Văn 9 Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn (chung) Sở GD TPHCM 2020-2021

Nguyễn Trần Thành Đạt 11A9

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
5 Tháng một 2019
2,608
6,257
606
21
Lâm Đồng
Trường THPT Bảo Lộc

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Câu 1:
a.
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu là:
+ Việc cách li và phong toả diễn ra ở nhiều nơi
+ Các công ti, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt
+ Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lô, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục
b.
Một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn cuối văn bản là: phép nối (nhưng) (hoặc phép thế: nó- đại dịch Covid-19)
c.
Nội dung văn bản: đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều ảnh tới con người từ vật chất đến tinh thần. Nhưng trong khó khăn ấy, con người lại nhận ra cách sống đúng đắn: đó chính là lắng nghe.
d.
Có thể chọn một phương án và đưa ra lí giải phù hợp
- Lắng nghe chính mình: hiểu bản thân hơn, nắm được điểm mạnh, điểm yếu, để từ đó phát huy điểm tốt, sửa đổi cái sai, hoàn thiện bản thân hơn.....
- Lắng nghe mọi người xung quanh: sống hoà nhập với cộng đồng, xã hội, có ý chí học tập, lắng nghe để tiếp thu, sửa đổi sao cho đúng, phù hợp; để biết quan tâm hơn tới thế giới bên ngoài....
- Lắng nghe thế giới tự nhiên: để nhận ra con người đã hủy hoại, từ đó thay đổi cách ứng xử với môi trường, đồng thời cũng là cải thiện chất lượng sống của chúng ta....
Câu 2:
MB: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
TB:
- Giải thích
+ Nghe là hành động tiếp nhận thông tin bằng thính giác. Lắng nghe không chỉ đơn thuần là vậy mà còn là hành động thể hiện thái độ tôn trọng, đồng cảm, biết cảm thông, chia sẻ
+ Yêu thương là tình cảm yêu mến dành cho mọi người. Yêu thương xuất phát từ tấm lòng chân thành, không vụ lợi, toan tính
- Phân tích, chứng minh
+ Lắng nghe chính là hành động thể hiện thái độ của chúng ta. Khi ai đó muốn tâm sự, việc lắng nghe thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu
+ Giải toả được những căng thẳng, mệt mỏi sau khi tâm sự sẽ giúp con người trở nê thoải mái, tâm trạng vui vẻ. Đó chính là lợi ích của việc lắng nghe
+ Hơn nữa, khi lắng nghe, chúng ta có thể hiểu hơn những mảnh đời bất hạnh, hiểu hơn những người mà ta tưởng chừng như không thể hiểu được
+ Không những thế, chúng ta còn dễ dàng giúp đỡ mọi người hơn, mối quan hệ giữa người với người trở nên thân thiết, gắn bó
=> Như vậy, lắng nghe chính là một biểu hiện của yêu thương
- Bàn luận, mở rộng vấn đề
+ Lắng nghe là yêu thương nhưng không phải cứ nghe sẽ là yêu thương, lắng nghe phải xuất phát từ tấm lòng, tự nguyện lắng nghe, chia sẻ
- Liên hệ bản thân
KB: Khẳng định lại vấn đề, nêu cảm nghĩ bản thân
Câu 3:
Đề 1:
* Thông điệp thứ nhất:

MB: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đoạn trích
TB:
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ "Ánh trăng" được sáng tác vào năm 1978 trong một đêm mất điện tại thành phố Hồ Chí Minh, ba năm sau khi đất nước thống nhất. Sống trong hoà bình, cuộc sống vật chất và tinh thần được đầy đủ, tiện nghi hơn, có ít người đã quên đi quá khứ nghĩa tình, thủy chung. Bài thơ là lời nhắc nhở bản thân cũng như tất cả mọi người về đạo lí ân nghĩa thủy chung, uống nước nhớ nguồn.
2. Kí ức về vầng trăng trong quá khứ và hiện tại
a. Mối quan hệ giữa người và trăng trong quá khứ rất gắn bó, thân thiết
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ.

- Vầng trăng tuổi thơ trải rộng trên một không gian bao la với đồng, sông, bể, rừng. Điệp từ "với" cùng những câu thơ ngắn và giọng kể thủ thỉ, tâm tình đã gợi lại một quãng thời gian dài gắn bó với vầng trăng từ thời niên thiếu đến khi trưởng thành.
- Trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, vầng trăng lại càng có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời người lính. Mối quan hệ ấy đã được nhân hoá để trở thành tri kỉ. Trăng với người gắn bó trong tình cảm vô tư, trong sáng, chân thành, không vụ lợi, toan tính.
- Phép so sánh "Trần trụi với thiên nhiên/ Hồn nhiên như cây cỏ" lại một lần nữa khẳng định tình cảm gắn bó, chan hoà với thiên nhiên.
- "ngỡ không bao giờ quên/ cái vầng trăng tình nghĩa" Song, từ "ngỡ" đã báo trước sự thay đổi.
b. Mối quan hệ trong hiện tại không còn như xưa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

- Không gian đã thay đổi, không còn ở "đồng sông bể rừng" nữa mà chuyển qua nơi phồn hoa với "ánh điện, cửa gương". Chiến tranh đã qua đi, cuộc sống yên bình trở lại, con người được sống no đủ, hạnh phúc nhưng tình cảm lại thay đổi. Con người đã quên lãng những kỉ niệm đẹp thời quá khứ và coi như "người dưng qua đường".
- Nhà thơ đã tạo ra sự đối lập về hoàn cảnh sống của con người trong quá khứ và hiện tại. Vầng trăng- đại diện cho quá khứ- vẫn lặng lẽ bên cạnh con người nhưng giờ đây, con người đã lãng quên.
3. Liên hệ tác phẩm khác
Lưu giữ những nét đẹp đang dần bị phai mờ: Ông đồ
KB:
- Tổng kết lại giá trị nội dung, nghệ thuật
- Khẳng định lại thông điệp về những giá trị sống tốt đẹp cần gìn giữ thông qua đoạn thơ

* Thông điệp thứ 2:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
TB:
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học luật tại Liên Xô. Sau này, tác phẩm được đưa vào tập "Hương cây- Bếp lửa" (1968), tập thơ của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ
2. Suy ngẫm về cuộc đời bà và bếp lửa. Từ đó, cho thấy tình yêu mà người cháu dành cho bà
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!

- Cả cuộc đời bà, bà đã phải vất vả lo toan dù cho mưa nắng. Từ láy "lận đận" cùng điệp từ "nắng mưa" đã nhấn mạnh điều đó.
- Các từ chỉ thời gian "mấy", "mấy chục năm", "bây giờ" đi liền với phó từ "vẫn" tạo sự đối lập và khẳng định đức tính bền bỉ, kiên trì, nhẫn nại của bà. Dù năm tháng có trôi đi, cuộc đời có đổi thay nhưng bà vẫn giữ một thói quen tốt đẹp "dậy sớm" để nhóm bếp. Việc nhóm lửa của bà không chỉ đơn giản là công việc khởi đầu mỗi sớm mai để sưởi ấm, để nấu ăn mà đó cũng chính là khời đầu của một đời: là bồi đắp tâm hồn, thắp lên những tình cảm cao quý trong lòng cháu. Đó là tình yêu thương ruột thịt, đó là tình làng nghĩa xóm "nồi....vui" và điều đó khơi dậy những ước mơ, tình cảm tốt đẹp "tâm tình tuổi nhỏ".
- Bếp lửa thật thiêng liêng vì nó chứa đựng bao yêu thương, sự sống, niềm tin, vẻ đẹp của tình bà cháu. Chính điều này đã khơi lên cảm xúc mãnh liệt trong người cháu để rồi tác giả đã cất lên "Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!". Câu cảm thán chứa đựng sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng, xúc động của cháu về sự kì diệu và thiêng liêng của bếp lửa nhỏ bé. Cảm xúc ấy cũng chính là lòng yêu quý, kính mến mà đứa cháu dành cho bà
3. Liên hệ tác phẩm khác
Tình cha con: Chiếc lược ngà
KB:
- Tổng kết lại nội dung, nghệ thuật
- Khẳng định tình yêu thương dành cho gia đình là cao quý, thiêng liêng
- Liên hệ bản thân

* Thông điệp số 3:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
TB:
1. Hoàn cảnh sáng tác
2. Từ cảm xúc mùa xuân thiên nhiên đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt cống hiến cho cuộc đời chung.

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến

- Tác giả muốn làm "con chim hót" giữa muôn vàn tiếng chim để cống hiến tiếng góp vui, "làm một cành hoa" để toả hương giữa vườn xuân rực rỡ và làm "nốt trầm xao xuyến" giữa bản hoà ca muôn màu muôn vẻ đủ làm xao xuyến lòng người.
- Các hình ảnh "con chim", "cành hoa" được lặp lại tạo ra sự đối ứng chặt chẽ, hơn nữa còn mang một ý tưởng mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là lẽ tự nhiên.
- Điệp từ "ta" được lặp lại như một lời khẳng định nó không chỉ là lời tâm niệm thiết tha chân thành của nhà thơ mà còn là khát vọng chung của mọi người.
3. Khát vọng được cống hiến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời

- Hình ảnh ẩn dụ "mùa xuân nho nhỏ" là một hình ảnh đẹp. Đây là một phát hiện mới mẻ, sáng tạo, độc đáo mà rất tự nhiên, hợp lí của Thanh Hải, làm một mùa xuân nghĩa là nguyện sống đẹp nguyện đóng góp một phần dù là nhỏ bé vào cuộc đời chung.
- Tác giả cho rằng cống hiến là lẽ tự nhiên, cho dù già hay trẻ: "Dù là tuổi hai mươi/Dù là khi tóc bạc". Hai hình ảnh hoán dụ "tuổi hai mươi", "tóc bạc" cùng điệp ngữ "dù là" gợi ra hành động quyết tâm, dứt khoát, mong muốn tha thiết mãnh liệt của tác giả. Ước nguyện ấy của nhà thơ thật cao đẹp, nhắc nhở chúng ta phải biết cống hiến cho cuộc đời chung để tạo nên mùa xuân tươi đẹp, phồn thịnh của đất nước
- Cái hay của đoạn thơ không chỉ dừng lại ở đó mà còn ở chỗ tác giả đã khéo léo chuyển đổi chủ thể trữ tình từ "tôi" sang "ta". Đây không phải một sự ngẫu nhiên mà là dụng ý nghệ thuật của tác giả, "ta" đã nói lên khát vọng không chỉ của riêng ai mà nói cho nhiều người, nói cho cả một thế hệ, một thời đại.
=> Tâm nguyện được cống hiến, khát vọng được hòa nhập của nhà thơ giản dị, khiêm nhường nhưng là một vấn đề lớn về lẽ sống. Đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và vai trò ý thức của cá nhân với cộng đồng. Mỗi người hãy góp "mùa xuân nho nhỏ" của mình thì sẽ làm nên mùa xuân lớn của dân tộc. Bởi vậy hai khổ thơ của Thanh Hải không chỉ chứa chan cảm xúc mà còn đậm đà tính triết lý
4. Liên hệ tác phẩm khác
Khát vọng được cống hiến: anh thanh niên trong truyện "Lặng lẽ Sapa"; bài thơ "Viếng lăng Bác"
KB:
- Tổng kết nội dung, nghệ thuật
- Nhấn mạnh lẽ sống cao đẹp: sống là cống hiến
- Liên hệ bản thân

Đề 2:
MB: Giới thiệu vấn đề
TB:
1. Giải thích
- Lắng nghe tác phẩm là đọc, suy ngẫm về những giá trị ý nghĩa, thông điệp được gửi gắm qua tác phẩm ấy
- Hiểu về cuộc sống là có vốn tri thức về cuộc sống, biết cách vận dụng vốn tri thức để tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp, một xã hội phát triển. Ở đây, hiểu về cuộc sống còn là đem những giá trị, thông điệp từ những tác phẩm mà ta đã "lắng nghe" ra ngoài đời thực, biến những giá trị trừu tượng thành giá trị thực
2. Phân tích, chứng minh
- Chứng minh qua các tác phẩm văn học
+ Ánh trăng: gìn giữ những giá trị tốt đẹp
+ Bếp lửa: tình yêu thương gia đình
+ Mùa xuân nho nhỏ: lẽ sống cao đẹp- được cống hiến
(Phân tích: xem đề 1)
3. Bàn luận
- Văn học vừa có chức năng thẩm mĩ vừa có chức năng giáo dục
- Thông qua các tác phẩm, chúng ta lại học được một bài học, ý nghĩa
- Nếu thiếu đi văn học, cuộc sống sẽ trở nên tẻ nhạt, thiếu đi màu sắc
KB:
- Khẳng định lại giá trị của các tác phẩm văn học
- Nêu cảm nghĩ bản thân
 
Top Bottom