Văn 9 Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn ( chung) THPT Chuyên Sư Phạm Hà Nội 2020-2021

Nguyễn Trần Thành Đạt 11A9

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
5 Tháng một 2019
2,608
6,257
606
21
Lâm Đồng
Trường THPT Bảo Lộc

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Mọi người tham khảo đề văn chung Chuyên sư phạm năm nay nghen.View attachment 159791 View attachment 159792
Câu 1:
a.
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích là: miêu tả, biểu cảm
b.
Biện pháp tu từ trong câu văn được gạch chân là: so sánh (cảm giác trong sáng được ví với cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng)
Tác dụng: nhấn mạnh cảm xúc đẹp, trong sáng trong lòng nhân vật "tôi", đồng thời ghi dấu ấn trong lòng người đọc
c.
Tác dụng của dấu hai chấm trong câu văn cuối đoạn trích là: giải thích cho phần đứng trước nó
Câu 2:
- Câu chủ đề
- Giải thích
+ Tự viết nên câu chuyện đời mình chính là tự quyết định bản thân, có chính kiến, làm chủ cuộc đời mình
- Bàn luận, chứng minh
+ Mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt, không ai giống ai cũng như hành động giống nhau được
+ Vì vậy, cuộc đời của chúng ta do chúng ta quyết định, thành công hay thất bại đều do chính bản thân mình, không ai có thể quyết định thay
+ Việc tự làm chủ cuộc đời mình thể hiện con người tự lập, có chính kiến, khả năng thành công cũng cao hơn
+ Tự viết nên câu chuyện đời mình còn là biết tự chịu trách nhiệm với những việc mình đã làm, dám dũng cảm nhận lỗi sai, khuyết điểm
+ Một xã hội mà ở đó, ai ai cũng tự ý thức được cần làm chủ bản thân thì sẽ xây dựng được một xã hội tiến bộ, văn minh và phát triển
- Mở rộng vấn đề
+ Trong xã hội vẫn còn một số người dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, cho họ quyền quyết định đời mình
+ Tuy nhiên, không nên hiểu “tự viết nên câu chuyện đời mình” là làm việc độc lập, khi cần sự giúp đỡ, làm việc nhóm, ta vẫn cần sự trợ giúp từ cộng đồng
- Liên hệ bản thân
Câu 3:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khúc tráng ca ca ngợi con người lao động trong 4 khổ thơ
TB:
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Giữa năm 1958 Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh, đứng trước thiên nhiên đẹp đẽ hùng vĩ với tư cách của những con người làm chủ đất trời, được tiếp xúc và chứng kiến cuộc sống lao động mới của những con người lao động trên biển, hồn thơ Huy Cận đã thực sự hồi sinh. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" được ra đời trong hoàn cảnh ấy và in trong tập thơ "Trời mỗi ngày lại sáng"
2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi

- Thời điểm đoàn thuyền ra khơi là khi hoàng hôn buông xuống. Với hình ảnh so sánh kỳ lạ "mặt trời" với "hòn lửa", nhà thơ không chỉ cho thấy hình ảnh, màu sắc đỏ rực của vầng thái dương lúc hoàng hôn mà còn cho ta thấy một không gian rộng lớn của biển cả. Hình ảnh mặt trời đỏ, rực rỡ, tràn đầy sức sống đã gây ra một bức tranh hoàng hôn kỳ vĩ tráng lệ. Bức tranh hoàng hôn tuyệt đẹp ấy được nhìn từ điểm nhìn nghệ thuật rất đặc biệt: trên chính con thuyền đánh cá ra khơi
- Nghệ thuật nhân hóa và hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ thứ hai cùng liên tưởng độc đáo: vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ, những con sóng nhấp nhô làm then cài cửa còn màn đêm đang từ từ hạ xuống là then cửa
- Cái thi vị của những hình ảnh so sánh ẩn dụ này là hướng thiên nhiên về phía con người, nâng tầm thiên nhiên để nâng tầm con người
- Hai câu thơ sau, chữ "lại" diễn tả hoạt động lặp đi lặp lại của con thuyền, một chuyến ra khơi trong muôn vàn chuyến ra khơi. Đồng thời miêu tả hoạt động trái chiều giữa hoạt động của vũ trụ với hoạt động của con người: vũ trụ khép vào màn đêm yên tĩnh, trở về trạng thái nghỉ ngơi, con người bắt đầu một ngày lao động mới. Câu thơ gợi ra một nhịp sống thanh bình của quê hương đất nước
- Cách nói quá trong câu thơ thứ tư của khổ thơ đã cho ta thấy khí thế lao động hào hứng hăng say của đoàn thuyền, nó ra khơi với khí thế phơi phới, mạnh mẽ và niềm vui sức mạnh của những con người làm chủ biển trời
3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển đêm
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng

- Đoàn thuyền được tái hiện thật lớn lao, kỳ vĩ trên nền thiên nhiên bao la rộng mở, con thuyền xứng với chiều cao của gió trăng với chiều rộng của biển bằng, chiều sâu của biển
- Đoàn thuyền lớn lao kì vĩ mà không phải bị nhỏ trước cái cao, rộng, sâu bởi tất cả những nguyên liệu làm ra nó không phải là gỗ, là kim loại mà là từ thiên nhiên: Gió làm lái, Trăng làm buồm, Lướt đi giữa biển bằng mà như lướt giữa mây cao nhưng vô cùng thanh thản không hề bị chìm lấp
- Hai chữ "thuyền ta" đứng đầu khổ thơ, sau nó là rất nhiều hành động con người vừa tạo ra lối thơ bắt dòng vốn rất quen thuộc trong thơ Huy Cận đồng thời thể hiện niềm tự hào của nhà thơ khi được gắn bó thân thiết với con thuyền
4. Không khí lao động khẩn trương, hăng say
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng Đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
- "Sao mờ" nghĩa là trời sắp sáng, một ngày mới đang đến. Vì vậy nhịp độ công việc càng sôi nổi, gấp rút hơn. Nó thể hiện ở nhịp thơ nhanh, gấp gáp trong câu thơ đầu
- Trung tâm của bức tranh này là hình ảnh người dân chài đang kéo lưới. Con người ấy được khắc họa với những đường nét gân guốc, chắc khỏe, cơ bắp đang cuồn cuộn kéo mẻ lưới trĩu nặng. Hình ảnh họ trở thành tượng đài vững chắc tạc vào thiên nhiên lộng lẫy hùng vĩ
- Đến câu thơ cuối với nhịp thơ chậm rãi cho ta thấy niềm thanh thản, vui tươi, tâm trạng thoải mái của người lao động trước kết quả tốt đẹp
5. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

- Câu hát mở đầu khổ thơ cất lên khi hành trình đánh cá bắt đầu và nó đã theo suốt cả hành trình. Để rồi giờ đây nó lại vang lên khi đoàn thuyền trở về. Sự xuất hiện câu thơ gần như là một sự láy lại của câu thơ đầu khổ đầu khiến người đọc thấy câu hát ấy sau một hành trình dài vẫn vẹn nguyên một tình yêu, một niềm tin đối với lao động
- Việc lặp lại khúc hát đem đến cho bài thơ kết cấu đầu cuối tương ứng, có tính trọn vẹn cả bài thơ như một khúc ca lao động đầy say mê hứng khởi
- Biện pháp nhân hóa và nói quá ở câu thơ thứ hai trong khổ thơ đã diễn tả tuyệt vời cảnh đoàn thuyền phóng như bay về bến để giành lấy thời gian. Trong cuộc chạy đua ấy, con người đã chiến thắng. Họ trở về trong một tư thế sánh ngang với vũ trụ, làm chủ thiên nhiên
- Hình ảnh mặt trời khép lại một hành trình và mở ra ngày mới
- Biện pháp nhân hóa ở hình ảnh "mặt trời đội biển" cùng với nghệ thuật hoán dụ ở câu thơ cuối đã cho thấy đoàn thuyền thắng lợi trở về, thể hiện khí thế hùng mạnh của con người làm chủ đất nước, đất trời và biển cả. Ý thơ phảng phất không khí thần thoại, anh hùng ca- bản anh hùng ca lao động
KB:
- Khẳng định lại vẻ đẹp của biển cả, con người lao động
- Liên hệ tới thế hệ trẻ ngày nay
- Nêu cảm nghĩ bản thân
 
Top Bottom