Các bạn tham khảo đề Khánh Hoà
View attachment 159923
I. Phần đọc hiểu
Câu 1:
Thành phần phụ chú trong câu văn đó là: nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón, chân thành yêu thương và cùng chung bước đi qua những thăng trầm cuộc sống
Câu 2:
Theo văn bản, sau những biến cố cuộc sống, tác giả hướng tình cảm đến những người đã yêu thương vô điều kiện
Câu 3:
Theo em, việc viết hoa từ “Mái Nhà” trong văn bản có ý nghĩa là:
+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình, của nơi để chúng ta trở về
+ Thể hiện sự trân trọng, yêu quý đối với nơi thân thuộc mà vô cùng bình yên ấy
Câu 4:
Trong biến cố đại dịch Covid-19, việc tốt của con người gây ấn tượng nhất trong lòng em là: (có thể chọn bất kì một việc tốt nào đó: phát khẩu trang miễn phí, phát lương thực, thực phẩm miễn phí, chủ động cách li tại nhà, khai báo y tế thành thật,....)
Lí giải: những hành động ấy đã giúp đỡ người gặp khó khăn, gian khổ, nếu không nhận được sự giúp đỡ ấy, có thể họ sẽ không thể vực dậy, mất niềm tin vào cuộc sống, thậm chí là mất đi mạng sống. Hơn nữa, hành động ấy còn thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc ta, sức mạnh tinh thần......
II. Làm văn
Câu 1:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Lòng biết ơn là sự cảm kích, trân trọng và ghi nhớ công lao của người khác dành cho mình
- Phân tích, chứng minh
+ Người có lòng biết ơn là người biết nói cảm ơn sau khi được giúp đỡ, ghi nhớ công ơn của người đã từng giúp đỡ mình
+ Trong cuộc sống, lòng biết ơn được thể hiện qua những việc nhỏ. Đó là khi bạn cảm ơn cha mẹ đã sinh ra mình, chăm sóc, không phụ lòng cha mẹ, phụng dưỡng khi họ về già. Là khi bạn biết nói lời cảm ơn với người vừa giúp đỡ mình,......
+ Lòng biết ơn là một phẩm chất đáng quý. Nó khiến con người sống tốt hơn, mối quan hệ giữa người với người cũng được cải thiện, xã hội trở nên tốt dẹp, văn minh
+ Khi chúng ta được hưởng thành quả thì phải luôn nhớ rằng để tạo ra thành quả ấy, người tạo ra nó đã phải đánh đổi bằng mồ hôi, sức lực, trí tuệ, thậm chí là xương máu
+ Dẫn chứng: một số câu tục ngữ: uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây,....
- Mở rộng vấn đề
+ Cuộc sống này vẫn còn một số người vô ơn, quên đi công lao của người khác. Họ chỉ biết nhận mà không biết cho, khi nhận rồi liền quên đi ơn nghĩa ấy
+ Hành vi ấy đáng bị lên án, phê phán
- Bài học và liên hệ bản thân
Câu 2:
MB:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Thanh Hải, bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” và đoạn trích
TB:
1. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất trời
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
- Tác giả sử dụng phép đảo ngữ đặt từ "mọc" lên đầu câu nhằm nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của mùa xuân. Trung tâm của bức tranh xuân là bông hoa tím biếc hiện lên giữa không gian bao la của dòng sông xanh. Nhưng bông hoa ấy không hề lẻ loi, đơn chiếc, nó đang vươn lên với một sức sống mạnh mẽ. Điều kỳ diệu là tác giả đã sử dụng gam màu chất đặc trưng của xứ Huế đó là sắc tím mộng mơ kết hợp với màu xanh tạo nên một bức tranh xuân nhẹ nhàng, đằm thắm
- Bức tranh xuân ấy trở nên rộn rã tươi vui với sự xuất hiện của tiếng chim chiền chiện
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
+ Những cách nói rất Huế "ơi", "chi" tạo nên âm điệu ngọt ngào, tha thiết, thể hiện cái nhìn trìu mến của tác giả đối với cảnh vật thiên nhiên
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
+ "giọt long lanh" ở đây có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Ta có thể hiểu đó là những giọt mưa mùa xuân, giọt sương sớm mai trong sáng rơi xuống từng nhành cây kẽ lá như những hạt ngọc. Cũng có thể hiểu "giọt long lanh" ở đây theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: đó là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện. Cho dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ cũng thể hiện cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân
+ Thái độ nâng niu trân trọng đối với mùa xuân của tác giả càng được thể hiện rõ nét qua động từ "hứng" đi liền với đại từ "tôi"- cái tôi cá nhân đang hiện diện để tận hưởng, giao hòa với mùa xuân
2. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
- Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời tác giả lại khám phá thêm vẻ đẹp của mùa xuân đất nước với hai đối tượng rất cụ thể. Đó là "người cầm súng" và "người ra đồng". Đây là hai lực lượng tiêu biểu làm hai nhiệm vụ quan trọng là chiến đấu và lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Họ là những người làm nên lịch sử, làm nên mùa xuân
- Hình ảnh hoán dụ "người cầm súng" là tượng trưng cho người chiến sĩ gợi hiện thực chiến tranh gian khổ đi liền với "lộc giắt đầy trên lưng" mang lại cái nhìn mới, gợi liên tưởng đến cành lá ngụy trang trên lưng người chiến sĩ và cũng là ẩn dụ trong mùa xuân mà họ mang lại cho đất nước
- Hình ảnh hoán dụ "người ra đồng" gợi không khí lao động khẩn trương ở hậu phương, đi liền với "lộc trải dài nương mạ" khiến người đọc hình dung ra những cánh đồng màu mỡ và bàn tay gieo trồng sự sống
- "Lộc" ở đây gắn liền với người cầm súng và người ra đồng đã tạo nên sức gợi cảm và nhiều tầng liên tưởng
+ Lộc là những chồi non nhành non của cây cối mùa xuân đang trỗi dậy trên khắp đất trời sau một mùa đông lạnh lẽo
+ Lộc còn có nghĩa ẩn dụ là sức sống, thế vươn lên, sự phát triển của đất nước sau những năm tháng bị chiến tranh tàn phá
- Điệp từ "Lộc" đi cùng với các từ "giắt đầy", "trải dài" đã gợi lên và gây ấn tượng với một sắc xuân bất tận, một sắc xuân tràn trề đang dâng tràn mọi ngả đường của đất nước và rạo rực trong lòng người
- Hai câu thơ tiếp theo cho ta thấy khí thế của mùa xuân đất nước
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
+ Tác giả đã tất khéo léo khi sử dụng nghệ thuật điệp cấu trúc câu, lối so sánh trực tiếp "tất cả như" cùng hai từ láy "hối hả", "xôn xao" gợi tả không khí khẩn trương, rộn ràng, sôi nổi, náo nức, say mê công việc của những con người làm nên mùa xuân đất nước. Mùa xuân được tạo nên từ cái hối hả của công cuộc lao động khẩn trương ấy ở con người
KB:
- Tổng kết nội dung, nghệ thuật
- Cảm nghĩ của bản thân