Văn 9 Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn Sở GD Ninh Bình 2020-2021

dangtiendung1201

Cựu Mod Toán
Thành viên
24 Tháng mười hai 2018
1,272
1,359
191
21
Thái Bình
THCS Lương Thế VInh-Thành phố Thái Bình
  • Like
Reactions: minhhoang_vip

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn Sở GD Ninh Bình 2020-2021View attachment 159892 View attachment 159893
Phần I.
Câu 1:
Câu chủ đề của đoạn trích là: Sợi dây gắn kết yêu thương cũng được bền vững hơn khi mà họ đã xích lại gần nhau, có trách nhiệm với nhau, sẻ chia và cùng nhau gánh vác mọi niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống
Câu 2:
Các con số trong câu “Tính đến 9h ngày 25/6, thế giới ghi nhận 9503073 người mắc Covid-19 tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ; 483677 người tử vong” nói lên đặc tính thông tin của đoạn trích
Câu 3:
Các chiến dịch và hoạt động được thực hiện khi mọi người ở nhà chống dịch là:
+ Nhiều nước, nhiều tổ chức phát động chiến dịch “Ở nhà vẫn vui” kêu gọi mọi người ở nhà và chia sẻ những câu chuyện, khoảnh khắc vui vẻ, tích cực trong thời gian ở nhà làm việc
+ Những câu chuyện tích cực được nhiều ông bố, bà mẹ chia sẻ rộn ràng
+ Con cái chăm làm việc nhà, học được kĩ năng sống, gia đình gần nhau hơn
Câu 4:
Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm tới tất cả chúng ta một thông điệp ý nghĩa: hãy luôn lạc quan, cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào
Phần II.
Câu 1:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Gia đình là nơi có người thân, những người thân thuộc, yêu quý của chúng ta. Nơi ấy không chỉ là nơi quây quần bên nhau mà còn là nơi lưu giữ bao kí ức tốt đẹp
- Bàn luận
+ Gia đình là nơi ta được chở che, yêu thương, đùm bọc
+ Gia đình còn là nơi ta quay về sau những chuyến đi
+ Nơi bình yên nhất là nhà, bôn ba ngoài xã hội vất vả, bon chen, con người luôn cần một nơi bình yên, có thể thoải mái, tự do
+ Mỗi đứa trẻ đều hình thành nhân cách, cách ứng xử từ gia đình của mình
+ Không chỉ có giá trị tinh thần, mà gia đình còn cung cấp giá trị vật chất nữa.
- Mở rộng vấn đề
+ Trong xã hội vẫn con tồn tại một số cá nhân sống vô ơn, không quan tâm đến gia đình
+ Có những đứa con bội bạc, quên đi ơn nghĩa sinh thành....
- Liên hệ bản thân
Câu 2:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Vũ Nương
TB:
1. Giới thiệu đoạn trích
- Đoạn trích nằm trong “Chuyện người con gái Nam Xương”- thiên thứ 16 trong tổng số 20 truyện của “Truyền kì mạn lục”
- Đoạn trích là câu chuyện khi Trương Sinh trở về, Vũ Nương bị nghi oan, vì không thể giải oan mà phải gieo mình xuống sông tự tử
2. Nhân vật Vũ Nương trước khi Trương Sinh đi lính trở về
- Ngay lời giới thiệu, Vũ Nương đã được tác giả ưu ái khi miêu tả với vẻ đẹp toàn diện: nhan sắc xinh đẹp, phẩm chất đẹp đẽ cao quý
- Khi về làm vợ Trương Sinh, nàng hết mực thủy chung, chăm lo cho nhà chồng
+ Nàng là người đảm đang, người con dâu hiếu thảo, người mẹ yêu thương con hết mực. Chồng đi lính, một mình nàng lo toan việc nhà, chăm sóc mẹ già, nuôi con thơ. Khi mẹ chồng chết, nàng lo ma chay chu đáo
+ Là người vợ yêu chồng đằm thắm, thủy chung. Biết chồng hay ghen nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để vợ chồng thất hoà”
3. Phân tích Vũ Nương khi Trương Sinh đi lính trở về
- Khi mới về, đưa con ra thăm mộ mẹ, đứa bé ngây thơ nói về “người đàn ông” đến nhà hằng đêm mà không hề biết rằng chỉ vì lời nói ngây thơ đó mà dẫn tới cái chết của Vũ Nương
- Trương Sinh vì ghen tuông mù quáng mà mắng mỏ vợ thậm tệ. Trước lời vu oan của chồng, Vũ Nương vẫn hết sức phân trần mong chồng nghĩ lại
+ Lời thoại 1:
  • Nàng hiểu rõ thân phận của mình nên đã hết lòng giữ gìn nhân cách
  • Cầu xin chồng nghĩ lại
+ Lời thoại 2:
  • Khát khao được sống cuộc sống gia đình yên ấm
  • Thất vọng khi hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ
+ Lời thoại 3: dẫu chọn cái chết nhưng Vũ Nương vẫn khao khát được chết trong còn hơn sống đục, vẫn khát khao được thủy chung với chồng. Nàng chọn cái chết để bảo toàn nhân phẩm
=> Hành động của Vũ Nương cho thấy nàng là một người vợ thủy chung, một nhân cách cao đẹp. Hành động chọn cái chết của nàng thể hiện sự đau khổ đến xé lòng "nay đã bình rơi trâm gẫy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió" bi kịch lên đến đỉnh điểm, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của chính mình
- Nỗi oan của nàng thật lạ lùng. Thật xót xa cho một người phụ nữ với đầy đủ nhân phẩm tốt đẹp nhưng lại chịu số phận oan nghiệt, bất công
- Qua nhân vật Vũ Nương, truyện đã phản ánh hiện thực về xã hội phong kiến Việt Nam với những biểu hiện bất công vô lý Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ đã để cho Trương Sinh- một kẻ thất học, vũ phu, gia trưởng chà đạp lên giá trị nhân phẩm của người vợ hiền thục, nết na
- Nhưng qua tình huống này, Nguyễn Dữ càng trân trọng và để cao vẻ đẹp của người phụ nữ hơn. Ông lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công, chà đạp lên quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người và thể hiện niềm cảm thông thương xót cho số phận oan trái đầy bi kịch của Vũ Nương cũng như người phụ nữ trong xã hội phong kiến
KB:
- Tổng kết lại nội dung, nghệ thuật
- Cảm nghĩ về nhân vật Vũ Nương cũng như người phụ nữ
 
Top Bottom