ đẹp về thiên nhiên và con người lao động mới qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận .

 
Top Bottom