Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn Sở GDĐT Tiền Giang 2020-2021
View attachment 160016 View attachment 160017
I. Đọc hiểu
Câu 1:
Lời “cảm ơn” và “xin lỗi” được sử dụng trong những trường hợp là: khi nhận được sự giúp đỡ, khi gây phiền toái cho người khác
Câu 2:
Theo tác giả, “trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày theo một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hoá của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn” thì trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn và xin lỗi còn có tác dụng khác, đó là: đem niềm vui tới người nhận, trực tiếp giải toả khúc mắc, gỡ rối các quan hệ và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn
Câu 3:
Những nguyên nhân làm cho “lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội” là:
+ Do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lối sống công nghiệp làm con người đổi thay hay do bản thân con người không quen với hai từ cảm ơn hay xin lỗi
+ Thường chỉ có trẻ em nói cảm ơn, xin lỗi với người lớn mà người lớn thì lại không
+ Trẻ em bị ảnh hưởng bởi thái độ của người lớn
Câu 4:
- Hoàn toàn đồng tình
- Lí giải
+ Vì cảm ơn và xin lỗi là hành động thể hiện sự văn minh, lịch sự
+ Lời cảm ơn, xin lỗi khiến mối quan hệ giữa người với người hoà hoãn, vui vẻ hơn
II. Làm văn
Câu 1:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Xin lỗi là gì? Là hành động nhận ra cái sai, khuyết điểm của mình, tỏ ý
- Bàn luận
+ Lời xin lỗi khi được thốt ra không chỉ đơn thuần là lời nói mà nó còn mang ý nghĩa lớn hơn cả những giá trị về vật chất
+ Lời xin lỗi phải được xuất phát từ trái tim, từ sự chân thành, như vậy, chỉ bằng lời xin lỗi mà có thể lấp đầy những tổn thương
+ Xin lỗi không phải vì bạn là người sai, mà bởi nó thể hiện sự tôn trọng của bạn với đối phương. Giữa hai người, lỗi thường là của cả hai, điều quan trọng là hai người đều biết lỗi và xin lỗi đối phương
+ Một lời xin lỗi không nói lên học vấn của bạn nhưng nó nói lên trình độ văn hoá của bạn, thậm chí là của đất nước bạn
+ Xin lỗi có thể thông qua lời nói cũng như hành động, cử chỉ, ánh mắt
+ Đừng bao giờ nghĩ rằng mở lời xin lỗi trước là hạ thấp bản thân, ngược lại nó lại nâng cao giá trị của bạn hơn
- Mở rộng vấn đề
+ Trong xã hội ngày nay, việc xin lỗi dường như ngày càng ít đi, con người sống thờ ơ, vô cảm, không quan tâm tới mọi việc xung quanh; một phần cũng do con người bớt gần gũi nhau hơn, vì vậy việc xin lỗi trở nên gượng gạo, dần dần bị mất đi
- Liên hệ bản thân
Câu 2:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
TB:
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được sáng tác vào năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng ác liệt, đặc biệt tuyến đường Trường Sơn đã trở thành trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ. Bài thơ được in trong tập "vầng trăng quầng lửa"
2. Hình ảnh những chiếc xe không kính ảnh thật đến trần trụi
- Xưa nay, tàu xe khi đưa vào thơ ca thường lãng mạn hoá, mĩ lệ hoá nhưng khi đến với thơ Phạm Tiến Duật, ta lại thấy những chiếc xe trần trụi hơn bao giờ hết
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
+ Câu thơ đầu với điệp từ "không" liên tiếp như một lời thông báo xe không kính không phải là do nhà sản xuất tạo ra, vốn dĩ nó cũng có kính. Vậy điều gì đã khiến chiếc xe biến dạng? Câu thơ thứ hai đã lí giải điều đó: xe bị tàn phá bởi bom của kẻ thù, bởi sự khốc liệt của chiến tranh. Câu thơ lí giải thật mộc mạc, gần với lối nói khẩu ngữ, có giọng thản nhiên pha chút thanh minh, phân bua
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
- Phép đảo ngữ đặt từ "ung dung" lên đầu làm nổi bật tư thế vững chãi của người lính lái xe. Tâm thế điềm tinh, tự tin của họ không phải tự nhiên mà có, họ phải trải qua gian lao, thử thách, rèn luyện mới có được
- Đại từ "ta" vang lên một cách ngạo nghễ, nó vừa là cái tôi cá thể vừa là cái chung tập thể. Qua đó, cái tư thế ung dung, hiên ngang và lòng dũng cảm không phải của một người lính mà là của tất cả những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn
- Điệp từ "nhìn" cùng nhịp thơ đều đặn 2/2/2 một lần nữa khẳng định tinh thần dũng cảm, hiên ngang, bất khuất của những người lính lái xe. Đặc biệt là cái nhìn thẳng- cái nhìn không hề né tránh, run sợ trước khó khăn, thử thách
3. Tâm hồn lạc quan trẻ trung sôi nổi của người lính
Nhìn thấy gió vào xóa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
- Không có kính chắn gió các anh phải đối mặt với bao khó khăn thử thách của thiên nhiên, nào là gió lùa mắt đắng, nào là cánh chim trời đột ngột, bất ngờ.
- Điệp từ "nhìn" kết hợp với những động từ "sa", "ùa" càng tô đậm những khó khăn gian khổ mà người lính phải trải qua trên cung đường Trường Sơn
- Các hình tượng "bụi", "mưa" đi liền với các động từ mạnh "phun", "xối" đã tô đậm tính chất khốc liệt của thiên nhiên bởi "Trường Sơn Đông nắng Tây mưa/ Ai chưa đến đó như chưa biết mình"
- Bằng tinh thần lạc quan, những người lính lái xe đã biến những khó khăn nguy hiểm thành điều kiện, thành niềm vui. Hiện thực thì vô cùng khốc liệt nhưng bằng một nghị lực phi thường, một tâm hồn lãng mạn, những vật đó trở thành những người bạn đồng hành cùng người lính.
- Bằng giọng thơ tiểu táo và nghệ thuật nhân hóa đã làm cho hiện thực gian khổ bị mờ đi. Hóa ra không có kính không phải là dở mà lại là cái hay bởi qua ô cửa kính người lính được giao hòa trực tiếp với thiên nhiên.
- Hình ảnh con đường chạy thẳng vào tim là một ẩn dụ đẹp. Đó là con đường cách mạng-con đường trái tim người lính
KB:
- Khẳng định vẻ đẹp của người lính, liên hệ tới thế hệ trẻ ngày nay
- Nêu cảm nghĩ bản thân