Tham khảo đề Bắc Giang nha mọi người.
View attachment 159897
Câu 1:
a.
Thể thơ: tự do
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
b.
Các từ ngữ miêu tả câu tre trong đoạn văn trên là: phong phanh ngực trần, dẻo dai vững bền, đan nhau che bão tố, trong trắng lòng, xanh cật, săn gân, ngay thẳng
c.
- Biện pháp tu từ có trong những câu thơ đó là: phép nhân hoá (thương, mắt nhìn, xoè tay) (hoặc phép liệt kê: trong trắng lòng, xanh cật, săn gân,....)
- Tác dụng: phép nhân hoá khiến cây tre trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn, tre cũng như con người, cũng có tình cảm, cảm xúc, tất cả đều hiện lên thật sinh động. Đồng thời thể hiện sự ca ngợi đối với cây tre
d.
Ba dòng thơ trên gợi cho em liên tưởng tới những phẩm chất tốt đẹp của con người: cần cù, chăm chỉ, kiên trì, đoàn kết, dũng cảm
Câu 2:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích: tinh thần đoàn kết là gì?
- Biểu hiện
+ Trong lịch sử, đất nước ta đã phải trải qua biết bao gian lao, khó nhọc, bao cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đến cuối cùng, chúng ta vẫn vượt qua tất cả để trở thành một đất nước độc lập, tự do như ngày nay. Tất cả đều nhờ tinh thần đoàn kết của cả dân tộc
+ Ngày nay, chiến tranh không còn, chúng ta vẫn giữ được tinh thần đáng quý ấy. Nó được thể hiện ngay trong những hành động nhỏ nhất: giúp đỡ bạn bè, cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách, cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn,.... Đặc biệt, qua đợt dịch Covid-19, tinh thần ấy lại càng được thể hiện hơn nữa. Con người như xích lại gần hơn, thân thiết hơn, trao nhau những giá trị nhỏ bé mà mang ý nghĩa to lớn.....
- Vai trò, ý nghĩa
+ Tinh thần đoàn kết có ý nghĩa to lớn. Trong công việc, nếu biết sử dụng tinh thần đoàn kết thì sẽ dễ thành công hơn. Nhờ có tinh thần đoàn kết mà chúng ta đã tạo một nguồn sức mạnh lớn lao đánh đuổi biết bao kẻ thù xâm lược
+ Cũng bởi vậy, mối quan hệ giữa người với người cũng tốt hơn
+ Trong đại dịch ngày nay, tinh thần đoàn kết lại càng có ý nghĩa hơn. Chỉ là vài cử chỉ nhỏ bé, một chút vật chất nhưng đã làm ấm lòng biết bao con người, cứu sống hàng ngàn người....
- Mở rộng vấn đề
+ Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn những cá nhân sống ích kỉ, thu mình lại. Họ chỉ nghĩ tới bản thân, luôn làm mọi việc một mình, không muốn phải chia sẻ với người khác
+ Hành động đó đáng bị lên án, phê phán
- Liên hệ bản thân
Câu 3:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
TB:
1. Hoàn cảnh sáng tác
2. Niềm xúc động và tiếc thương vô hạn của nhà thơ khi nhìn thấy Bác
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
- Không gian và thời gian lúc này như ngừng lại. Giọng thơ chậm rãi diễn tả niềm xúc động cao độ khi được tận mắt thấy người cha già dân tộc
- Biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng thật hợp lý, nhà thơ đã bất tử hóa hình ảnh Bác Hồ. Bác nằm đó như đang trong giấc ngủ bình yên sau 79 mùa xuân không hề ngơi nghỉ
- Trong không gian tĩnh lặng, dưới sắc vàng dịu nhẹ của ánh nền tác giả đã có một ẩn dụ đẹp “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi chúng ta liên tưởng đến tâm hồn thanh cao trong sáng nhân hậu và những vần thơ đầy trăng của người. Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ những vần thơ bát ngát tình của Bác: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” hay “rằm xuân lồng lộng trăng soi/ Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
- Bác đâu chỉ là vầng trăng trong cảm nhận của nhà thơ mà còn là trời xanh vô tận:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
- Bằng hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” tác giả đã bất tử hóa Bác Hồ. Bác đã hóa thân thành đất nước, thành hồn thiêng sông núi sống mãi cùng dân tộc như trời xanh còn mãi trên đầu
- Cặp từ “vẫn biết - mà sao” dường như là một sự đối lập, sự mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm. Lý trí thì nói Bác còn sống mãi với non sông đất nước nhưng trái tim thì vẫn đau xót trước sự ra đi của Người. Nỗi đau ấy, niềm tiếc thương ấy đâu chỉ của riêng tác giả mà của cả dân tộc Việt Nam.
3. Tâm trạng lưu luyến và ước nguyện muốn được ở mãi bên Bác
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
- Câu thơ đầu như một lời giã biệt chứa đựng những cảm xúc mãnh liệt, nỗi luyến tiếc bịn rịn không muốn rời xa Bác. Đó là tâm trạng của môn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả. Được gần bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ muốn rời xa Bác. Bác thật ấm áp, thật rộng lớn!
- Nhịp điệu câu thơ dồn dập cùng điệp ngữ "muốn làm" đứng ở đầu mỗi câu thơ được nhắc đi nhắc lại tới ba lần để nhấn mạnh ước nguyện thiết tha khẩn khoản của tác giả. Muốn làm con chim dâng tiếng hót, làm đóa hoa dâng sắc hương và làm cây tre trung hiếu để mãi bên Bác.
- Tiếng thổn thức cố kìm nén lại trong nỗi đau chia ly giấu vào những hình ảnh ẩn dụ chứa đựng khát khao được gần gũi, bên người mãi mãi.
- Ở đầu bài thơ ta bắt gặp hình ảnh "hàng tre bát ngát trong sương", cuối bài, ta lại bắt gặp hình ảnh "cây tre trung hiếu". Hình ảnh này tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng gây ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc và thể hiện trọn vẹn cảm xúc của nhà thơ.
- Chủ thể trữ tình từ chỗ xưng "con" giờ ẩn đi trong câu thơ nói lên những tình cảm không chỉ của riêng ai, cảm xúc vì thế mang ý nghĩa khái quát rộng lớn- cảm xúc của bất cứ ai khi vào viếng lăng Bác.
KB:
- Tổng kết lại nội dung, nghệ thuật
- Cảm nghĩ của bản thân về đoạn trích