Văn 9 Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn (chung) Sở GD Vĩnh Phúc 2020-2021

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
19
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
Phần 1:
Câu 1: A
Câu 2: B
Câu 3: D
Caau 4: C

Phần2:
Câu 1:
1. Giài thích
- Sống đẹp là sống có ý nghĩa có ích cho cộng đồng quốc gia dân tộc khẳng định bản thân giá trị của mỗi cá nhân sồng khiến người khác cảm phục yêu mến kính trọng noi theo sống với tâm hồn tình cảm nhân cách suy nghĩ 1 cách chính đáng cao đẹp
2 Bàn luận
- Biểu hiện
+Sống có lí tưởng mục đích cao đẹp đúng đắn
+Sống tự lập có ích cho xã hội
+Sống biết dung hòa lợi ích cho bản thân và xã hội
+Sống có ước mơ khát vọng hoài bão vươn lên khẳng định gtri năng lực bản thân
+Sống có tâm hồn tình cảm lành mạnh nhân hậu
+Quan tâm yêu thương chia sẻ với những người xung quanh
+Dũng cảm lạc quan giàu ý chí nghị lực
+Không chạy theo lối sống dị lập không phù hợp với truyền thống thẩm mĩ văn hóa dân tộc
+Sống phải hành động lương thiện tích cực
+hành động cần có tính xây dựng tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất đồng với tập thể
- Ý nghĩa
+ Khi có lối sống đẹp, bản thân thực sự mới có giá trị, ta sẽ nhận được yêu thương, giúp đỡ từ người khác
+ Nếu mỗi người đều có lối sống tích cực thì sẽ không còn khoảng cách từ người với người nữa
- Phản đề
+Thói ích kỉ vụ lợi làm cho con người trở nên nhỏ nhen ti tiện vô cảm
+Thói lười nhác trong lao động thiếu kĩ năng sống kĩ năng làm viêc và trong xã hội
- Phương hướng rèn luyện
+Tích cực học tập trong cuộc sống và sách vở
+Xác định mục định rõ ràng
+Rèn luyện tri thức mở mang kiến thức

Câu 2:
I. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà
Dẫn dắt vấn đề: Phân tích nhân vật bé Thu để thấy được tình cảm cha con sâu nặng của không chiến tranh nào có thể tàn phá
II. Thân bài
1. Bé Thu là đứa bé bướng bỉnh trong cuộc gặp gỡ
- Khi nghe tiếng ông Sáu ở bến xuồng, Thu “giật mình tròn mắt nhìn” Nó ngơ ngác lạ lùng nhìn rồi bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “ má, má”
- Trong 3 ngày ông Sáu nghỉ phép bé Thu bướng bỉnh không nhận cha
+ Thu xa lánh ông Sáu trong khi ông Sáu luôn tìm cách vỗ về, Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba
+ Má dọa đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, nhờ ông chắt nước cơm nhưng lại nói trổng
+ Bị dồn vào thế bí nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy rá chắt nước cơm chứ không chịu gọi ba
+ Thu hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung tóe, bị ba đánh đòn nhưng cô không khóc mà chạy sang nhà ngoại
=> Bé Thu “cứng đầu” ương ngạnh nhưng giàu tình yêu thương cha
2. Bé Thu có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt
- Trước lúc ông Sáu lên đường
+ Tình cha con trở lại vào khoảnh khắc ly biệt ngắn ngủi đem lại cho người đọc xúc động nghẹn ngào
+ Trước khi ông Sáu vào chiến khu, bé Thu được bà giải thích vết thẹo trên má ông Sáu, con bé lăn lọn suốt đêm không ngủ được, nó ân hận rồi căm thù giặc và thương ba nó vô hạn
- Cuộc chia tay cảm động giữa ông Sáu và bé Thu
+ Bé Thu chia tay ba nhưng tâm trạng khác trước, nó không bướng bỉnh nhăn mày cau có nữa
+ Tiếng gọi ba cất lên trong sâu thẳm tâm hồn bé bỏng của con bé, sự khao khát tình cha con bị kìm nén bỗng bật lên, tiếng gọi suốt 8 năm chờ đợi
+ “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới dang hai chân ôm lấy cổ ba nó”. Nó hôn khắp người ông Sáu và hôn cả vết sẹo dài trên má ông
+ Hai tay Thu ôm chặt cổ ba, chân quắp chặt lấy ba không muốn ông Sáu rời đi
=>Bé Thu có tình yêu thương cha mãnh liệt, vô bờ
III. Kết bài
Tác giả thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc biệt tâm lý nhân vật trẻ em rất tinh tế, điều này thể hiện tấm lòng yêu thương của nhà văn với con người
Bé Thu là nhân vật được khắc họa với nhiều biến chuyển về tâm lý, ở em là đứa trẻ hồn nhiên, bướng bỉnh và giàu tình yêu thương vô bờ bến dành cho cha
 
Top Bottom