Tham khảo đề Văn Tây Ninh.
View attachment 160005
I. Phần đọc hiểu
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận
Câu 2:
"Một người lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được"
Phép điệp ngữ trong câu văn trên là: một người, sợ, thực tế
Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu cho câu văn, khiến câu trở nên nhịp nhàng
+ Nhấn mạnh tác hại của việc sợ sai lầm, sự thất bại
Câu 3:
Theo em, sai lầm đem đến những tổn thất: thời gian, tổn thất tinh thần và vật chất
Và đúc kết bài học: rèn luyện kinh nghiệm, đạo đức, cách ứng xử, bản lĩnh, sức mạnh
II. Phần làm văn
Câu 1:
MB: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
TB:
- Giải thích
+ Tính kiên nhẫn là gì? Là đức tính nhẫn nại, kiên trì tới cùng, dám theo đuổi mục tiêu đề ra, không hề bỏ cuộc
- Biểu hiện
+ Trong cuộc sống luôn có những người có tính kiên nhẫn
+ Đó là cô giáo kiên nhẫn giảng bài cho từng học sinh. Đó là người trồng lúa kiên nhẫn chờ đợi ngày thu hoạch. Hay là cha mẹ kiên nhẫn chờ những đứa con của mình trưởng thành, mạnh mẽ hơn....
- Vai trò, ý nghĩa
+ Tính kiên nhẫn là một đức tính quý báu
+ Nhờ có kiên nhẫn mà ta đạt được mục tiêu đề ra, nếu bỏ dở giữa chừng, ta sẽ không thể có những "trái thành công" như vậy
+ Tính kiên nhẫn còn rèn luyện con người lối sống bình tĩnh, không vội vàng, hấp tấp, suy nghĩ kĩ mọi quyết định, lựa chọn
- Mở rộng vấn đề
+ Kiên nhẫn không đồng nghĩa với việc cố chấp, không buông tha. Kiên nhẫn là khi ta làm việc có ích, có ý nghĩa, nếu việc làm đó là vô nghĩa thì nên dừng lại, tiếp tục chính là cố chấp
+ Có những người cả cuộc đời không tìm được cho mình một ước mơ nào, vì thế làm việc gì cũng dở dang, bỏ giữa chừng. Cũng bởi vậy mà rất khó thành công
- Bài học
KB: Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân
Câu 2:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Phương Định- nhân vật chính của truyện
TB:
1. Hoàn cảnh sáng tác
Tác phẩm là một trong những truyện ngắn đầu tay của nhà văn Lê Minh Khuê, được viết vào năm 1971, khi tác giả đang là thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đây cũng là thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Đặc biệt tuyến đường Trường Sơn đã trở thành trọng điểm bắn phá của máy bay địch
2. Phương Định có tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng
- Vào chiến trường đã ba năm, bao lần đối mặt với hiểm nguy, cái chết nhưng Phương Định vẫn toát một vẻ đẹp đầy tươi mát
+ Phương Định thích ngắm mình trong gương. Ta hãy lắng nghe cô kể về mình để thấy vẻ hồn nhiên rất đáng yêu ấy "Tôi là con gái Hà Nội, nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, đôi mắt dài màu nâu hãy nheo lại như chói nắng, được các anh bộ đội nhận xét là "cô có cái nhìn sao mà xa xăm""
+ Là một người nhạy cảm, Phương Định biết được nhiều người để ý nên có chút điệu bộ, ra vẻ kiêu kỳ, đáng yêu của cô gái Hà thành
+ Không những thế vẻ hồn nhiên trong sáng của cô còn được thể hiện ở việc cô thích hát và mê hát. Cô thích nhiều bài, những bài hành khúc bộ đội, những bài dân ca quan họ mềm mại dịu dàng, Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô hoặc dân ca Ý trữ tình...
+ Trong những phút giây hiếm hoi giữa những đợt bom tàn khốc cô cũng có những yêu thích rất trẻ con: thích chui vào hang để cảm nhận cái lạnh đến rùng mình, được uống nước suối pha đường, được nghe nhạc từ cái đài bán dẫn....
+ Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của Phương Định còn thể hiện rõ nét trong một lần cơn mưa đá bất ngờ đổ xuống cao điểm. Những niềm vui con trẻ chợt nổ tung ra, say sưa, tràn đầy, cô reo lên "mưa đá, cha mẹ ơi! mưa đá" rồi chạy vào hang, vui thích cuống cuồng. Sau những phút giây hồn nhiên vui thích ấy cô lại mơ mộng nhớ lại những kỷ niệm ở thành phố quê hương
3. Cô còn có lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu của cô cũng như những đồng đội vô cùng ác liệt với bao gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh "đất bốc khói, máy bay ầm ì, hàng chục quả bom đang chờ nổ khiến tim đập bất chấp cả nhịp điệu"
- Công việc của cô còn nguy hiểm hơn đó là: quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu những quả bom chưa nổ và phá bom
- Phải đối mặt với cái chết hàng ngày, hàng giờ thế nhưng ta không thấy ở cô một sự sợ hãi hay do dự mà ngược lại cô và đồng đội luôn hoàn thành rất tốt mọi công việc với tinh thần tự giác cao "Hễ có máy bay địch là cô và đồng đội chạy ra mặt đường mặc cho khắp chung quanh có nhiều quả bom rơi xuống đồng nghĩa với việc tính mạng lúc nào cũng bị đe dọa"
- Nguy hiểm là vậy, gian khổ là vậy nhưng Phương Định đón nhận công việc một cách bình thản "quen rồi, cái cảm giác ấy chính là nỗi sợ hãi đã bị lòng dũng cảm kiên cường khuất phục"
- Đặc biệt lòng dũng cảm tinh thần trách nhiệm trong công việc được thể hiện trong một lần phá bom đầy nguy hiểm của cô (Phân tích thêm về lần phá bom ấy)
4. Ở cô còn có tình đồng chí, đồng đội sâu sắc
- Cô rất quan tâm đến đồng đội của mình, cô hiểu cá tính của từng người bạn. Về chị Thao, Phương Định thấy dù chị lớn tuổi hơn một chút, có phần chững chạc hơn nhưng ở chị vẫn có những nét sôi nổi trẻ trung. Về Nho, ta có cảm giác Phương Định luôn coi Nho là đứa em bé bỏng, cô biết Nho thích ăn kẹo, thấy Nho thật đáng yêu
- Cô còn quan tâm tới cả Đại đội trưởng, hiểu rõ cách ăn nói và đặc điểm của anh.
- Phương Định hiểu đồng đội mình tới mức hiểu cả tâm trạng của nhau. Khi Nho bị thương cô hiểu chị đang lo lắng, hiểu những tình cảm ấy đang quay cuồng trong chị và khi chị cất tiếng hát Phương Định thấy trong lời hát ấy lời động viên Nho, động viên đồng đội và cả chính mình
KB:
- Nhấn mạnh lại vẻ đẹp của Phương Định
- Tổng kết nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Nêu cảm nghĩ bản thân