I. Phần đọc hiểu
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu là: biểu cảm
Câu 2:
Nội dung của ngữ liệu: cái đẹp và cái hay của tiếng Việt
Câu 3:
Biện pháp tu từ từ vựng chính được sử dụng trong đoạn thơ thứ hai là: so sánh
Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự biến hoá muôn màu của tiếng Việt
+ Ca ngợi vẻ đẹp của tiếng Việt
Câu 4:
Qua đoạn ngữ liệu, tác giả muốn gửi gắm tình cảm trân trọng, nâng niu, yêu quý đối với tiếng Việt- thứ tiếng mẹ đẻ, đồng thời ca ngợi sự giàu có của tiếng Việt
II. Phần tập làm văn
Câu 1:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Tiếng nói dân tộc là ngôn ngữ của một quốc gia, nó là tài sản quý giá đối với mỗi đất nước, nó thể hiện sự độc lập, riêng biệt của một nền văn hoá,
- Bàn luận, chứng minh
+ Ngày nay, với sự hội nhập sâu rộng của văn hoá nước ngoài, học sinh Việt Nam phần nào bị ảnh hưởng. Bên cạnh những việc tốt, có không ít việc xấu, trong đó có tình trạng học đòi, nói tiếng nước ngoài, chê tiếng mẹ đẻ
+ Nhiều bạn trẻ thích sử dụng cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài trong giao tiếp hằng ngày và cho rằng như vậy là hay, nhưng ngược lại, điều này gây phản cảm
+ Tiếng Việt hay và phong phú như thế nhưng thế hệ trẻ ngày nay lại không nắm rõ, chê bai tiếng Việt nghèo nàn, rất nhiều bạn nói tục chửi bậy. Hành động ấy vô hình trung đã làm xấu đi nét đẹp con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế
+ Việc lạm dụng tiếng lóng, tiếng nước ngoài làm cho tiếng nói dân tộc bị méo mó, mất đi giá trị vốn có
+ Không thể phủ nhận việc học tập các nền văn hoá nước ngoài nhưng chúng ta cần biết chọn lọc, đồng thời không làm mất đi tiếng nói dân tộc, giá trị, bản sắc văn hoá của đất nước Việt Nam
- Bài học và liên hệ bản thân
Câu 2.1
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Câu 2.2
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
TB:
1. Hoàn cảnh sáng tác
2. Hình tượng người lính trong đoạn thơ
- Họ có tinh thần vượt khó, vượt khổ để hoàn thành nhiệm vụ và tình yêu nước mãnh liệt
- Tinh thần lạc quan yêu đời
+ Miệng cười vang lên giữa cái khắc nghiệt của thời tiết. Đó là nụ cười tê tái nhưng vẫn là sức mạnh để chiến thắng
+ Cái nắm tay là cử chỉ ân cần, trìu mến giữa những con người cùng chung chiến tuyến
- Không chỉ chia sẻ cùng nhau những niềm vui nỗi buồn mà họ còn chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
+ Những người lính trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp cùng chịu bệnh tật, cùng phải trải qua những cơn sốt rét rừng ghê gớm, họ cùng thiếu cùng rách
• Nghệ thuật liệt kê "áo", "quần", "chân không giày" đã tô đậm thêm cuộc kháng chiến p vô cùng khó khăn gian khổ thiếu thốn. Nhưng có đồng đội ở bên, cho dù có khó khăn hơn nữa, họ vẫn vững vàng tinh thần để vượt qua
• Chính tình đồng đội đã tiếp thêm cho họ động lực để vượt lên buốt giá mình cười đi qua gian lao lạc quan và yêu đời
• "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" đây là một cử chỉ rất cảm động, chứa chan tình cảm chân thành. Qua cái bắt tay họ truyền cho nhau hơi ấm, truyền cho nhau niềm tin, ý chí và nghị lực. Họ gắn bó với nhau trong đời thường để cùng gắn bó trong chiến đấu, cùng sống chết cho lý tưởng
+ Sự gắn bó đồng cảm đã giúp các anh vượt qua tất cả sự thiếu thốn đó
+ Tác giả đã xây dựng những cặp câu sóng đôi đối xứng nhau. Đáng chú ý là bao giờ người lính cũng nói về bạn trước khi nói về mình, chữ "anh" bao giờ cũng xuất hiện trước chữ "tôi"
+ Chính tình đồng đội đã tiếp thêm cho họ động lực để vượt lên buốt giá, mỉm cười đi qua gian lao, lạc quan và yêu đời
3. Biểu tượng cao đẹp giàu chất thơ về tình đồng chí
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
- Hai câu thơ đầu sử dụng từ ngữ hình ảnh chân thực "rừng hoang sương muối" mở ra một không gian và thời gian hoang vu, vắng vẻ, lạnh giá của Đêm Đông
- Chính ở cái nơi vô cùng khó khăn gian khổ "rừng hoang sương muối" ấy thì tình đồng chí của họ lại hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp
- Trên cảnh nền hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên những người lính phục kích chờ giặc tới trong tư thế chủ động. Họ sát cánh bên nhau tạo nên một sức mạnh vô cùng như một bức tượng đài vững chắc trước kẻ thù. Cụm từ "đứng cạnh bên nhau" thay cho các đại từ nhân xưng "anh- tôi" càng tô đậm sự kề vai sát cánh của những người lính. Động từ "chờ" cho thấy tư thế chủ động của người lính trong đêm phục kích. Đó cũng là tinh thần trách nhiệm của những người lính trước giờ phút bước vào trận đánh
- Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh giữa khung cảnh và toàn cảnh. Khung cảnh thì lạnh lẽo buốt giá nhưng toàn cảnh lại ấm áp tình đồng đội
- Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" là hình ảnh độc đáo bất ngờ là điểm nhấn của toàn bài.
- Đây là hình ảnh thực vừa là hình ảnh lãng mạn. Nó gợi ra sự liên tưởng thú vị của thiên nhiên trong mát, của cuộc sống thanh bình, người lính cầm súng chiến đấu để bảo vệ hòa bình cho Tổ quốc
- Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ mộng, tất cả hòa quyện bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính
KB:
- Tổng kết lại nội dung, nghệ thuật
- Nêu cảm nghĩ bản thân