[Đề thi và Lời giải] Đề thi THPTQG 2020 đợt 2 môn Vật lý mã đề 219

iceghost

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT xuất sắc nhất 2016
20 Tháng chín 2013
5,018
7,484
941
TP Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa TPHCM
Lời giải thực hiện bởi iceghost
1234567891011121314151617181920
BDBACABDCABADCBABCCC
2122232425262728293031323334353637383940
BCABCDBCDDCBAADADCAD
[TBODY] [/TBODY]
1. Lý thuyết về sóng điện từ trong truyền thông thông tin liên lạc. Chọn B

2. Lý thuyết về các đặc điểm của sóng điện từ. Chọn D

3. Lý thuyết về sóng dừng. Chọn B

4. Tần số góc là hệ số trước $t$. Chọn A

5. Bộ nguồn ghép nối tiếp nên $\mathscr{E}_b = n\mathscr{E}$. Chọn C

6. Công thức của máy biến áp. Chọn A

7. Lý thuyết về hiện tượng quang điện ngoài. Chọn B

8. Lý thuyết về tổng hợp dao động. Chọn D

9. Lý thuyết về sóng âm. Chọn C (chú ý đơn vị $dB$)

10. Lý thuyết về phóng xạ. Chọn A

11. Lý thuyết về từ thông. Có $\Phi = NBS \cos \alpha = 1 \cdot BS \cos 0^\circ = BS$. Chọn B

12. Lý thuyết về tán sắc ánh sáng. Chọn A

13. Công thức của độ lệch pha trong truyền sóng cơ.
$u_M = A \cos (\omega t - \dfrac{2 \pi x}{\lambda})$
$= A \cos \omega(t - \dfrac{2\pi x}{\omega \lambda})$
$= A \cos \omega(t - \dfrac{T x}{\lambda})$
$= A \cos \omega(t - \dfrac{x}{v})$
(hoặc để ý đứng ngang hàng với $t$ thì đơn vị phải là giây, chỉ có $\dfrac{x}{v}$ có đơn vị giây)
Chọn D

14. Lý thuyết về mạch xoay chiều 1 linh kiện. Chọn C

15. Nhìn phương trình cường độ dòng điện, chọn B...

16. Nhìn ban đêm là ứng dụng của tia hồng ngoại chứ không phải của tia X. Chọn A

17. Số nuclon là số nằm ở trên. Chọn B

18. Ta có công thức $ma = F_{kv} = -kx$ nên chọn C

19. Công thức của công suất trung bình. Chọn C

20. Công thức của chương lượng tử ánh sáng. Chọn C

21. Vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm $3i = 3,6$ (mm). Chọn B

22. Ta có $f = np$ tỉ lệ thuận với $n$ nên khi tăng $n$ $1,5$ lần thì $f$ cũng tăng $1.5$ lần, khi đó $f' = 1.5 f = 90$ (Hz). Chọn C

23. Khoảng cách giữa 4 nút sóng là 3 bó sóng, ứng với $\dfrac{3 \lambda}2$ nên $\lambda = \dfrac{60 \cdot 2}3 = 40$ (cm). Chọn A

24. Ta có công thức $\lambda = \dfrac{hc}{A} = \dfrac{1,9875 \times 10^{-25}}{0,3 \cdot 1,6 \times 10^{-19}} \approx 4,14 \times 10^{-6}$ (m)
Chọn B

25. Mạch đang cộng hưởng điện nên $Z_C = ZL = \omega L$ nên $L = \dfrac{Z_C}{\omega} \approx 0,38$ (H). Chọn C

26. Năng lượng liên kết $\varepsilon = \Delta m c^2 = (1,0073 \cdot 20 + 1,0087 \cdot 20 - 39,9527) \cdot 931,5 = 342,13$ (MeV)
Năng lượng liên kết riêng bằng $\dfrac{\varepsilon}{A} = 8,55$ (MeV/nuclon)
Chọn D

27. Ta có $T$ tỉ lệ thuận $\sqrt{l}$ nên $\dfrac{T'}{T} = \sqrt{\dfrac{l}{1,44l}} = \dfrac{5}{6}$. Chọn B

28. Áp dụng công thức $f = \dfrac{c}{\lambda}$ ta chọn đáp án C

29. Áp dụng công thức $U = \dfrac{A}{q} = 6$ (V). Chọn D

30. Áp dụng công thức $T = 2\pi \sqrt{LC} \approx 48,7$ ($\mu s$). Chọn D

31. Khi giảm $f$ thì $Z_C = \dfrac{1}{2\pi f C}$ tăng. Do $U$ không đổi nên $I = \dfrac{U}{Z_C}$ giảm. Chọn C

32. Ta có $\alpha_0 = \dfrac{s_0}{l} = 0,143$ (rad)
Ngoài ra $\omega = \sqrt{\dfrac{g}{l}} \approx 8,3$ (rad/s)
Phương trình dao động: $\alpha = 0,143 \cos(8,3 t + \dfrac{\pi}{2})$ (chọn gốc thời gian khi vật qua VTCB theo chiều âm)
Thay $t = 0,25$ ta tính được $\alpha \approx -0,101$ (rad) $\approx -5,8^\circ$. Chọn B

33. Để $U_C$ đạt giá trị cực đại thì khi đó $u$ vuông pha $u_{RL}$ (chính xác là $u_RL$ sớm pha $\dfrac{\pi}2$ so với $u$)
Vẽ hình ra, tính được $U_{0RL} = \dfrac{U_0}{\sqrt{3}} = 10\sqrt{3}$ (V)
Chọn A

34. Trung điểm của dây đang có sóng dừng với 2 đầu cố định thì chỉ có thể là nút hoặc là bụng. Do trung điểm này có pt dao động khác $0$ nên nó chỉ có thể là bụng.
Khi đó, dây có lẻ bụng hay chiều dài dây bằng lẻ lần $\dfrac{\lambda}2$
Suy ra $v = \lambda f = \dfrac{2 l}{2k - 1} f$
Thay $k$ nguyên dương vào ta tìm được $k = 5$ thì $v = 100$ (cm/s). Vậy dây có $2k-1 = 9$ bụng nên chọn A

35. Công thức ngắm chừng ở điểm cực cận: $G_{C_c} = \dfrac{Đ}{f} + 1$ nên suy ra $f = 5$ (cm). Chọn D

36. Xét mạch nối giữa A và B:
Điện áp tại B là $U' = 220k$ (V), công suất là $P'$ không đổi nên cường độ dòng điện là $I = \dfrac{P'}{220k}$
Điện áp tại A là $U = 11 000$ (V) nên công suất tại A là $P = \dfrac{50P'}k$
Như vậy: độ sụt áp là $\Delta U = U - U' = 11000 - 220k$
Do $R = \dfrac{\Delta U}{I} = \dfrac{220k(11000 - 220k)}{P'}$ không đổi ở 2 TH $k= 5$ và $k = k_2$ nên $220 \cdot 5 (11000 - 220 \cdot 5) = 220 k_2 (11000 - 220k_2)$, giải ra $k_2 = 5$ (loại) hoặc $k_2 = 45$
Hiệu suất $\dfrac{P'}{P} = \dfrac{k}{50} = 90\%$. Chọn A

37. Tại $t = 0,2$ (s) thì pha của $v$ là $\dfrac{2\pi}3$
Suy ra pha của $x$ là $\dfrac{2\pi}3 - \dfrac{\pi}2 = \dfrac{\pi}6$. Chọn D

38. Do trên $\Delta$ có 14 điểm cực đại nên điểm A nằm giữa đường cực đại số 7 và số 8, nói cách khác: $7\lambda < AB < 8\lambda$
Giả sử cực đại thứ $k$ cắt $\Delta$ tại X thì $XB - XA = k\lambda$ và $XB^2 - XA^2 = AB^2$
Suy ra $XB + XA = \dfrac{AB^2}{k\lambda}$ và $2XA = \dfrac{AB^2}{k \lambda} - k \lambda$

TH1: $M, N, P$ nằm cùng 1 phía so với AB nên thay $k-1$, $k$ và $k+ 1$ vào ta được:
$2MA = \dfrac{AB^2}{(k-1) \lambda} - (k-1) \lambda$
$2NA = \dfrac{AB^2}{k \lambda} - k \lambda$
$2PA = \dfrac{AB^2}{(k + 1)\lambda} - (k+1)\lambda$
Do $MN = NP$ nên $MA + PA = 2NA$
Thay vào rồi rút gọn, ta còn $\dfrac{1}{k - 1} + \dfrac{1}{k + 1} = \dfrac{2}{k}$, không có $k$ thỏa mãn

TH2: Có 1 điểm nằm khác phía, giả sử đó là điểm $M$ thì:
$2MA = \dfrac{AB^2}{7 \lambda} - 7 \lambda$
$2NA = \dfrac{AB^2}{7 \lambda} - 7 \lambda$
$2PA = \dfrac{AB^2}{6\lambda} - 6\lambda$
Ta có $PA = 3NA$ nên thay vào giải ra $AB \approx 7,57 \lambda$ (N)
Khi đó $MA = NA = \dfrac{13}{22} \lambda$ và $PA = \dfrac{39}{22} \lambda$
Thay $NA = 1$ (cm) vào suy ra $\lambda \approx 1,69$ (cm), chọn C
Có câu này hơi lệch đáp án chút, không biết có sai chỗ nào không :D

39. Ta có $\dfrac{X_R + (X_{LC} + Z_L) i}{X_R + (X_{LC} - Z_C)i} = \dfrac{\tilde{Z}_{AN}}{\tilde{Z}_{MB}} = \dfrac{\tilde{u}_{AN}}{\tilde{u}_{MB}} = \dfrac{4 \angle \dfrac{\pi}2}{3} = \dfrac{4}3 i$ ($u_{AN}$ sớm pha hơn $u_{MB}$)
Suy ra $3X_R + (3X_{LC} + 3Z_L)i = 4X_R i - (4X_{LC} - 4Z_C)$
Suy ra $\begin{cases} 3X_{LC} + 3Z_L = 4 X_R \\ 4X_{LC} - 4Z_C = -3X_R \end{cases}$
Từ đó kết hợp $Z_L = 2Z_C$ ta giải ra $X_{LC} \approx -0,056 X_R$ và $Z_C \approx 0,694X_R$ và $Z_L \approx 1,389 X_R$
Khi đó $k_X\approx 0,998$ và $k \approx 0,843$, suy ra $\dfrac{k_x}{k} \approx 1,185$. Chọn A

40. Chọn chiều dương hướng xuống. Giả sử $M$ là khối lượng của $M$ và $N$ là khối lượng của $N$ (cho dễ ghi)
Ta có $P_N - T = N a$
Hay $N g - T = -\dfrac{Nk}{M + N} x$
Suy ra $x = 4.5$ (cm) thì dây đứt
Ta có biên độ $A = \delta l = \dfrac{(M + N) g}{k} = 9$ (cm)
Khi dây đứt thì vận tốc 2 vật là $v = \dfrac{v_{\max} \sqrt{3}}2 = 21\sqrt{15}$ (cm/s)
Khi đó ta có $\Delta l' = \dfrac{Mg}{k} = 5$ (cm)
Suy ra li độ mới $x = 8.5$ (cm)
Dùng công thức độc lập thời gian tính được biên độ mới $A = \sqrt{x^2 + \dfrac{v^2}{\omega'^2}} \approx 10,3$ (cm). Chọn D
 
Last edited:
Top Bottom