Phần 1:
Câu 1:
-Hiến máu cứu người
-Quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiên tai
-Giúp mổ tim cho các em nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh
-Nhảy xuống dòng nước xoáy cứu người
Câu 2: Từ khó khăn là từ phức
Câu 3: Gia đình là nơi đầu tiên mà con người tiếp xúc với ông bà, bố mẹ, anh chị. Trong những năm tháng đầu đời những gì chúng ta được tiếp nhận, ảnh hưởng đều là từ người thân trong gia đình cả. Vì vậy, trẻ em được nhìn thấy những hành động nào, nghe những lời nói nào, được dạy dỗ như thế nào thì sẽ trở thành như vậy. Chính vì thế, một đứa trẻ có nhân cách như thế nào thì chính là do ảnh hưởng của gia đình như thế ấy.
Câu 4: Ở độ tuổi THCS, chủ yếu các em sẽ sống trong môi trường trường học và gia đình. HS có thể thể hiện lòng nhân ái qua việc hỗ trợ, giúp đỡ bạn bè, ví dụ như: giúp bạn trực nhật vào hôm bạn mệt, giải thích những bài học mà bạn bè chưa hiểu, lắng nghe những chia sẻ của bạn, cùng bạn đưa ra những lựa chọn đúng đắn...
Em đề xuất các ý kiến đó vì theo em ở lứa tuổi THCS thì các em đang trong giai đoạn mới lớn, nhiều tâm sự, dễ chia sẻ với các bạn đồng trang lứa hơn, cả về cuộc sống và học tập. Khi đó các bạn HS giúp đỡ cho nhau sẽ dễ dàng hơn.
Phần 2:
Câu 1:
1. Giải thích
-“Nhân” là người, “ái” là yêu.
-“Nhân ái”là lòng yêu thương đối xử với nhau thật tốt đẹp đúng nghĩa làm người .
-Tình yêu thương này còn là thước đo nhân cách con người .
2. phân tích
-Trong cuộc sống đã là còn người cùng có trái tim, cùng tiếng nói ngôn ngữ thì phải đối xử với nhau cho có tình người .
-Hay nói đúng hơn ta phải thương yêu,đùm bọc nhau.
-Sở dĩ chúng ta gọi nhau hai tiếng “đồng bào” là xuất phát từ câu chuyện “Âu Cơ và Lạc Long Quân” lấy nhau sinh ra bọc trăm trứng .
-Từ xưa đến nay, chúng ta thường đùm bọc, giúp đỡ nhau. Miền Trung lũ lụt,miền Nam, miền Bắc cùng nhau giúp đỡ.
-Những năm tháng chiến tranh, miền Bắc gửi đạn dược, vũ khí vào cho miền Nam chiến đấu.
3. Phản đề
Tuy vậy vẫn có những kẻ “ mắt lấp tai ngơ ” trước nỗi đau đồng loại.
4. Mở rộng
-Ngày nay, lòng nhân đạo được mở rộng trên toàn thế giới.
-Vàng, trắng, đen tuy khác màu da vẫn thương yêu giúp đỡ nhau.
-Học sinh chúng ta cần thể hiện tình thương yêu của mình với các bạn bè trong lớp, người thân xóm giềng, thương những người cơ nhỡ.
-Thương yêu nhau không có nghĩa là che giấu tội lỗi của nhau, mà phải giúp nhau cùng tiến bộ
5. Liên hệ bản thân
Câu 2:
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy và bài Ánh trăng, nêu khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
- Trích dẫn nhận định của Nguyễn Bùi Vợi
II. Thân bài
1. Khái quát chung
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
+ Bài thơ viết về thiên nhiên- một trong những chủ đề quen thuộc của thơ ca nói chung
+ Bài thơ mượn đề tài thiên nhiên để nói tới suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ và con người, cuộc đời
2. Phân tích bài thơ
''Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn''
- Phép đảo ngữ từ láy “thình lình”, “đột ngột” được đưa lên đầu câu: nhấn mạnh sự việc bất ngờ là mất điện
- Ba động từ “vội, bật, tung” đặt liền nhau: diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương của nhân vật trữ tình đi tìm nguồn sáng
- Ngay lúc đó trăng hiện ra “đột ngột” khiến con người bàng hoàng xúc động.
=> Vầng trăng đến bất ngờ làm sáng lên những góc tối trong tâm hồn, thức tỉnh sự ngủ quên trong diều kiện sống đã hoàn toàn đổi khác.
- Tâm trạng, cử chỉ của con người khi đối diện với vầng trăng
''Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng''
+ Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt”: là tư thế trực tiếp đối mặt
+ Phép nhân hóa, từ mặt thứ hai chỉ vầng trăng tròn, đó là thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, đó còn là quá khứ bạn bè tươi đẹp.
+ So sánh, liệt kê, điệp ngữ, lặp cấu tứ “như là đồng là bể - như là sông là rừng”: diễn tả dòng hoài niệm ùa về và con người thấy trăng là thấy người bạn tri kỉ ngày nào.
=> Cảm xúc chừng như nén lại nhưng cứ trào ra thổn thức
''Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình''
- Bài thơ khép lại ở hình ảnh sâu lắng
+ Trăng tròn đầy vành vạnh có hai lớp nghĩa: nghĩa tả thực về sự tròn đầy lung linh của trăng, thiên nhiên vũ trụ vĩnh hằng, gợi quá khứ bạn bè tươi đẹp chẳng thể phai mờ
+ Trăng còn được nhân hóa “kể chi người vô tình - ánh trăng im phăng phắc” gợi thái độ bao dung, nhân hậu
+ Trăng tròn vành vạnh - con người vô tình, trăng im phăng phắc - con người vô tình.
=> Câu thơ cuối mang ý nghĩa nhân văn, cái giật mình thức tỉnh của con người từng bội bạc trở nên đáng trân trọng bởi nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương tâm.
III. Kết bài
- Khẳng đinh lại giá trị nghệ thuật làm nên thành công của bài thơ: thể thơ năm chữ, nhịp thơ linh hoạt theo mạch cảm xúc,…
- Bài thơ chứa đựng một ý nghĩa triết lí sống “Uống nước nhớ nguồn”