Câu 1:
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận
2. Theo tác giả khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục con người
có những cách ứng xử là:
+ Có người bi quan, chán nản, thất vọng, thối trí
+ Có người lại gắng mình vượt qua
3. "Thành đạt tức là làm được một cái gì đó có ích cho mọi người cho xã hội được xã hội thừa nhận"
Hoàn toàn đồng ý vì:
+ Sự phấn đấu, nỗ lực của bản thân là điều quan trọng làm nên thành công
+ Người thành đạt không những phải phấn đấu trong học tập mà còn phải trau dồi cả đạo đức nữa. Như vậy mới được toàn xã hội tôn vinh, trân trọng
+ Nếu thành công mà không gắn liền với lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng thì không thể gọi là thành đạt được
Câu 2:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Cơ hội là gì?
- Biểu hiện của việc nắm bắt cơ hội
+ Người biết nắm bắt cơ hội luôn luôn chủ động, tìm tòi, sáng tạo nên những điều mới mẻ, không chịu thụ động, ngồi yên để cơ hội vụt qua mất
+ Năng động, linh hoạt, nhanh nhạy trong tư duy, lối nghĩ
+ Học cách nắm bắt nhu cầu của xã hội
+ Cơ hội không phải do người khác tạo ra mà do chính bản thân mỗi người tự tạo
- Vai trò, ý nghĩa
+ Biết nắm bắt cơ hội là chúng ta đã nắm được bí quyết để thành công
+ Không những thế, đó còn là cơ hội để khẳng định mình, để bản thân được toàn xã hội công nhận
+ Cho dù bây giờ chúng ta đã có tấm bằng tốt nghiệp, gia cảnh tốt nhưng không biết nắm bắt cơ hội thì những thứ đó cũng sẽ trở nên vô nghĩa, dần biến mất
- Mở rộng vấn đề
+ Biết nắm bắt cơ hội không đồng nghĩa với việc gian lận, lấy của người khác trở thành của mình
+ Cũng có người muốn thành công nhưng lại dựa dẫm vào người khác....
- Bài học và liên hệ bản thân
Câu 3:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
TB:
1. Hoàn cảnh sáng tác
2. Trong khung cảnh bao la của biển trời hình ảnh con thuyền đánh cá của những người ngư dân hiện lên thật đẹp, thật thơ mộng
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
L
ướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
+ Biện pháp khoa trương và bút pháp lãng mạn đã biến con thuyền trở nên kỳ vĩ, khổng lồ hòa nhập với kích thước vũ trụ. Cảnh thực mà như ảo, giữa mênh mông trời nước con thuyền là trung tâm vừa đẹp vừa khỏe khoắn lướt lên to lớn, hào hùng đầy thơ mộng, nó có gió làm lái, trăng làm buồm, lướt đi giữa biển bằng mà như lướt trên mây cao.
+ Hàng loạt các động từ mạnh rải đều trong từng dòng thơ diễn tả chuyến ra khơi đánh cá giống hệt như một trận đánh hào hùng, mà trong đó, con thuyền là hội tụ đầy đủ sức mạnh, còn con người là những chiến sĩ dũng cảm: cũng thăm dò, cũng dàn đan thế trận, giăng lưới, bủa lưới
+ Hai chữ “thuyền ta” đứng đầu khổ thơ- sau nó là rất nhiều hành động của con người vừa tạo ra lối thơ vắt dòng vốn quen thuộc trong thơ Huy Cận đồng thời thể hiện niềm tự hào của nhà thơ khi được gắn bó thân thiết với con thuyền
3. Bức Tranh kỳ thú về sự giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long
- Biện pháp liệt kê cùng với việc vận dụng sáng tạo cách nói dân gian "chim, thu, nhụ, đé" khiến cho câu thơ trở nên nhịp nhàng uyển chuyển đồng thời ngợi ca sự giàu có và phong phú của biển cả quê hương
- Nghệ thuật ẩn dụ ở câu thơ thứ hai là một sáng tạo thú vị của nhà thơ. Bằng sự nhạy cảm tinh tế cùng trí tưởng tượng phong phú khi quan sát con cá song, Huy Cận đã liên tưởng tới cái thân dài và dày cùng với những chấm tròn màu đen hồng trên vảy của nó giống cây đuốc lấp lánh dưới ánh trăng đêm. Nhà thơ giống như một họa sĩ đang thổi hồn vào bức tranh cá những màu sắc tuyệt đẹp, cả đàn cá dưới đêm trăng đang rất dốt như đi hội. Biển thật đẹp và thơ mộng trữ tình
- Đêm hội đó còn sống động và tuyệt vời hơn bởi câu thơ thứ ba: trăng làm cho cá thêm đèn và cá làm cho biển lấp lánh thêm
- Biện pháp nhân hóa cùng trí tưởng tượng phong phú ở câu thơ cuối khổ đã làm đêm trăng Hạ Long đẹp như cảnh thần tiên. Vũ trụ như một thực thể sống, nó thở, tiếng thở của biển đêm chính là ánh sao lùa sóng nước. Đây là hình ảnh đảo ngược, sóng biển đu đưa lùa ánh sao trời nơi đáy nước chứ không phải bóng sao lùa bóng nước
4. Khung cảnh lao động hòa cùng thiên nhiên và sự bao dung của biển cả
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
- Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá trở thành bài ca đầy niềm vui, giao hòa cùng thiên nhiên. Bài hát làm không khí lao động thêm vui tươi, công việc lao động bớt mệt nhọc. Trước tâm hồn phơi phới của con người làm chủ đất trời và tinh thần lạc quan công việc đánh cá trở nên nhẹ nhõm
- Trong cái nhịp lãng mạn sóng cũng như đang xô bóng trăng dưới nước cùng gõ vào mạn thuyền với con người để xua cá vào lưới. Như vậy con người đã cùng thiên nhiên hòa hợp trong lao động
- Nghệ thuật so sánh "biển như lòng mẹ" khiến biển thật ấm áp, thật bao dung, sẵn sàng dâng tặng những gì đẹp nhất cho con người. So sánh biển với mẹ còn là sự biết ơn của con người trước ân tình của biển cả
KB:
- Tổng kết lại nội dung, nghệ thuật
- Khẳng định vẻ đẹp của biển cả, không khí lao động hăng sau của con người
- Nêu cảm nghĩ bản thân