Câu 1:
a.
Đoạn thơ trên trích trong văn bản "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật
b.
- Các từ cùng trường từ vựng chỉ sự vật liên quan đến công việc của những người lính lái xe là: kính, đèn, mui xe, thùng xe, xe
- Trường từ vựng đó góp phần thể hiện hoàn cảnh sống và chiến đấu khó khăn, gian khổ của họ, họ thiếu thốn về mặt vật chất: những chiếc xe bị biến dạng, mất hết các bộ phận
c.
- Biện pháp tu từ hoán dụ trong câu thơ trên là: trái tim
- Tác dụng:
+ Đây là hình ảnh đẹp gợi ra biết bao ý nghĩa: đó là trái tim yêu nước trái tim can trường. Trái tim ấy hội tụ tất cả vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người lính lái xe
+ Đó cũng là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu đất nước thiết tha của người lính. Hóa ra xe không chạy chỉ bởi nhiên liệu động cơ mà còn bằng tình yêu Tổ quốc
Câu 2:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Làm chủ bản thân là ý thức được hành vi và lời nói của mình, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, biết vượt qua cám dỗ, bình tĩnh, tự tin trong mọi trường hợp
- Biểu hiện
+ Người biết làm chủ bản thân là người tự lập, quyết đoán, có thể đưa ra câu trả lời một cách nhanh và chính xác
+ Làm chủ bản thân là khi ta biết mình đang làm gì, ý thức được việc làm đó là đúng hay sai, biết đưa ra phương án phù hợp với mọi tình huống, trường hợp
+ Biết đưa ra chính kiến, không bị dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác
- Vai trò
+ Người làm chủ được bản thân thường là người chủ động trong cuộc sống. Vì thế, họ luôn sẵn sàng ứng biến trước mọi hoàn cảnh. Bởi vậy mà dễ dàng thành công hơn
+ Đứng trước cám dỗ, nếu con người làm chủ được bản thân thì sẽ tránh được những việc làm sai trái, hướng bản thân tới mục đích đúng đắn
+ Làm chủ bản thân giúp chúng ta biết cách ứng xử chuẩn mực với mọi người xung quanh, nhận được cảm tình, sự ủng hộ
- Mở rộng
+ Trong cuộc sống, không phải ai cũng có thể làm chủ bản thân. Con người chúng ta thường vướng vào cám dỗ, chúng ta có thể dành hàng giờ bên chiếc điện thoại, máy tính mà bỏ bê công việc, hay vì muốn đi chơi mà không hoàn thành công việc....
+ Nghiêm trọng hơn, một số người còn sa vào tệ nạn xã hội
+ Những hành vi ấy cần bị phê phán, được thay đổi
- Bài học và liên hệ bản thân
+ Nỗ lực rèn luyện bản thân, tin tưởng vào chính mình
+ Bắt đầu từ tự chủ lời nói đến hành động
Câu 3:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật anh thanh niên- tiêu biểu cho những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước
TB:
1. Hoàn cảnh sáng tác
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi thực tế Lào Cai mùa hè năm 1970 của Nguyễn Thành Long và được in trong tập "Giữa trong xanh" (1972)
2. Vẻ đẹp của anh thanh niên
- Hoàn cảnh sống và làm việc
+ Anh là một thanh niên 27 tuổi sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa
+ Công việc của anh là "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất dựa vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Công việc ấy đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ, chính xác cao
+ Công việc gian khổ là thế nhưng đối với anh cái gian khổ nhất là phải vượt qua sự cô đơn vắng vẻ quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người
- Anh là một người yêu nghề có trách nhiệm trong công việc và sống có lý tưởng
+ Trong khi mọi người ái ngại cho cuộc sống của anh thì anh lại ao ước được làm việc ở độ cao trên 3000 m vì anh cho rằng như vậy mới là lý tưởng
+ Tuy làm việc có một mình, không người giám sát nhưng anh đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ của hoàn cảnh để làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Ngày nào cũng vậy, anh làm việc một cách đều đặn, chính xác đủ bốn lần trong 1 ngày vào lúc 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối và 1 giờ sáng. Gian khổ nhất là lúc ghi và báo về 1 giờ sáng. Gió rét vào mưa tuyết chỉ chờ anh ra và ào ào xô tới. Vậy mà dù mưa tuyết giá lạnh thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài làm việc
+ Anh không hề có suy nghĩ làm việc tạm bợ mà công việc đã trở thành niềm say mê. Đối với anh, anh luôn mong được cống hiến hết mình cho đất nước, cho sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội
- Anh có những suy nghĩ thật cao đẹp
+ Tuổi trẻ ít nhiều có sự sôi nổi, hứng thú với cái phồn hoa đô thị. Nhưng anh đã từ bỏ nó để theo đuổi đam mê với suy nghĩ thật cao đẹp “ khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được”
+ Không những thế anh còn hiểu rằng công việc của mình gắn với bao anh em đồng chí dưới kia
+ Quan niệm về hạnh phúc của anh cũng thật giản đơn. Anh cảm thấy thật hạnh phúc khi biết một lần sau phát hiện kịp thời một đám mây khô và đã góp phần vào chiến thắng của quân ta
- Anh rất khiêm tốn
+ Anh cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh lại nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác mà anh cho rằng họ đáng vẽ hơn
3. Nhận xét, đánh giá
- Chỉ bằng một số chi tiết tác giả đã khắc họa được chân dung nhân vật chính thật đẹp đẽ không chỉ trong cách làm việc mà còn trong suy nghĩ
- Cùng với anh thanh niên những người lao động thầm lặng ở Sa Pa là những con người đang ngày đêm lao động, suy nghĩ cho tương lai đất nước
KB:
- Cảm nghĩ của bản thân
- Khẳng định lại vẻ đẹp của anh thanh niên cũng như những con người lao động chân chính