Văn 9 Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ văn ( Chung ) - Kiên Giang - Năm học: 2020 - 2021

Lê Phạm Kỳ Duyên

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng ba 2018
488
495
91
20
Phú Yên
THCS Đinh Tiên Hoàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

111284425_2596052290643914_4985225963076425619_n.jpg
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
I. Phần đọc hiểu
Câu 1:
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm "Làng" của nhà văn Kim Lân
Nội dung đoạn trích: tâm trạng và suy nghĩ dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi về đến nhà, sau khi nghe tin dữ về làng
Câu 2:
"Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?"
Những câu văn trên sử dụng các biện pháp tu từ là: liệt kê (các hành động của ông Hai: Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra), điệp ngữ (chúng nó), câu hỏi tu từ
Tác dụng:
+ Câu hỏi tu từ của ông là lời tự hỏi chính mình cùng biện pháp liệt kê đã thể hiện rõ nét tâm trạng dằn vặt, đau khổ trong con người ông Hai
+ Nhấn mạnh tin dữ ấy đã hoàn toàn xâm chiếm tâm trí ông
Câu 3:
"Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy"
Các câu văn trên được liên kết với nhau bằng:
+ Câu (1) và (2): phép nghịch đối (không mà)
+ Câu (2) và (3): phép lặp (họ)
II. Phần làm văn
Câu 1:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Mạng xã hội:
+ Lời chỉ trích, phê phán trên mạng xã hội: là những lời lẽ tiêu cực, dùng để phê phán ai đó hoặc việc nào đó nhưng chưa có chứng cứ hoặc chứng cứ thiếu xác thực khiến người bị chỉ trích tổn thương
- Biểu hiện
+ Ngày nay, mạng xã hội không còn xa lạ với con người, nhất là giới trẻ. Việc sử dụng mạng xã hội là một nhu cầu tất yếu. Nhưng bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại thì vẫn còn nhiều tác hại. Việc chỉ trích, phê phán vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội là một trong số đó
+ Việc phê phán người khác thông qua mạng xã hội ngày càng nhiều. Đôi khi chỉ là lời nói vu vơ, bâng quơ nhưng các bạn trẻ vẫn lấy đó làm cớ để phê phán người khác
+ Có những tin tức do "báo lá cải" đăng, người dùng chưa rõ thực hư ra sao nhưng vẫn đưa ra lời lẽ thiếu văn minh, phê phán đối tượng được nhắc đến
- Hậu quả (Tác động)
+ Gây tổn thương tinh thần lớn tới nạn nhân bị chỉ trích, phê phán. Chỉ bằng những lời lẽ tiêu cực cũng đủ khiến họ suy nghĩ nhiều dẫn tới hành hạ bản thân, thậm chí tự tử
+ Làm xấu đi hình ảnh con người Việt Nam
+ Thế hệ trẻ đã vậy thì tương lai đất nước không thể phát triển hơn, văn minh hơn. Thử nghĩ, cả một xã hội mà ai đó cũng chỉ chăm chăm nhìn vào điểm yếu của người khác rồi xét nét, phê phán thì có được coi là văn minh, phát triển hay không?
- Nguyên nhân
+ Do giới trẻ ngày nay được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, nhiều thiết bị điện tử nhưng chưa được chọn lọc. Họ học không chỉ những điều tốt mà có cả những điều xấu
+ Do thông tin lan tràn trên mạng xã hội, có cả những thông tin chưa được kiểm chứng
- Giải pháp
+ Nâng cao nhận thức người dân
+ Cho trẻ em tiếp xúc với các thiết bị điện tử phù hợp, chọn lọc nội dung...
- Liên hệ bản thân
+ Phải tìm hiểu kĩ càng trước mọi thông tin
+ Không dùng lời lẽ tiêu cực để nói về một ai đó hay một sự việc
+ Phê phán những hành vi cố ý chỉ trích...
Câu 2:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích
TB:
1. Hoàn cảnh sáng tác
2. Hình ảnh những chiếc xe không kính ảnh thật đến trần trụi

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng

- Xưa nay, tàu xe khi đưa vào thơ ca thường lãng mạn hóa, mỹ lệ hóa, trở thành những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng như "Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền" hay "Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng" nhưng với nhà thơ Phạm Tiến Duật Ông đã sáng tạo nên một hình ảnh thơ thật mới lạ độc đáo. Đó là hình ảnh những chiếc xe không kính.
- Điệp từ "không" liên tiếp trong một câu thơ đã khẳng định một điều chắc chắn rằng những chiếc xe này vốn dĩ là có kính. Câu thơ đầu vang lên như một lời thông báo xe không kính không phải là do nhà sản xuất tạo ra. Câu thơ đậm chất văn xuôi cùng lối nói khẩu ngữ đã miêu tả những chiếc xe bị hư hỏng bộ phận. Đồng thời gợi lên tâm trạng xót tiếp, xuýt xoa, pha chút thanh minh, phân bua
- Vậy điều gì đã khiến chiếc xe biến dạng? Câu thơ thứ hai đã giải thích nguyên nhân vì sao xe không có kính. Điệp từ "bom" cùng hai động từ mạnh "giật", "rung" đã nhấn mạnh sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, đó chính là nguyên nhân khiến những chiếc xe biến dạng
3. Tâm hồn lạc quan trẻ trung sôi nổi của người lính
Nhìn thấy gió vào xóa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái

- Không có kính chắn gió các anh phải đối mặt với bao khó khăn thử thách của thiên nhiên, nào là gió lùa mắt đắng, nào là cánh chim trời đột ngột, bất ngờ.
- Điệp từ "nhìn" kết hợp với những động từ "sa", "ùa" càng tô đậm những khó khăn gian khổ mà người lính phải trải qua trên cung đường Trường Sơn
- Các hình tượng "bụi", "mưa" đi liền với các động từ mạnh "phun", "xối" đã tô đậm tính chất khốc liệt của thiên nhiên bởi "Trường Sơn Đông nắng Tây mưa/ Ai chưa đến đó như chưa biết mình"
- Bằng tinh thần lạc quan, những người lính lái xe đã biến những khó khăn nguy hiểm thành điều kiện, thành niềm vui. Hiện thực thì vô cùng khốc liệt nhưng bằng một nghị lực phi thường, một tâm hồn lãng mạn, những vật đó trở thành những người bạn đồng hành cùng người lính.
- Bằng giọng thơ tiểu táo và nghệ thuật nhân hóa đã làm cho hiện thực gian khổ bị mờ đi. Hóa ra không có kính không phải là dở mà lại là cái hay bởi qua ô cửa kính người lính được giao hòa trực tiếp với thiên nhiên.
- Hình ảnh con đường chạy thẳng vào tim là một ẩn dụ đẹp. Đó là con đường cách mạng-con đường trái tim người lính
KB:
- Khẳng định vẻ đẹp của người lính, liên hệ tới thế hệ trẻ ngày nay
- Nêu cảm nghĩ bản thân
 
Top Bottom