Văn 9 Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn( Không chuyên) THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp Quảng Bình 2020-2021

Nguyễn Trần Thành Đạt 11A9

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
5 Tháng một 2019
2,608
6,257
606
21
Lâm Đồng
Trường THPT Bảo Lộc

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Tham khảo đề Văn không chuyên của chuyên Võ Nguyên Giáp, Quảng Bình nha.

Xin đề mà view chụp đề cũng đẹp :3
View attachment 160082
I. Đọc hiểu
Câu 1:
Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích là: tự do
Câu 2:
Hai hình ảnh trong đoạn trích gợi lên mài sắc miền núi là: đá, thung (có thể là thác, ghềnh)
Câu 3:
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối

Trong những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng phép điệp “Sống....không chê” đã cho thấy dù cuộc sống của “người đồng mình” còn đói nghèo, nhọc nhằn, gian khổ nhưng họ vẫn luôn sống thủy chung, tình nghĩa với quê hương; không những vậy, họ còn có lối sống vô cùng lạc quan, phóng khoáng “sống như sông như suối”
Câu 4:
Qua đoạn trích trên, em thấy được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm, đó là: sống phải nhớ về cội nguồn, quê hương, cho dù quê hương có nghèo đói, gian khổ (hoặc là: hãy tạo cho mình lối sống lạc quan, yêu đời, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn...)
II. Làm văn
Câu 1:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Tuổi trẻ là gì? Là khoảng thời gian mà con người ta cảm thấy khoẻ khoắn, hứng thú với mọi việc, ưa khám phá và ít khi muốn ngồi yên một chỗ
+ Quê hương là gì? Là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, không chỉ là nơi sinh ra mà còn là nơi lớn lên, trưởng thành, gắn bó với bao kỉ niệm
- Bàn luận
+ Thế giới không ngừng phát triển, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì đất nước ta phải phát triển hơn nữa kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật, điều đó phụ thuộc vào con người- lớp trẻ với nhiệt huyết và quyết tâm.
+ Trong lịch sử, biết bao cha anh đã hi sinh để giành lại độc lập tự do, thế hệ trẻ ngày nay cần biết ơn và cố gắng học tập tu dưỡng để không phụ lòng thế hệ đi trước.
+ Trong thời kỳ yên bình thì trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ không chỉ là bảo vệ đất nước mà còn là xây dựng nước giàu mạnh, phát triển. Để làm được điều đó thì mỗi thanh niên cần tự ý thức được trách nhiệm của mình với đất nước và đặt ra mục tiêu đúng đắn. Bên cạnh đó, chúng ta cần cố gắng học tập, rèn luyện về tri thức, tôi luyện về nhân phẩm, và quan trọng hơn hết là phải biết yêu thương người thân, bạn bè, quê hương,.....
- Mở rộng vấn đề
+ Thế nhưng, thực tế trong giới trẻ ngày nay dường như đã phai mờ tình cảm ấy. Họ đâu biết rằng để có được đất nước như ngày nay thì biết bao người đã ngã xuống, nền độc lập, tự do mà họ đang hưởng được đổi lấy bằng xương máu của cha ông,... Ta cần phê phán những người như vậy và giúp họ ý thức được trách nhiệm của bản thân.
- Liên hệ bản thân
Câu 2:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, bé Thu
TB:
1. Cảnh ngộ éo le của cha con ông Sáu
- Ông Sáu rời nhà đi kháng chiến từ năm 1946, suốt tám năm trời, ông chưa một lần về thăm nhà nên con gái ông- bé Thu- không được nhìn thấy ông.
- Trong một lần về thăm nhà, vì vết thẹo dài trên má mà bé Thu không nhận ông Sáu là cha và coi ông như người xa lạ.
2. Bé Thu trước khi nhận ra cha
- Gặp cha sau tám năm trời xa cách, trước sự vồ vập của cha, bé Thu tỏ ra ngờ vực và hoảng sợ "mặt tái đi, vụt chạy đi và kêu thét lên". Đó là cuộc gặp gỡ ngoài ý muốn của Thu bởi em đang chờ đợi người cha giống hệt trong tấm hình chụp chung với má.
- Trong suốt ba ngày phép, bé Thu tỏ ra lạnh nhạt, xa cách. Khi cần phải nói với ba, em cũng chỉ nói trổng " vô ăn cơm", "cơm chín rồi". Kể cả đến khi tình huống thôi thúc, buộc phải gọi, nó cũng nhất định không chịu gọi "ba" mà vẫn nói "cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái".
- Sự lạnh nhạt ấy được thể hiện đỉnh điểm khi Thu phản ứng quyết liệt ở hành động không chấp nhận sự quan tâm, chăm sóc của cha: Khi ông Sáu gắp một cái trứng cá bỏ vào bát cơm của Thu, em liền hất ra.
- Phản ứng của Thu ngày càng quyết liệt, điều đó chứng tỏ em là một cô bé ngang ngạnh, bướng bỉnh. Song, sự ngang ngạnh ấy hoàn toàn không đáng trách vì em không biết vết sẹo trên mặt ba là do chiến tranh, bởi vậy em cho rằng người mà em trông đợi bấy lâu nay lại là người đàn ông có vết sẹo ấy.
- Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, Thu còn quá nhỏ để có thể khắc nghiệt, éo le của đời sống. Một phần cũng do người lớn không lường trước được mà để giải thích, giúp em đón nhận. => Điều đó chứng tỏ Thu có cá tính mạnh mẽ và yêu thương cha sâu sắc.
3. Bé Thu khi nhận ra cha
- Thu nhận ra cha khi được ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt cha.
- Kể từ khi biết ông Sáu cha mình, tâm trạng bé Thu đã có nhiều thay đổi trái ngược với trước đó.
- Trước lúc ông Sáu lên đường, nỗi niềm, tâm trạng ấy bùng phát. Thu cất tiếng gọi ba. Đó không phải là tiếng gọi bình thường mà là tiếng kêu "như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người". Đó là tiếng " ba" mà nó cố đè nén bấy lâu nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra ngay từ đáy lòng nó.
- Tình cảm bị dồn nén đã bùng ra hối hả, cuống quýt xen lẫn sự ân hận của bé Thu. Chứng kiến cảnh ngộ ấy, ai ai cũng không cầm được nước mắt.
=> Qua những biểu hiện tâm lí và hành động của Thu, ta thấy bé Thu là một cô bé có tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng rất dứt khoát, rạch ròi. Sự "cứng đầu" tưởng như ương ngạnh của Thu là biểu hiện của một cá tính mạnh mẽ, bướng bỉnh. Song, đó cũng là sự ương ngạnh của một đứa trẻ hồn nhiên, đặc biệt ẩn sâu trong tâm hồn ấy là tình yêu thương cha mãnh liệt.
KB:
- Tổng kết lại nội dung, nghệ thuật
- Vai trò của bé Thu trong sự thành công của tác phẩm
 
Top Bottom