Văn 9 Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn ( Chung) Sở GD Lai Châu 2020-2021

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Phần I. Đọc hiểu
Câu 1:
- Đoạn thơ trên trích từ văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật
- Hoàn cảnh ra đời: bài thơ được sáng tác vào năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng ác liệt, đặc biệt tuyến đường Trường Sơn đã trở thành trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ. Bài thơ được in trong tập "vầng trăng quầng lửa" (xuất bản 1969)
Câu 2:
Bài thơ có những câu thơ trên gợi em nhớ đến bài thơ “Đồng chí” trong chương trình Ngữ văn THCS
Điểm giống nhau của hai bài thơ đó là:
+ Đều viết về người lính trong thời kì kháng chiến chống giặc ngoại xâm
+ Đều cho thấy sự khó khăn, gian lao mà người lính gặp phải
+ Những người lính đều có những vẻ đẹp đáng ca ngợi, tuyên dương: tinh thần dũng cảm, không sợ khó khăn, thử thách, nguy hiểm, tâm hồn lạc quan và tình đồng chí đồng đội sâu sắc. Đặc biệt, ở họ có tình yêu nước mãnh liệt, lí do mà họ chiến đấu: vì công cuộc giải phóng đất nước, giúp tổ quốc trở lại hoà bình, tự do
Câu 3:
Câu thơ “Lại đi, lại đi trời xanh thêm” sử dụng biện pháp điệp từ “lại đi” và hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm”
Tác dụng: khẳng định rằng đoàn xe này không ngừng tiến tới giống như ý chí chiến đấu nghị lực vững vàng tinh thần phối phối của người lính khi ra chiến trận Đồng thời gợi gợi lên tâm hồn chan chứa lạc quan đầy hy vọng và yêu đời của người lính
Câu 4:
Thông điệp của đoạn thơ trên là:
+ Có ý chí chiến đấu, nghị lực vững vàng, tinh thần lạc quan thì m càng đi sâu trong chiến trường con đường hòa bình thống nhất càng rộng mở
+ Tình đồng chí đồng đội chính là động lực để những người lính ảnh vượt qua mọi gian lao vất vả
Phần II. Làm văn
Câu 1:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Thương người là yêu thương, quý trọng người khác, có thái độ kính mến, hoà đồng
+ Thương thân là tự quý trọng bản thân, luôn quan tâm bản thân, chăm chút, kĩ càng
=> Câu tục ngữ “thương người như thể thương thân” muốn khuyên chúng ta nên yêu thương mọi người như cách mà ta tự yêu thương chính mình
- Bàn luận, chứng minh
+ Mỗi chúng ta đều là một cá thể riêng biệt nhưng cá thể ấy nằm trong cộng đồng chung, vì vậy ta cần phải sống hoà mình với cộng đồng ấy. Yêu thương mọi người xung quanh cũng chính là sống hoà nhập
+ Trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta sẽ gặp khó khăn, trắc trở, ta luôn cần sự giúp đỡ từ người khác, mọi người cũng vậy, khi được giúp đỡ, không chỉ người được giúp đỡ vui vẻ mà người giúp đỡ cũng trở nên hạnh phúc hơn
+ Tình thương yêu chính là sợi dây gắn kết con người với nhau. Nhờ tình thương yêu mà con người xích lại gần nhau hơn
+ Dẫn chứng: đất nước ta đã vượt qua bao gian khó, đánh đuổi kẻ địch hùng mạnh, và gần đây nhất là “kẻ thù” virus corona.....
- Mở rộng vấn đề
+ Tình yêu thương không chỉ nói bằng lời mà còn bằng hành động
+ Trong xã hội ngày nay, khi mà sự phát triển của khoa học ngày càng phổ biến, con người dường như thờ ơ, lạnh nhạt với chính “đồng loại” của mình. Một phần cũng do có quá nhiều người lợi dụng lòng tốt của người khác mà lừa gạt. Bởi vậy, những người thực sự cần giúp đỡ lại không được giúp đỡ
+ Chúng ta cần lên án, phê phán những hành vi lừa dối, lạnh nhạt, vô cảm với mọi người xung quanh
- Bài học và liên hệ bản thân
Câu 2:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
TB:
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được viết năm 1948 sau chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 và in trong tập "Đầu Súng Trăng Treo" (1966)
2. Cơ sở hình thành tình đồng chí
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

- Hai câu thơ sóng đôi, đối nhau rất chỉnh mở đầu bài thơ vừa tạo sự đăng đối cho câu thơ vừa thể hiện sự tương đồng về cảnh ngộ
- Tác giả sử dụng hai thành ngữ "nước mặn đồng chua" và "đất cày lên sỏi đá" để giới thiệu về quê hương "anh" và "tôi". Những người lính cùng có xuất thân là nông dân ở những miền quê nghèo khó, lam lũ cùng với nhau hội tụ về đây, người thì ở miền biển, người thì từ miền núi trung du
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!

- Là những người xa lạ, không quen biết nhưng họ đến đây vì một mục đích, một nhiệm vụ, một lý tưởng. Họ cầm súng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Bằng hai hình ảnh sóng đôi cùng với hình ảnh hoán dụ đã khẳng định rõ cơ sở hình thành
- Tình đồng chí còn được nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt
- Câu thơ thứ bảy là một câu đặc biệt chỉ có hai tiếng và một dấu chấm than. Nó như một nút nhấn, một điểm tựa, điểm chốt, như một đòn gánh, gánh hai đầu là những câu thơ đồ sộ. Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm xúc động, lắng đọng về hai tiếng mới mẻ và thiêng liêng đó. Không những thế, nó còn làm bừng sáng cả bài thơ
KB:
- Tổng kết lại nội dung, nghệ thuật
- Cảm nghĩ của bản thân
 
Top Bottom