Tham khảo nghen các bạn.
View attachment 160020
Phần I:
Câu 1:
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Viếng lăng Bác: bài thơ được tác giả Viễn Phương viết vào tháng 4 năm 1976 một năm sau khi đất nước giành được độc lập tập, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, tác giả lần đầu tiên từ miền Nam được ra Bắc và vào thăm lăng Bác. Bài thơ Viếng Lăng Bác được sáng tác vào dịp đó và in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)
Câu 2:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
- Hình ảnh thực trong hai câu thơ trên là: hình ảnh mặt trời đi qua trên lăng
- Hình ảnh ẩn dụ, sóng đôi với hình ảnh đó là: hình ảnh mặt trời trong lăng
- Việc xây dựng cặp hình ảnh sóng đôi đó có tác dụng là:
+ Khẳng định công lao to lớn, tầm vóc vĩ đại của Bác Hồ. Nếu mặt trời ở câu thơ thứ nhất là một hình ảnh tả thực là mặt trời của thiên nhiên rực rỡ vĩnh hằng đem lại ánh sáng cho muôn loài ở câu thơ thứ hai đó lại là một hình ảnh ẩn dụ đẹp để khẳng định ca ngợi công lao vĩ đại của Bác đối với nhân dân Việt Nam. Bác đã đem lại hạnh phúc độc lập cho Tổ quốc
+ Đồng thời bộc lộ rõ thái độ tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc của tác giả và nhân dân đối với Bác
Câu 3:
Hình thức: đoạn văn diễn dịch
Độ dài: khoảng 12 câu
Nội dung: Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng viếng Bác qua khổ thơ trên
Yêu cầu tiếng việt: phép nối và thành phần tình thái
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung đoạn trích
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
- Không gian và thời gian lúc này như ngừng lại, giọng thơ chậm rãi diễn tả niềm xúc động cao độ khi được tận mắt thấy người cha già dân tộc
- Bằng biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng thật hợp lý, nhà thơ đã bất tử hóa hình ảnh Bác Hồ. Bác nằm đó như đang trong giấc ngủ bình yên sau bảy mươi chín mùa xuân không hề ngơi nghỉ
- Trong không gian tĩnh lặng, dưới sắc vàng dịu nhẹ của ánh đèn, tác giả đã có một ẩn dụ đẹp "vầng trăng sáng dịu hiền" gợi chúng ta liên tưởng đến tâm hồn thanh cao trong sáng nhân hậu và những vần thơ đầy trăng của người. Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ những vần thơ bát ngát trăng của Bác "Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" hay "Rằm xuân lồng lộng trăng soi/ Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"
- Đối với tác giả, Bác đâu chỉ là vầng trăng sáng mà bác còn là "trời xanh" vô tận
- Bằng hình ảnh ẩn dụ "trời xanh", tác giả đã bất tử hóa Bác Hồ. Bác đã hóa thân thành đất nước, thành hồn thiêng sông núi sẽ sống mãi cùng dân tộc ta như trời xanh kia còn mãi trên đầu
- Cặp từ "vẫn biết-mà sao" vang lên dường như là sự đối lập, sự mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm. Lý trí thì nói bác còn sống mãi với non sông đất nước như trời xanh vẫn còn mãi trên cao nhưng trái tim thì không thể không đau xót trước sự ra đi của Người. Nỗi đau ấy, tiếc thương ấy đâu chỉ của riêng tác giả là của cả dân tộc Việt Nam trước sự ra đi của Bác
Câu 4:
Một văn bản khác trong chương trình Ngữ Văn THCS cũng viết về Bác Hồ, đó là bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ
Phần II:
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: tự sự
Câu 2:
Câu nói: “Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào....” giúp em hiểu được phẩm chất đáng quý của vị danh tướng: có lòng biết ơn, kính trọng người thầy đã từng dạy dỗ mình, ông còn có lòng khiêm tốn, không vì bản thân đã thành danh mà quên đi công lao dưỡng dục, đây chính là đạo lý tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta
Câu 3:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Cách ứng xử là thái độ, hành động đối với người khác của mỗi con người
+ Tấm gương là thứ giúp ta nhìn thấy bản thân mình. Ở đây, tấm gương không chỉ soi vẻ bề ngoài mà còn phản ánh tâm hồn
- Bàn luận, chứng minh
+ Ý kiến "Cách ứng xử là tấm gương phản chiếu nhân cách của mỗi con người" là hoàn toàn đúng
+ Mỗi con người là một cá thể khác nhau, vì thế mà suy nghĩ hay hành động cũng khác. Mỗi hành động, mỗi chi tiết họ biểu hiện ra bên ngoài cũng đều bị chi phối bởi tính cách. Bởi vậy, thông qua cách ứng xử, ta có thể biết được một phần nhân cách của họ
+ Hơn nữa, từ cách ứng xử cao đẹp của một cá nhân, ta có thể học hỏi, rút kinh nghiệm cho bản thân, điều chỉnh lối sống sao cho phù hợp
+ Trong câu chuyện trên, ta thấy được nhân cách cao đẹp của vị tướng. Ngay từ cách xưng hô, ta đã nhận ra ông là một người tôn sư trọng đạo, không quên ơn cũ. Vị tướng đã xưng hô "con-thầy" và nói rõ "con có được nhưng thành công như ngày hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào". Không chỉ là vị tướng tài ba mà ta còn thấy ở con người đó một học trò kính cẩn, lễ phép với người thầy của mình
- Mở rộng vấn đề
+ Không phải ai cũng có cách ứng xử tốt đẹp, vì thế, khi học hỏi từ ai đó, chúng ta cần biết chọn lọc, học những cái tốt, cái đẹp
+ Đồng thời, đối với những cái xấu cần tránh xa
- Bài học và liên hệ bản thân
+ Ý kiến là bài học nhắc nhở con người biết sống tốt
+ Là thế hệ trẻ, là tương lai đất nước, em cảm thấy bản thân cần sống hoà nhập hơn với cộng đồng và làm những điều có ích cho xã hội