Văn 9 Đề thi tuyển sinh vào 10 môn ngữ văn (chung) Sở GD và ĐT Tp.Cần Thơ 2020-2021

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,212
644
19
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

115879908_385618329073984_2959778643240937834_n.jpg

116289981_3374799722572705_117879666177974032_n.jpg
 
  • Like
Reactions: kaede-kun

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
19
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
Phần 1:
Câu 1:
Vì tôi biết có những cơ hội chỉ có 1 lần, sống là không chờ đợi
Câu 2:
Thuộc kiểu câu cầu khiến
Câu 3: Sự khác biệt 2 đoạn trích:
- Đoạn 1: đề cập đến nội dung sống là không chờ đợi. Hãy biết sống và tận hưởng từng phút giây, đừng để tgian trôi qua mới biết tiếc nuối
- Đoạn 2: đề cập đến tính thời điểm của vạn vật. Mỗi thứ đều có thời điểm phù hợp riêng của nó, vì vậy kh nên nôn nóng phải biết chờ đợi

Phần 2:
Câu 1:
1. MB:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2. TB:
*Giải thích, rút ra ý nghĩa của 2 quan niệm sống.
- Chờ đợi:Mong ngóng ai hoặc cái gì sẽ đến, sẽ xảy ra hoặc sẽ cùng mình làm cái gì đó.
- Quan niệm của tác giả Phạm Lữ Ân: trong cuộc sống thời gian chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa nhằm khẳng định có nhiều lúc, sự chờ đợi, kiên trì để đạt được điều mình mong muốn cũng vô cùng có giá trị khi con người sống chậm rãi, thư thả, sâu sắc, không chụp giựt, bon chen; dành hết tâm trí vào công việc và các mối quan hệ trong cuộc sống; lắng nghe những cảm xúc trong tâm hồn.
- Quan niệm khác: Sống là không chờ đợi khuyên con người biết chạy đua với thời gian, không để ngày tháng trôi qua lãng phí, không chờ đợi, dựa dẫm vào người khác mà tự mình nắm bắt các cơ hội.
-> Thực chất hai ý kiến đề cập đến hai quan niệm, hai phương thức sống của con người trong xã hội hiện nay: Ý kiến thứ nhất hướng đến lối sống bình thản, tuân theo quy luật cuộc sống, có chiều sâu tâm hồn; ý kiến thứ hai đề cao lối sống năng động, tích cực, nhanh nhạy.
* Bàn luận
a. Sống biết chờ đợi (sống chậm)
* Vì sao phải biết chờ đợi những điều sẽ đến:
- Để không đưa ra một quyết định vội vã, thiếu suy nghĩ, để chờ mọi việc diễn ra theo đúng quy luật của nó.
- Để chọn được thời điểm tốt nhất cho những hành động đúng đắn đã nung nấu trong trái tim.
- Để chuẩn bị kĩ càng cho một sự khởi đầu mới trong tương lai.
- Để giảm bớt áp lực nặng nề của cuộc sống, bình thản đối diện với cuộc sống, xây dựng, vun đắp những tình cảm đẹp đẽ, bền chặt với mọi người xung quanh, để có những phút giây tĩnh tại, thấu hiểu những cảm xúc của chính mình,…
-> Sống biết chờ đợi, sống chậm không phải là sống ít mà thực ra là sống được rất nhiều, sống sâu sắc, chất lượng -> lối sống có ý nghĩa nhân văn
* Mặt trái của vấn đề:
- Sống chậm không có nghĩa là phủ nhận cuộc sống văn minh hiện đại.
- Sống chậm không có nghĩa là sống không mục đích, không lí tưởng, mơ ước.
- Sống quá chậm sẽ thành ra trì trệ, lạc hậu với xã hội
b. Sống là không chờ đợi:
* Vì sao sống là không chờ đợi:
- Để bắt kịp sự phát triển của xã hội:
+ Thời gian luôn chảy trôi không ngừng, không chờ đợi bất cứ ai.
+ Trong bối cảnh xã hội hiện đại: khoa học công nghệ có sự phát triển vượt bậc, con người di chuyển với tốc độ của máy bay, tên lửa, liên tục có những phát minh mới, mọi công việc đều được rút ngắn thời gian, mọi thông tin đều có thể xử lí, truyền đi bằng máy tính trong thời gian tính bằng giây-> chần chừ, thiếu nhanh nhạy sẽ không thể theo kịp sự phát triển của xã hội.
- Để tích cực, chủ động, tự tìm kiếm và nắm bắt cơ hội: nếu sống thụ động, được đến đâu hay đến đấy, dựa dẫm vào người khác con người sẽ bị tụt hậu.
* Mặt trái của vấn đề:
- Sống chạy đua cùng thời gian sẽ có lúc khiến con người mỏi mệt.
- Sống là không chờ đợi nhưng không có nghĩa là để bản thân bị cuốn vào vòng quay bận rộn của công việc mà lãng quên nhiều giá trị khác của cuộc sống, không còn thời gian dành cho cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em, không có lấy một phút giây thư thái cho riêng bản thân, một khoảnh khắc yên bình giữa thiên nhiên, dần bị biến thành con người hời hợt, vô cảm.
- Phê phán lối sống cẩu thả, sống gấp, tranh giành, bon chen, yêu cuồng, sống vội của một bộ phận trong xã hội.
*Tổng kết hai ý kiến và rút ra bài học:
- Hai ý kiến tưởng chừng đối lập, mâu thuẫn nhưng khi đặt chung trong bình diện tích cực đều đúng và là sự bổ sung cho nhau:Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến chất lượng sống, độ sâu trong từng khoảnh khắc sống; ý kiến thứ hai nhắc nhở con người chú ý đến tốc độ sống,
- Bài học:
+ Cần kết hợp hài hòa giữa sống tích cực, chủ động, nhanh nhạy và sống bình yên, thư thái, sâu sắc, hài hòa mọi nhu cầu, cảm xúc bản thân và hài hòa mọi mối quan hệ, nuôi dưỡng những tình cảm tự nhiên, tốt đẹp trong mỗi người.
+ Sống năng động, sáng tạo, tận dụng thời gian.
+ Tự tạo cho mình những khoảng thời gian sống chậm phù hợp hoàn cảnh
3. KB:
- Khái quát lại vấn đề

Câu 2:
I. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm: Đồng chí, tác giả: Chính Hữu.
- Hoàn cảnh sáng tác: đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc.
II. Thân bài
1. Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí
- Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa. Từ "mặc kệ"cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung lay trong cơn gió nơi quê nhà xa xôi.
- Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính :
+ Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống pháp hiện lên rất cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày, sự khổ sở của những cơn sốt rét rừng hành hạ, trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Nhưng những người lính vẫn cười bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội "thương nhau tay nắm lấy bàn tay".
+ Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở "chân không giày" và thời tiết "buốt giá". Cặp từ xưng hô "anh" và "tôi" luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, có khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.

2. Biểu tượng sâu sắc của tình đồng chí
- Ba câu cuối cùng kết thúc bài thơ bằng một hình ảnh thơ thật đẹp:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút "chờ giặc tới". Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả...
- Câu thơ cuối cùng mới thật đặc sắc: "Đầu súng trăng treo". Đó là một hình ảnh thật mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya.
- Nhưng nó còn là một hình ảnh thơ độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú sâu xa.
+ "Súng" biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. "Trăng" biểu tượng cho vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn.
+ Hai hình ảnh "súng" và "trăng" kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến - một nền thơ giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn.
+ Vì vậy, câu thơ này đã được Chính Hữu lấy làm nhan đề cho cả một tập thơ - tập "Đầu súng trăng treo".
=> Đoạn kết bài thơ là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính.
III. Kết bài
- Tóm tắt các ý đã phân tích.
- Liên hệ bản thân.
 
Top Bottom