I. Phần đọc hiểu
Câu 1:
Đoạn thơ trích trong tác phẩm "Đoàn thuyền đánh cá" của nhà thơ Huy Cận
Câu 2:
Biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối là phép so sánh
Tác dụng:
+ Làm câu thơ có sự truyền cảm mãnh liệt
+ Biển hiện lên thật dịu dàng, nhân hậu, như lòng mẹ bao dung
+ Đồng thời thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của những người dân chài đối với biển cả quê hương
Câu 3:
Hai từ láy được sử dụng trong đoạn văn là: ngơ ngác, lạ lùng
Câu 4:
Hai câu văn đầu tiên liên kết với nhau bằng phép thế
Từ ngữ dùng để liên kết là: nó- con bé
II. Phần làm văn
Câu 1:
MB: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
TB:
- Giải thích
+ Thời gian là một khái niệm trừu tượng, ta thường thấy thời gian được đo đếm bằng giờ, phút, giây...
+ Vàng là vật hữu hình, có giá trị cao, rất quý giá
=> Trên thực tế, thời gian còn quý giá hơn vàng, câu ngạn ngữ ví thời gian như vàng không phải để so sánh về giá trị mà muốn nhấn mạnh hơn về tầm quan trọng, sự quý giá của thời gian
- Bàn luận, chứng minh
+ Thời gian không thể cân đo, đong đếm như những vật hiện hữu được. Giá trị của thời gian nằm ở việc ta đã sử dụng nó ra sao.
+ Thời gian trôi đi, không bao giờ quay lại, mọi thứ cũng thay đổi dần theo thời gian. Đối với con người, thời gian là quá trình trưởng thành, phát triển, hoàn thiện bản thân và học cách vượt qua cám dỗ, bản lĩnh phá bỏ mọi giới hạn, rào cản
+ Có những nỗi đau, mất mát sẽ không bao giờ mất đi, nhưng theo thời gian, nó sẽ trở nên nhạt nhoà, phai dần.
+ Không nhưng thế, thời gian còn là thước đo giá trị bản thân.
+ Lãng phí thời gian sẽ khiến con người nuối tiếc, hụt hẫng
- Mở rộng vấn đề
+ Quý trọng thời gian là rất tốt nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc sống gấp gáp, vội vàng, luôn chạy theo thời gian mà quên đi bản thân cần nghỉ ngơi
+ Trân trọng thời gian là khi ta sử dụng nó vào mục đích đúng đắn, biệt phân chia thời gian hợp lý, biết kết hợp giữa thời gian cho bản thân và mọi người xung quanh
+ Ngày nay, thế hệ trẻ dường như đã quên đi giá trị của thời gian. Nhiều bạn trẻ dùng phần lớn thời gian của mình vào những thứ vô bổ như chơi game quá nhiều, dành thời gian cho mạng xã hội mà đáng lẽ trong khoảng thời gian đó, họ nên học bài, làm việc...
- Bài học
KB: Khẳng định lại vấn đề
Câu 2:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
TB:
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ Ánh trăng được tác giả Nguyễn Duy sáng tác năm 1978, trong một đêm mất điện tại thành phố Hồ Chí Minh. Được sáng tác 3 năm sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng
2. Suy ngẫm của tác giả về hình ảnh ánh trăng
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
- Nhà thơ lặng lẽ đối diện với vầng trăng trong tư thế lặng im có phần thành kính ngửa mặt lên nhìn mặt
- Từ mặt cuối câu thơ là một từ nhiều nghĩa tạo nên sự đa dạng của ý thơ
+ Nhà thơ đối diện với mặt trăng hay nói cách khác là quá khứ đối diện với hiện tại thủy chung tình nghĩa đối diện với bạc bẽo, vô tình
+ Đối diện với vầng trăng nhà thơ như đối diện với lương tâm của chính mình để tự vấn và cảm thấy sự bội bạc của chính mình, hổ thẹn, ân hận về sự đổi thay
- Tiết tấu nhịp điệu câu thơ ban đầu như chậm lại, cuộc đối thoại không lời trong khoảnh khắc ấy làm nhà thơ rưng rưng, tiếc nuối. Nhịp thơ dần nhanh lên trong những câu thơ sau cùng với điệp từ "như là" khiến bao kỉ niệm lại ùa về trong nỗi nhớ
- Hình ảnh "đồng sông bể rừng" lại một lần nữa xuất hiện càng nhấn mạnh về quá khứ nghĩa tình thủy chung
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
- "Trăng cứ tròn vành vạnh" là biểu tượng cho quá khứ vẹn nguyên nghĩa tình không thay đổi dù cho con người có vô tình đổi thay
- Ánh trăng còn được nhân hóa "im phăng phắc" gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung độ lượng của một người bạn, một nhân chứng nghĩa tình chung thủy, cái nhìn im lặng đó của trăng như đang nhắc nhở nhà thơ, như đánh thức lương tâm mỗi người để con người rút ra bài học về cách sống ân nghĩa thủy chung
- Tình cảm của trăng chính là tình cảm của những người đồng chí đồng đội, của đồng bào, của nhân dân. Sự im lặng ấy làm nhà thơ "giật mình" thức tỉnh. Cái giật mình của lương tâm nhà thơ thật đáng trân trọng, nó thể hiện sự suy nghĩ trăn trở tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn
- Bài thơ gửi đến mọi người lời nhắc nhở về lẽ sống đạo lí ân nghĩa thủy chung, uống nước nhớ nguồn- một truyền thống cao đẹp của dân tộc
KB:
- Tổng kết nội dung, nghệ thuật
- Nêu cảm nghĩ bản thân