Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Sinh(chuyên)-Các trường THPT Chuyên tại Lâm Đồng-Năm học:2019-2020

Nguyễn Trần Thành Đạt 11A9

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
5 Tháng một 2019
2,608
6,252
606
21
Lâm Đồng
Trường THPT Bảo Lộc

Attachments

  • Screenshot_2019-06-07-22-52-20-52.png
    Screenshot_2019-06-07-22-52-20-52.png
    682.6 KB · Đọc: 99
  • Like
Reactions: phthao0510

Nguyễn Trần Thành Đạt 11A9

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
5 Tháng một 2019
2,608
6,252
606
21
Lâm Đồng
Trường THPT Bảo Lộc
Câu 1:
1.1 Phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menđen có tên gọi là: Phương pháp phân tích giống lai và lai phân tích.
* Lai phân tích:
- Là phép lai giữa cơ thể cần kiểm tra KG (AA, Aa) với cơ thể mang tính trạng lặn (aa).
* Phương pháp phân tích giống lai (cơ thể lai):
- Tạo các dòng thuần về 1 hoặc vài tính trạng
- Lai các cặp bố mẹ thuần chủng về một hoặc vài tính trạng, theo dõi kết quả ở thế hệ con cháu.
- Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
- Thực nghiệm kiểm chứng kết quả.
1.2
Những hạn chế trong nghiên cứu di truyền học của Menđen được Sinh học hiện đại bổ sung:
- Về nhận thức tính trội: Menđen cho rằng chỉ có hiện tượng trội hoàn toàn. Sinh học hiện đại bổ sung thêm ngoài hiện tượng trội hoàn toàn còn có hiện tượng trội không hoàn toàn,
trong đó trội không hoàn toàn là phổ biến hơn.
- Menđen cho rằng mỗi cặp nhân tố di truyền xác định một tính trạng. Sinh học hiện đại bổ sung thêm hiện tượng tương tác nhiều gen xác định một tính trạng và một gen chi phối nhiều
tính trạng.
- Với quan điểm di truyền độc lập của Menđen, mỗi cặp nhân tố di truyền phải tồn tại trên một cặp NST. Qua công trình nghiên cứu của Moocgan đã khẳng định trên một NST tồn tại
nhiều gen, các gen trên một NST tạo thành một nhóm liên kết, tính trạng di truyền theo từng nhóm tính trạng liên kết.
- Những giả định của Menđen về nhân tố di truyền chi phối tính trạng, nay đã được sinh học hiện đại xác minh đó là các gen tồn tại trên NST thành cặp tương ứng.
- Chính Menđen không hiểu được mối quan hệ giữa gen môi trường và tính trạng. Sinh học hiện đại đã làm rõ mối quan hệ đó. Trong quá trình di truyền, gen quy định mức phản ứng,
môi trường xác định sự hình thành một kiểu hình cụ thể trong giới hạn mức phản ứng. Còn tính trạng biểu hiện chỉ là kết quả tác dụng qua lại giữa kiểu gen và môi trường.

Câu 8:
* Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đối, gây tác hại tới đời sống của con người và
các sinh vật khác.
* Ô nhiễm chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên : núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm, thiên tai lũ lụt tạo điều
kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển...
*Việc học sinh cần làm để hạn chế ô nhiễm môi trường là:
- Học tập tốt, có ý thức về việc bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Tích cực tuyên truyền kêu gọi, vận động mọi người tham gia dọn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường.
- Tham gia tích cực các hoạt động dọn dẹp môi trường do xã, phường tổ chức.

Câu 7:
7.1. Điểm khác nhau giữa quần thể người và quần thể các sinh vật khác:
- Nhờ có tư duy trừu tượng, con người có các đặc điểm mà quần thể sinh vật khác không có như: văn hóa, giáo dục, thương mại, quân sự, pháp luật, kinh tế, hôn nhân....
- Do luật kết hôn và dân số, ở quần thể người chỉ được một vợ, một chồng và nhiều nhất là hai con. Nhờ vậy, con người chủ động điều chỉnh được mật độ, sự cạnh tranh không gay
gắt so với các quần thố sinh vật khác.
- Nhờ vào lao động và tư duy, con người cái tạo thiên nhiên (ngăn sông, trồng rừng, làm mưa....) tự tạo ra môi trường sống thích nghi mà các quần thể sinh vật khác không làm được.

7.2
a) Các con cá chép sống trong hồ nước tự nhiên.
=> Vì có cá chép duy nhất => Quần thể cá chép,
b) Các con thú trong một rừng nhiệt đới.
=> Có nhiều loài khác nhau trong rừng => Quần xã rừng nhiệt đới.
c) Các cây thông ba lá trong một rừng thông.
=> Là quẩn thể, vì có mỗi thông.
d) Các cây thân gỗ trong một khu rừng.
=> Nhiều loài cây thân gỗ khác nhau => Quần xã rừng.

Câu 6:
- Tự tỉa ở thực vật là kết quả của cạnh tranh cùng loài và cả khác loài, cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng , dẫn đến những cá thể yếu không có khả năng cạnh tranh sẽ bị chết và
bị tỉa .
- Hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ khi cây mọc dày thiếu ánh sáng.
- Từ đó trong trồng trọt người ta thường chú ý:
+ Trồng các cây cách nhau ở một khoảng cách hợp lí, không quá thưa cũng không quá dày, mật độ vừa phải nhằm dinh dưỡng được cùng cấp đồng đều và đầy đủ.
+ Trồng cây nơi có ánh sáng tốt, tránh trồng ở những nơi thiếu ánh sáng.
+ Khi cây che hết ánh sáng, chúng ta cần tỉa cho cây trước khi hiện tượng tự tỉa diễn ra.

Câu 5:
5.1: - Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi (tăng hoặc giảm) số lượng gen trên NST, trình tự sắp xếp các gen trên NST đó dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.
- Đột biến cấu trúc NST phá vỡ cấu trúc hài hòa đã định sẵn của NST, dẫn đến việc thực hiện chức năng hay quá trình thể hiện tính trạng của cơ thể không được thực hiện, và thường
gây hại cho sinh vât.

5.2 a) Dạng đột biến: Mất đoạn (Mất đoạn NST H)
b) Ở người, nếu mất đoạn ở cặp NST số 21 sẽ bị ung thư máu.

Câu 4:
4.1 . ADN con được tạo ra nhờ cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ ban đầu vì:
- ADN dựa trên quy tắc khuôn mẫu, dựa trên mạch gốc ở ADN mẹ.
- ADN tháo xoắn, các liên kết hidro đưt gãy, liên kết theo nguyên tắc bổ sung với các nucleotit của môi trường.
- Mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ, nên theo NTBS thì sẽ liên kết với các nu có trình tự giống mạch bổ sung của ADN mẹ.

=> Các ADN con sẽ giống hết ADN mẹ ban đầu.

4.2
a) Số bộ ba: 598+2= 600 (bộ ba)
Trên phân tử ARN tổng hợp ra Protein đó có số ribonu là: rN= 600 x 3= 1800(ribonu)
Số nucleotit ở đoạn gen ban đầu: N=rN x 2= 1800 x 2= 3600(Nu)
Chiều dài đoạn gen: [tex]L=\frac{N}{2}.3,4=\frac{3600}{2}.3,4=6120(A^{o})[/tex]
b)Ta có hệ: [tex]\left\{\begin{matrix} G+A=0,5N=1800 & \\ G:A=4:5 & \end{matrix}\right.[/tex]
=> [tex]\left\{\begin{matrix}G=X=800(Nu) & \\ A=T=1000(Nu) & \end{matrix}\right.[/tex]
Khi gen tự sao 6 lần, số lượng nu mỗi loại môi trường cung cấp là:
[tex]G_{mt}=X_{mt}=G.(2^{6}-1)=800.63=50400(Nu)[/tex]
[tex]A_{mt}=T_{mt}=A.(2^{6}-1)=1000.63=63000(Nu)[/tex]
c) Vì đột biến thay 1 cặp nu A-T bằng 1 cặp G-X => Gen đột biến có số liến kết hidro hơn gen ban đầu là 1.
H(đột biến)= 2A(đb)+3.G(đb)= N(ban đầu) + G(ban đầu) +1 = 3600+800+1= 4401( liên kết)

Câu 3:
3.1 . So sánh Nguyên phân và giảm phân
- giống: Đều ở cấp độ tế bào.
Đều có sự phân chia thành các TB con
Đều là các hình thức sinh sản ở sinh vật.
- Khác:

Nguyên Phân giảm phân
Trải qua 1 lần phân bàoTrải qua 2 lần phân bảo liên tiếp ở GPI và GPII.
Xảy ra ở TB sinh dưỡng, TB Sinh dục sơ khaiXảy ra ở TB sinh dục chín
Ở kì giữa , các NST tạo thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo
của thoi phân bào
Kì giữa I, các NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo
của thoi phân bào theo nhiều kiểu khác nhau
Trải qua 1 chu kì biến đổi hình thái.Trải qua 2 chu kì biến đổi hình thái nhưng nhân đôi NST xảy ra duy
nhất 1 lần ở kì trung gian.
Kết quả tạo ra 2 TB con có bộ NST 2n giống hệt với
TB mẹ ban đầu.
Kết quả là tạo ra 4 TB con, hình thành thành 4 giao tử phát triển thành trứng ,
thể cực hoặc tinh trùng với số lượng NST ở mỗi TB giảm đi một nửa so với TB mẹ ban đầu (n)
Không tạo ra nguồn gen phong phúTạo ra nguồn gen phong phú hơn.
[TBODY] [/TBODY]

3.2
Vì số TB con đươc tạo ra từ TB A là bằng 25% số TB con tạo ra từ TB C , và bằng 50% số TB con được tạo ra từ TB B. Số TB con được tạo ra cũng tỉ lệ thuân với số lần phân bào.
=> Gọi số TB con được tạo ra từ TB A là x => Số TB con được sinh ra từ TB B và C lần lượt là 2x và 4x.
Tổng số TB con được tạo ra là 224: => x+2x+4x= 224
=> x=32
=> TB A nguyên phân tạo 32 TB con.
TB B nguyên phân tạo: 2x= 64 (Tb con)
TB C nguyên phân tạo: 4x= 128 (Tb con)
Vì: [tex]2^{5}=32[/tex]
=> TB A nguyên phân 5 lần
TB B tạo ra số TB con gấp đôi TB A => Số lần phân bào nhiều hơn TB A là 1 (2^1=2) => TB B nguyên phân 6 lần.
TB C tạo ra số TB con gấp 4 lần TB A. => Số lần phân bào nhiều hơn TB A là 2 (2^2=4) => TB C nguyên phân 7 lần.

Câu 2:
Sih 9- lâm đồng.jpg

 
Last edited:
Top Bottom