Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn(chung) Sở GDĐT Bến Tre 2020-2021
View attachment 160018
Câu 1:
a. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: tự sự
b. Đôi mắt ông/ đỏ hoe, nước mắt ông/ giàn giụa, đôi môi/ tái nhợt, quần áo/ tả tơi
CN1/VN1, CN2/ VN2, CN3/ VN3, CN4/VN4
c. Theo em, anh thanh niên đã cho ông lão lòng thương người, niềm tin vào cuộc sống vẫn còn những điều tốt đẹp, những tấm lòng cao cả
d.
- Giới thiệu câu chuyện, vấn đề được đặt ra từ câu chuyện
- Giải thích vấn đề
+ Thông điệp mà câu chuyện đưa ra là về vấn đề cho và nhận trong cuộc sống, thái độ sống của con người với nhau
+ Đôi khi, không nhất thiết chúng ta phải cho đi những giá trị vật chất, chỉ bằng một lời nói, một hành động nhỏ nhoi nhưng đã làm rung động biết bao con tim
- Phân tích, chứng minh
+ Trong cuộc sống, có rất nhiều mảnh đời khó khăn, vất vả. Họ là người cần sự giúp đỡ hơn hết. Chúng ta vẫn thường góp phần giúp đỡ họ: mua đồ ủng hộ người nghèo, quyên góp quần áo, sách vở cho trẻ em nghèo,.....
+ Chúng ta thường nghĩ rằng: cho đi là phải bằng vật chất. Nhưng trên thực tế, không chỉ vật chất, thứ mà họ cần lại là giá trị tinh thần, cho dù là điều nhỏ bé
+ Để cho đi tình yêu thương, không cần cầu kì, chỉ đơn giản là vài lời nói, hành động cũng đã đủ
+ Trong câu chuyện trên, cậu bé đã cho ông lão ăn xin tình yêu thương mà cậu có. Trong khi mọi người, ai ai cũng xa lánh ông, chỉ muốn đuổi ông đi thì cậu bé lại không vậy, cậu dừng lại, muốn cho ông một cái gì đó, nhưng không có, cậu đáp lại “cháu không có gì để cho ông cả”. Trong lời nói ấy, cậu bé không có vật chất tặng cho ông lão nhưng lại chứa chan tình cảm yêu thương giữa người với người. Đó chính là sự cho đi và cũng là nhận lại hạnh phúc
- Bàn luận
+ Hành động cho và nhận giúp gắn kết hơn mối quan hệ giữa người với người
+ Hành động nhỏ bé, ý nghĩa to lớn, hãy ghi nhớ điều ấy để con người sống vui vẻ, hạnh phúc hơn, biết sống nhân ái, vị tha hơn
- Bài học và liên hệ bản thân
Câu 2:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
TB:
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.
2. Ước nguyện của mình qua những hình ảnh tự nhiên, giản dị và thật đẹp
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
+ Ước nguyện của tác giả thật nhỏ bé: muốn làm “con chim hót” giữa muôn vàn tiếng chim để cống hiến tiếng góp vui, làm một cành hoa giữa vườn hoa xuân rực rỡ toả ngát hương thơm, và đặc biệt, làm một nốt trầm trong bản hoà ca muôn màu muôn vẻ làm xao xuyến muôn lòng người. Tác giả muốn làm một nốt trầm chứ không phải nốt cao để lặng lẽ dâng cho đời vẻ đẹp.
+ Các hình ảnh “con chim”, “cành hoa” được lặp lại, nếu ở khổ thơ đầu tiên, đây là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời thì đến với khổ thơ này, hình ảnh ấy trở lại và mang một ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên .
+ Điệp từ “ta” được lặp lại tới ba lần như một lời khẳng định, một lời tâm niệm thiết tha chân thành của nhà thơ, là khát vọng chung của tất cả mọi người
3. Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
+ Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” là một hình ảnh đẹp. Đây là một phát hiện mới mẻ, sáng tạo, bất ngờ, độc đáo mà hợp lí, tự nhiên của nhà thơ. Đối với ông, làm một mùa xuân nghĩa là nguyện sống đẹp, nguyện đóng góp một phần dù là nhỏ bé của mình vào cuộc đời chung. Có lẽ vì ý nghĩa ấy mà hình ảnh này được đặt làm nhan đề cho cả bài thơ
+ Ước nguyện của nhà thơ mới cao đẹp làm sao “dù là tuổi hai mươi/ dù là khi tóc bạc”, với hai hình ảnh hoán dụ “tuổi hai mươi”, “tóc bạc” cùng biện pháp điệp ngữ “dù là”, tác giả vừa thể hiện một quyết tâm, dứt khoát, một mong muốn tha thiết mãnh liệt vừa như một lời nhắc nhở chúng ta phải biết cống hiến cho cuộc đời chung để tạo nên mùa xuân tươi đẹp, phồn thịnh của đất nước
+ Cái hay của đoạn thơ không chỉ dừng lại ở những hình ảnh sáng tạo mà còn ở chỗ tác giả đã khéo léo chuyển đổi chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta”. Chữ “tôi” trong câu “tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu vừa biểu hiện cái tôi cụ thể rất riêng vừa thể hiện sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp của cuộc sống. Ở đoạn thơ phía sau, cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ có sự chuyển biến, không chỉ đơn thuần của một cá nhân nữa mà trở thành cái “ta” chung, ước nguyện cao đẹp giờ đây không chỉ của riêng nhà thơ mà còn là của mọi người dân trên khắp đất nước Việt Nam
KB:
- Tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật
- Cảm nghĩ bản thân
- Liên hệ