Văn 9 Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ văn( chung) Sở GD Hải Phòng 2020-2021

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Phần I. Đọc hiểu
Câu 1:
Đoạn trích được trích trong tác phẩm “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, vị trí: đầu bài thơ
Câu 2:
Nội dung của đoạn trích: ký ức về vầng trăng, về mối quan hệ giữa người và trăng trong quá khứ
Câu 3:
“ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là: nhân hoá (cái vầng trăng tình nghĩa)
Tác dụng: phép nhân hoá đã khiến vầng trăng như có sự sống, có tình cảm, cảm xúc giống như con người, trăng cũng có “tình nghĩa”, từ đó khiến trăng thêm gần gũi, thân thuộc, nhấn mạnh sự gắn bó giữa người và trăng trong quá khứ
Câu 4:
Qua đoạn trích trên, em rút ra được bài học là: biết sống hoà hợp với thiên nhiên, hãy luôn nhớ về quá khứ, không được quên đi, sống đúng với đạo lí ân nghĩa, thủy chung, uống nước nhớ nguồn
Phần II. Làm văn
Câu 1:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Sống hoà hợp với thiên nhiên là gì?
- Bàn luận, chứng minh
+ Thiên nhiên là nguồn sống của con người, là nơi cung cấp lương thực thực phẩm, là “ngôi nhà lớn” của nhân loại
+ Thiên nhiên cong mang tới nguồn không khí trong lành, mát mẻ, dễ chịu.
+ Phá hủy thiên nhiên đồng nghĩa vơi việc chúng ta đang phá hủy cuộc sống chính bản thân mình. Vậy nên chúng ta cần phải sống hoà hợp với thiên nhiên
+ Trong quá khứ, dân tộc ta đã trải qua bao cuộc chiến tranh, nhờ thiên nhiên mà chúng ta có thể ẩn náu và trở dậy đánh bại kẻ thù
+ Ngày nay, thiên nhiên đang bị hủy hoại trầm trọng, cũng bởi vậy, chất lượng cuộc sống con người cũng giảm dần. Chúng ta cần có ý thức bảo vệ thiên nhiên
- Mở rộng vấn đề
+ Hiện nay, con người dẫu nhận ra tầm quan trọng của thiên nhiên nhưng việc bảo tồn thiên nhiên vẫn chưa được thực hiện triệt để
+ Con người ngày nay cũng ít tiếp xúc với thiên nhiên, khoa học kĩ thuật phát triển, họ chỉ chăm chú vào chiếc điện thoại, máy tính.... mà thôi
- Liên hệ bản thân
Câu 2:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
TB:
1. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
2. Giới thiệu tình cảnh éo le của cha con ông Sáu và thái độ của bé Thu trước lúc nhận ra cha mình

- Ông Sáu rời nhà đi kháng chiến từ khi Thu chưa ra đời, trong suốt tám năm trời, ông chưa một lần được về thăm nhà cũng như chưa từng một lần nhìn thấy con gái của mình. Bé Thu cũng vậy, nó chỉ biết ông qua tấm hình chụp chung với má.
- Khi cuộc kháng chiến p kết thúc, ông được về thăm nhà vài ngày. Ông vui mừng biết chừng nào. Ông luôn hạnh phúc nghĩ về cuộc đoàn tụ với gia đình, nhất là với đứa con gái bé bỏng của ông. Nào ngờ, bé Thu lại không hề nhận ra ông và coi ông như người xa lạ
- Trong suốt ba ngày phép, bé Thu tỏ ra rất lạnh nhạt, xa cách. Khi cần phải nói với ông Sáu, nó luôn nói trổng. Sự lạnh nhạt lên đến đỉnh điểm khi nó quyết liệt từ chối mọi sự quan tâm, chăm sóc của cha. Tình cảm của em cũng dễ hiểu, bởi em quá yêu thương cha mình, nên khi em thấy một người đàn ông khác lạ nhận làm cha mình thì em không thể chấp nhận.
3. Tình cảm của bé Thu khi nhận ra ông Sáu là cha (trong đoạn trích)
- Và rồi, nhờ có ngoại giải thích nên bé Thu đã hiểu nguyên nhân có vết sẹo trên khuôn mặt người cha. Bây giờ, em mới sững sờ, hối tiếc không nhận ra cha sớm hơn.
- Trước lúc ông Sáu lên đường, nỗi niềm, tâm trạng của Bé Thu bộc lộ rõ trên khuôn mặt, vẻ mặt nó sầm lại, buồn rầu cái nhìn của nó không ngơ ngác, lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa
- Khi ông Sáu chuẩn bị lên đường, bao nhiêu tình cảm dành cho cha lâu nay bị dồn nén và xen lẫn sự ân hận nên Thu đã bộc lộ tình cảm một cách mãnh liệt. Và Thu cất tiếng gọi ba. Đó không phải tiếng gọi bình thường mà là tiếng kêu, tiếng kêu mà "như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người". Mỗi khi đọc đến đây, ta đều không thể cầm được nước mắt bởi tiếng kêu nghe thật xót xa. Tiếng "ba" ấy nó đã cố đè nén suốt bao năm nay, bây giờ cất lên, tiếng "ba" ấy như vỡ tung ra ngay từ đáy lòng nó
- Kèm với tiếng gọi là hành động nhanh như một con sóc, nó chạy xô tới chỗ ba, nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Sự xúc động cao độ đã khiến "làm tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên"
- Thu vừa ân hận vừa hối tiếc, mong sao có thể bù đắp cho ba nên nó vừa khóc vừa van vỉ ba ở nhà, không cho ba đi nữa. Rồi "nó hôn ba nó khắp cùng, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa".
- Sợ ba đi mất, hai tay nó siết chặt, hai chân cũng câu chặt lấy ba và đôi vai nhỏ bé run run. Tình cảm của bé Thu dành cho ba mới to lớn, mạnh mẽ làm sao!
- Cuộc đối thoại giữa Thu vs bà ngoại chính là lí do giúp em nhận ra cha. Nghe đoạn đối thoại đó, hẳn ai trong chúng ta cũng đều xúc động. Khi ngoại hỏi “ba con, sao con không nhận?”, em đã giãy nảy lên, và nói rằng bởi ba em không có vết thẹo. Tám năm xa cách đã khiến em không nhận ra cha mình. Nhưng cho dù thế nào đi nữa thì tất cả hành động của em vẫn toát lên tình yêu thương cha mãnh liệt
=> Qua những biểu hiện tâm lí và hành động của Thu, ta thấy được một cô bé có tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng rất dứt khoát, rạch ròi. Sự cứng đầu tưởng như ương ngạnh của em không đáng trách mà qua đó ta lại càng thêm xúc động trước tình yêu thương cha mãnh liệt của em.
KB:
- Ấn tượng của bản thân đối với nhân vật bé Thu
- Vai trò của bé Thu đối với sự thành công của tác phẩm
 
  • Like
Reactions: ~ Su Nấm ~
Top Bottom