Văn 9 Đề thi tuyển sinh vào 10 THPT Chuyên môn ngữ văn (Chung) - Quảng Nam - Năm học: 2020 -2021

Lê Phạm Kỳ Duyên

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng ba 2018
488
495
91
20
Phú Yên
THCS Đinh Tiên Hoàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

109777368_1024916084593243_6368417873868738460_o.jpg
 
  • Like
Reactions: ruthenii

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Câu 1:
a. Các đại từ "tôi", "anh", "nó" chỉ các nhân vật: bác Ba, ông Sáu và bé Thu
b. "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó"
Phép lặp được sử dụng trong những câu văn trên là: tiếng, nó
Phép thế được sử dụng trong những câu văn trên là: đó- tiếng kêu của nó
c. Thành phần biệt lập có trong câu: "Chúng tôi, mọi người- kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi" là thành phần phụ chú: kể cả anh
d.
Cảm nhận về bé Thu trong đoạn trích trên:
+ Tình cảm mà bé Thu dành cho ba khi trước khi ông đi công tác thật mãnh liệt
+ Bao nhiêu tình cảm xen lẫn sự ân hận của mình dành cho ba nên Thu cất tiếng gọi ba, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, ôm lấy ba nó
+ Tất cả hành động ấy cho thấy bé Thu yêu thương ba thắm thiết, chân thành
Câu 2:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích
TB:
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học Luật tại Liên Xô. Sau này tác phẩm được đưa vào tập "Hương cây- Bếp Lửa" (1968) tập thơ của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ
2. Hình ảnh bếp lửa qua đoạn thơ trên
* Ba câu thơ đầu

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

- Cụm từ "rồi sớm rồi chiều" và từ "lại" cho ta thấy một hoạt động diễn ra thường xuyên, đều đặn. Đó là hoạt động nhóm lửa. Giữa tro tàn, bà lại nhóm lửa. Bếp lửa ấm cúng tương phản với ngọn lửa hung tàn của chiến tranh
- Nhưng điều kỳ diệu là cái bếp lửa mà bà nhóm sớm sớm chiều chiều không chỉ bằng nhiên liệu người ta thường dùng mà còn bằng ngọn lửa bất diệt của tình bà cháu
- Hình ảnh cụ thể đến đây biến thành hình ảnh biểu tượng ngọn lửa. Nó tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm, ý chí và sự sống mà bà đã nhen lên trong tâm hồn. Như vậy bà đã trở thành người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa cho thế hệ sau
* 8 câu còn lại
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

- Mạch cảm xúc của bài thơ dẫn chuyển một cách tự nhiên, từ hồi tưởng sang suy ngẫm, từ kỷ niệm quá khứ đến hiện tại, người cháu từ hoài niệm tuổi thơ bên bà đã chuyển sang suy ngẫm về cuộc đời bà và bếp lửa
- Điệp từ "nhóm" lặp lại 4 lần với 2 lớp nghĩa:
+ Bà đã làm công việc khởi đầu của một ngày: nhóm bếp lửa mỗi sớm mai. Từ nhóm thứ nhất được hiểu theo nghĩa thực: bà nhóm bếp để sưởi ấm, để nấu ăn
+ Bà làm công việc khởi đầu của một đời là bồi đắp tâm hồn, thắp lên những tình cảm cao quý trong lòng người cháu. Đó là tình yêu thương ruột thịt, là tình làng nghĩa xóm và khơi dậy những ước mơ tình cảm tốt đẹp của "tâm tình tuổi nhỏ"
- Cảm xúc, tình cảm của tác giả như vỡ òa khi khám phá ra ý nghĩa thiêng liêng của bếp lửa
Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!
+ Câu cảm thán, từ "ôi" ở đầu câu và đảo ngữ đã diễn tả sự ngạc nhiên ngỡ ngàng xúc động của cháu về sự kỳ diệu và thiêng liêng của cái bếp lửa bé nhỏ
+ Chỉ là một vật nhỏ bé đơn sơ nhưng chiếc bếp ấy đã làm nên bao điều kì diệu. Chính bà đã thổi hồn vào bếp lửa.
KB:
- Tổng kết nội dung, nghệ thuật
- Nêu cảm nghĩ bản thân
 
Top Bottom