I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2. Lý do khiến rất nhiều người bỏ lỡ cơ hội của mình là do: Cơ hội thường núp dưới cái bóng rủi ro hoặc thất bại tạm thời.
Câu 3. Mỗi người có thể nắm bắt cơ hội mà cuộc sống mang đến cần:
- Cố gắng nhận ra cơ hội của mình
- Phân tích những thuận lợi và thách thức mà nó mang lại
- Sẵn sàng làm những công việc từ đơn giản nhất, làm một cách triệt để
- Phải biết tận dụng từng phút giây quý báu của mình làm phần việc được giao tốt hơn phạm vi trách nhiệm
Câu 4. Quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình hoặc đồng tình một phần và đưa ra lí lẽ của riêng mình
II.LÀM VĂN:
Câu 1:
1. Mở đoạn: Nêu rõ việc phải biết đối mặt với thất bại trong cuộc sống hiện nay là vô cùng quan trọng và cần thiết
2. Thân đoạn: Có thể triển khai theo các lập luận khác nhau nhưng phải làm nổi bật ý: Nắm bắt cơ hội giúp con người, đặc biệt là các bạn trẻ chủ động tận dụng những điều kiện thuận lợi để phát triển bản thân, đạt được thành công trong cuộc sống, đóng góp nhiều cho xã hội
3. Kết đoạn: Khẳng định ý nghĩa to lớn của việc biết đối mặt với thất bại ( giúp con người kiên cường, rút nhiều kinh nghiệm, không gục ngã trước xã hội đầy cam go,...)
Câu 2:
I. Mở bài:
1. Tác giả Kim Lân: là nhà văn có sở trường viết truyện ngắn, ông viết rất thành công về đề tài nông thôn và nông dân trong đó phải kể đến tác phẩm "Làng"
2. Dẫn dắt vào tác phẩm:
- Tác phẩm ra đời năm 1948 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Kể về lòng yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai qua đó ngợi ca tình yêu làng yêu nước của người nông dân trong kháng chiến.
- Xây dựng nhân vật tâm lí ông Hai khéo léo đã làm bật nội dung tác phẩm đặc biệt là qua tình huống ông nghe tin làng theo giặc, những ngày tháng sau đó và khi nghe tin cải chính.
II. Thân bài:
1. Hoàn cảnh và tính cách của ông Hai:
- Ông Hai là người nông dân có tình yêu làng tha thiết, tình yêu của ông phát triển theo chiều dài lịch sử, đi đâu ông cũng khoe làng Chợ Dầu của ông như một niềm tự hào.
2. Cảm nhận về lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai:
a, Khi ông nghe tin dữ:
+ Ông Hai sững sờ, "cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân", ông lặng đi "tưởng như đến không thở được"
+ Ông cố gắng chưa tin, "hồi lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ", hỏi lại, mong tin đó là không đúng nhưng những người tản cư kể rành rọt quá, họ lại vừa mới dưới ấy lên làm ông phải tin
+ Ông đi như trốn chạy về nhà và cái tin dữ ấy xâm chiếm lấy ông, nó trở thành 1 nỗi ám ảnh.
=> Khi nói đến làng ông theo giặc, ông có những biểu hiện hết sức đau đớn như khi người ta nói về những đứa con của ông vậy, làng của ông như 1 phần máu thịt của ông. Ông yêu làng sâu sắc
b, Khi ông về nhà và những ngày ở nhà:
- Suốt mấy ngày sau đó, ông không dám đi đâu ra khỏi nhà, chỉ quẩn quanh trong nhà, cứ một đám túm tụm ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa làm ông giật mình, cứ thoáng nghe thấy chữ "Việt gian", "Tây", "Cam nhông",... là ông lại co rúm người lại
- Tác giả diễn tả cụ thể nỗi ám ảnh, ông nghĩ đến những đứa con và cảm thấy thương xót cho chúng, trong lòng lại thêm dằn vặt
- Nỗi ám ảnh nặng nề đó biến thành nỗi sợ hãi cùng với nỗi đau xót, tủi hổ trước cái tin làng theo giặc. Cái tin đặt ông Hai đến một cuộc xung đột nội tâm. Làng thì ông yêu thật nhưng làng đã theo giặc thì ông phải thù => Một sự dứt khoát trong lòng ông, ông luôn hướng đến đất nước
- Tâm trạng bế tắc, ông Hai tâm sự với thằng con út. Qua lời tâm sự đó, ta nhận ra trong sâu thẳm tâm hồn bố con ông tình yêu tha thiết đối với làng Chợ Dầu. Qua cuộc nói chuyện ông muốn khắc ghi vào tâm khảm đứa con của ông "nhà ta ở làng Chợ Dầu", tức là ta phải nhớ mình sinh ra ở đâu và dù thế nào đi nữa cũng không được quên nơi chôn rau cắt rốn.
- Ta nhận ra tấm lòng chung thủy với kháng chiến, với cách mạng của ông. Với ông Hai, "ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm" là biểu hiện cao nhất của niềm tin vào cách mạng, vào tương lai đất nước.
- Có thể nói ông Hai là một nhân vật đẹp, tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam. Tình cảm yêu làng, yêu nước càng đẹp đẽ thiêng liêng hơn trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Nhân vật này như khẳng định sức mạnh của Việt Nam trong cuộc kháng chiến đầy cam go ác liệt
III. Kết bài:
- Thông qua diễn biến cụ thể của một nhân vật cụ thể đã diễn tả hết vẻ đẹp của người nông dân: yêu làng, yêu nước, luôn hướng về Đảng, về Bác Hồ,...
- Khẳng định sự xây dựng nhân vật tâm lí và cốt truyện tâm lí rất tài tình của tác giả, diễn tả một cách sinh động, vừa chân thực, vừa khái quát để nó trở thành 1 thứ tình cảm bao trùm
- Liên hệ (có thể liên hệ với việc đánh giá của giáo sư Hà Minh Đức...)
--Hết--
- Đỗ Hằng - MOD Sinh học - HMF