Đề thi văn học sinh giỏi.

A

a850002

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

>-:)>-De nay de ne`xem bac nao lam nhanh dc ko:
De1:trong mot cuoc noi chuyen voi hoc sinh chu tich ho chi minh da noi:
"Co tai ma khong co duc la nguoi vo dung . Co duc ma khong co tai lam viec gi cung kho."Em hay giai thich cau noi tren

De2:D de khuyen bao moi nguoi cach an noi tuc ngu co cau:
"Dat tot trong cay ruom` ra`
Nhung nguoi thanh lich noi ra diu dang"
ma lai co cau:
"Dat xau trong cay khang khiu
Nhung nguoi tho tuc noi dieu pham phu"
Cac cau tuc ngu tren neu ra van de gi? em hay giai thich chung minh van do dong thoi rut ra bai hoc cho ban than.
De3:
Hay CM ca dao tuc ngu tinh than doan ket thuong yeu nhau la 1 noi dung dac sac.
Day co 3 de tat ca cac bac xoi ngay kon` nong . e ko viet dc tieng viet chang hieu sao nua cac bac thong cam co dich dum e .hyhy.:)>-


Chú ý tiêu đề và bài viết phải đuợc viết bằng Tiếng việt có dấu nhé!
 
Last edited by a moderator:
N

nhungpro_196

Bài 1:
- Có tài mà không có đức là người vô dụng : Bởi có tài năng rồi mà không có đạo đức thì cũng chẳng làm được việc gì có ích cho xã hội, thậm chí còn làm hại mọi người...
-Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó : Có đạo đức nhưng không có kiến thức, không hiẻu biết thì việc gì cũng khó, làm việc không hiệu quả...
=> Bác khuyên chúng ta phải vừa biết rèn luyện đạo đức dông thời chăm chỉ học tập, tiếp thu kiến thức thì mới trở thành người có ích.

Bài 2:
- Hai câu ca dao nêu ra vấn đề về việc nói năng cuả con người, thuộc phương châm lịch sự. Người khôn ngoan, có học thức thì phải biết nói sao cho lịch sự, dịu dàng, dễ nghe... Người "thô tục" thì luôn nói những điều xấu, nói năng bất lịch sự,... làm người khác rất khó chịu, thâm chí gây hậu quả cho bản thân.

Bài 3:
- Cos thể dưa các câu ca dao , tục ngữ như
"Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết/ Thành công, thành công đại thành công"
- Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm

- Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn

- Đồng thanh tương ứng,
Đồng khí tương cầu

- Khi đói cùng chung một dạ,
Khi rét cùng chung một lòng

- Giỏi một người không được, chăm một người không xong

- Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công
( Hồ Chí Minh )

- Cả bè hơn cây nứa.

- Chết cả đống còn hơn sống một người.

- Chung lưng đấu cật.

- Dân ta nhớ một chữ đồng :
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.

- Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức.

- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
=> Đoàn kết có một sức mạnh rất lớn...
 
C

connhagiau_ht

Bác Hồ đã từng dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, khó chứ không phải là không làm được, khác hẳn với vô dụng.

Qua đó mới thấy tài tuy quan trọng nhưng đức còn cần thiết hơn bởi lẽ người có tài mà sống vị kỉ, chỉ dùng tài năng để phục vụ cho bản thân mình không thôi thì chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí với lối sống cá nhân và làm việc như vậy có thể gây hại cho tập thể.

Tài năng chỉ được xem trọng khi nó gắn với quá trình cống hiến, người có tài đem khả năng của mình phục vụ tập thể, phục vụ đất nước trước khi nghĩ tới những quyền lợi cho bản thân.

Trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà còn nghèo, đời sống của đại đa số nhân dân còn thiếu thốn, nếu người giởi, người tài chỉ biết đưa ra những đòi hỏi, yêu cầu nhà nước phải tạo cho mình nhiều ưu đãi, thuận lợi mới chịu làm việc thì với nguồn lực hạn chế hiện tại khó mà đáp ứng được.

Ngày trước trong cuộc kháng chiến chống pháp, giáo sư Trần Đại Nghĩa cùng một số nhà khoa học khác đã sẵn sàng từ bỏ vinh hoa phú quý, xa rời điều kiện sống, nghiên cứu lý tưởng nơi xứ người để khăn gói trở về quê hương, chấp nhận gian khổ cống hiến sức mình cho sự nghiệp cách mạng. Những đóng góp của họ có vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, đó là tấm gương cho thế hệ trẻ hôm nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

Có thể nói chúng ta không thiếu những người tài nhưng chưa có nhiều những người dám tình nguyện, chấp nhận gian khổ để lao vào khó khăn cống hiến sức mình. Những vùng sâu vùng xa còn vắng những cán bộ khoa học, những bác sĩ, kỷ sư giỏi, trong khi tại các thành phố lớn số lượng những người này có lúc dư thừa. Thiết nghĩ đây cũng là một sự lãng phí nguồn lực.

Có những người hôm nay dám chấp nhận khó khăn thiếu thốn để lao động, gầy dựng thì mới có những điều kiện tốt cho những thế hệ tài năng mai sau làm việc. Nếu ai cũng muốn đến nơi có điều kiện tốt để làm việc thì những nơi khó khăn ấy sẽ khó mà phát triển. Cái vòng lẩn quẩn của việc sử dụng nhân lực còn lâu mới được tháo gỡ.
Phải có đầy đủ hai phần Tài và Ðức, con người mới có giá trị biết tạo ý nghĩa cho cuộc sống, để được mọi người tin tưởng yêu thương. Nhờ đó mà tâm hồn ta vui thỏa, trí ta mở mang, ta yêu đời sống, biết trọng kỷ luật, gìn giữ tôn ti trật tự v.v. . .

Có tài sẻ được đời trọng dụng; có đức sẻ được người mến phục. Nhờ đó mà ta có uy tín ta sẻ tự tin, sống hòa mình với mọi người. Người có đủ tài và đức sẽ không mặc cảm, đố kỵ, luôn biết tự kiềm chế, nhân nhượng, bao dung người; biết lắng nghe, tìm hiểu nguyện vọng của người để khuyến khích, tán dương khi người có điểm nổi bật thành công, hoặc để an ủi, giúp d0ở khi người gặp khó khăn, hoạn nạn.

Tài và Ðức rất cần thiết trong đời sống. Tài để quán xuyến công việc, để giải tỏa khó khăn. Ðức để hoàn thành trọng trách mà không kiêu ngạo,giúp người mà không phách lối, khoe khoang; không khắt khe xét nét người, không lấy mình làm khuôn mẫu bắt người phải dập theo, luôn bình đẳng và công bình với mọi người.
 
C

connhagiau_ht

Tài và đức là những phẩm chất khác nhau nhưng luôn luôn gắn bó mật thiết không thể tách rời.Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi tài năng đó không phục vụ nhân dân mà chỉ mưu cầu lợi ích cho một cá nhân thì cũng trở thành vô giá trị. Con người ta không thể sống một mình, không thể tách rời khỏi gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, nhân dân, nhân loại.
Giá trị một con người được xem xét chính bởi tác dụng của cá nhân đó trong mối quan hệ với đồng loại.
Người không có đức là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ vun vén để có lợi cho riêng họ. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại mang đến cho gia đình, xã hội càng lớn.
Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có đức, có khát vọng hành đồng vì lợi ích của mọi người nhưng không có kiến thức, năng lực kém thì những ý định tốt cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta trở nên ít có tác dụng trong đời sống con người.
Rõ ràng là giá trị con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau thì con người mới trở nên toàn diện, mới đạt hiệu quả lao động cao và mới có ích cho mọi người.
 
C

connhagiau_ht

bạ 2 cau tuc ngu noi ve cach song cach hoc phep cu xu cho phai an noi phai lich su nha nhan co tren co duoi ! rut ra cho ta baj hoc do' la song la phai lich su an noi phai dung muc lich su nha nhan the hien co nguoi co van hoa !
 
Top Bottom