Câu 1:
a. Từ láy: nhỏ nhoi
b. Phép nối
c. Vì chỉ khi ước mơ ta mới có động lực, không ngừng cố gắng, phấn đầu vượt qua khó khăn, sáng tạo để vượt qua thử thách và từ đó biến ước mơ thành hiện thực
d. Muốn biến ước mơ thành hiện thực thì bản thân phải hạnh động nhiều hơn nói, không ngừng vươn lên từng ngày
Câu 2:
1. Dẫn dắt vấn đề
2. Giải thích:
- “Ước mơ” là những mong muốn, nguyện ước tốt đẹp mà con người mong muốn có được trong tương lai.
3. Phân tích:
a. Vai trò
- sống trên đời mỗi người cần có những ước mơ, những khát vọng, mục đích sống riêng, đó sẽ là định hướng cho những nỗ lực, cố gắng để thực hiện thực hóa mục tiêu.
- Nếu có những ước mơ, chúng ta không chỉ huy động được toàn bộ những cố gắng, nỗ lực mà còn giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống.
- Có ước mơ con người sẽ vạch ra những kế hoạch cho tương lai, từ đó dần hoàn thiện bản thân và từng bước hiện thực hóa giấc mơ.
- Ước mơ cũng giúp cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn, con người sẽ biết mình muốn gì, cần làm gì từ đó tiết kiệm được thời gian, công sức mà tránh được tình trạng mất phương hướng, sống không mục đích.
thách dẫu gian nan nhất.
b. Cần làm gì để thực hiện ước mơ
- Có kế hoạch và mục tiêu cụ thể
- Không ngừng đòi hỏi, sáng tạo
- Không được nản lòng trước khó khăn, thử tháhc
...
c. Phản đề:
Phê phán những kẻ chỉ biết ước mơ mà không hành động
3. Liên hệ bản thân
Câu 3:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2. Phân tích:
a. Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí
- Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:
''Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.''
- Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa,... Từ "mặc kệ"cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung lay trong cơn gió nơi quê nhà xa xôi.
- Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính :
+ Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống pháp hiện lên rất cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày, sự khổ sở của những cơn sốt rét rừng hành hạ, trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Nhưng những người lính vẫn cười bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội "thương nhau tay nắm lấy bàn tay".
+ Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở "chân không giày" và thời tiết "buốt giá". Cặp từ xưng hô "anh" và "tôi" luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, có khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.
b. Biểu tượng đẹp, giàu chất thơ của tình đồng chí
- Ba câu cuối cùng kết thúc bài thơ bằng một hình ảnh thơ thật đẹp:
''Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.''
- Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút "chờ giặc tới". Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả...
- Câu thơ cuối cùng mới thật đặc sắc: "Đầu súng trăng treo". Đó là một hình ảnh thật mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya.
- Nhưng nó còn là một hình ảnh thơ độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú sâu xa.
+ "Súng" biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. "Trăng" biểu tượng cho vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn.
+ Hai hình ảnh ''súng'' và ''trăng'' kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng
=> Đoạn kết bài thơ là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính