Phần I
1. PTBĐ chính: Nghị luận
2. Phép nối (nhưng)
3. Tác giả đa nhắc đến những thói quen tốt như dậy sớm, đúng hẹn ,giữ lời hứa, luôn đọc sách
Đây là những thói quen tốt vì nó mang lại lợi ích cho bản thân người làm lẫn những người xung quanh
Phần 2
Câu 1
1. nêu vấn đề
2. Giải thích
Giữ lời hứa là thực hiện việc mà mình đã nhận lời với ai đó và nó là điều vô cùng quan trọng
3. Phần tích
- biểu hiện
+ người giữ lời hứa là một người đáng tin cậy sẽ được mọi người tin tưởng và quý mến
+ giữ lời hứa là biểu hiện của người sống có trách nhiệm
- dẫn chứng: mọi người xung quanh ta
- phản đề: phê phán và lên án những người không biết giữ lời hứa chỉ biết hứa rồi không thực hiện, như thế là đem lại sự thất vọng cho người khác
- bài học
+ cần sống chân thành
+ chúng ta chỉ hứa khi chắc chắn bản thân có thể thực hiện được
+ không nên hứa rồi không thực hiện
Câu 2
MB: - giới thiệu tác giả tác phẩm
- giới thiệu nội dung của hai đoạn trích
TB
1. Khung cảnh ngày xuân
a.hai dòng thơ đầu là khung cảnh ngày xuân tuyệt đẹp
- Hình ảnh: con én đưa thoi
+ Tả: cảnh những cánh én bay liệng đầy trời rộn ràng như thoi đưa
=» hình ảnh quen thuộc của mùa xuân
+ Gợi:
- Thời gian trôi nhanh
- Không gian cao rộng của bầu trời
- Không khí ấm áp của mùa xuân
- Câu thơ: thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
+tả: ánh sáng đẹp của ngày xuân
+ Gợi:
- một không gian tràn đầy nắng ấm
- Thời điểm tháng 3 mùa xuân là thời điểm thiên nhiên đạt tốc độ rực rỡ nhất
- Sự nuối tiếc của chị em Thúy Kiều vì mùa xuân tươi đẹp đang trôi qua nhanh
=» hai câu thơ không chỉ có giá trị thông báo về thời gian mà còn tô đậm ấn tượng về một mùa xuân đang độ chín rất đỗi Ngọt Ngào. Đối diện với mùa xuân ấy lòng người không khỏi bồi hồi xao xuyến
b. Hai câu thơ tiếp đã phác họa một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tràn đầy sức sống
- Hình ảnh: ''cỏ non..''
+ Tái hiện một không gian trần đầy sắc xanh non của mùa xuân
+ Gợi: sự tươi No và sức sống dạt dào của mùa xuân
- hình ảnh: cành lê
+ đảo ngữ: trắng điểm
=» tô đậm sắc trắng của đóa hoa lê
+ '' điểm'' : gợi ấn tượng về sự thanh thoát của hoa
- Màu sắc:
+ sắc xanh của cỏ
+ màu trắng của hoa
=» hài Hòa Lợi mượn không gian trong trẻo, tinh khôi, tràn trề sức sống
=» với bút pháp chấm phá tài tình tác giả đã rất thành công khi phác họa một bức tranh mùa xuân Khoáng đạt
=» thế giới tâm hồn tràn đầy niềm tươi vui và có chút tiếc nuối của chị em Thúy Kiều
2. Cảnh ngộ và nỗi niềm của chị em TK
- Tâm trạng
+ Hoàn cảnh Thúy Kiều: bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, trơ trọi giữa không gian vắng lặng, hoang vu, lạnh lẽo ( khóa xuân, xa gần, cồn nọ, dặm kia...)
+ Thời gian tuần hoàn, khép kín sớm khuya vây hãm lấy con người
- Hình ảnh Kiều đơn độc, trơ trọi giữa nơi mênh mông non nước, không một người bầu bạn
+ Cát vàng, bụi hồng vừa là cảnh thật, vừa là cảnh ước lệ gợi sự mênh mông choáng ngợp của không gian, tâm trạng cô đơn, bẽ bàng của Kiều
- Tâm trạng nhớ thương người yêu và gia đình ( 8 câu thơ tiếp)
+ Kiều nhớ Kim Trọng – mối tình đầu trong đêm trăng thề nguyền, giờ phải chia xa, li biệt
+ Trình tự nỗi nhớ có vẻ như không hợp lý nhưng thực chất rất hợp lý, Kiều đã bán mình cứu cha mẹ và em nhưng không thể đền đáp mối chân tình của Kim vì vậy nàng khôn nguôi day dứt
+ Kiều nhớ lại đêm trăng thề nguyền rồi lại tự xót xa vì “tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Tấm son ấy là tấm lòng Kiều son sắc đã bị hoen ố, vùi dập khiến nàng đau đớn tới tâm can
- Nỗi nhớ cha mẹ: thương cha mẹ già yếu không ai chăm sóc ( dẫn điển tích “ sân Lai, gốc tử, quạt nồng ấp lạnh)
- Nỗi nhớ của Kiều thể hiện nhân cách đáng trọng của nàng, Hoàn cảnh của nàng thật đau đớn. Nàng quên đi nỗi khổ của mình để thương nhớ, lo lắng cho người thân. Nàng là người chung thủy, hiếu thảo, có tấm lòng đáng trọng
3. Nhận xét và tổng kết