Văn 9 Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn (chung) - Bắc Kạn - Năm học: 2020 -2021

Lê Phạm Kỳ Duyên

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng ba 2018
488
495
91
20
Phú Yên
THCS Đinh Tiên Hoàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

110956963_285759979343098_5540429437631329723_n.jpg
 

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
19
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
Phần 1
Câu 1: PTBĐ chính: Biểu cảm
Câu 2: BPTT so sánh: như con chim suốt ngày gọi bạn
Câu 3: Câu thơ được hiểu là: quả xanh muốn ngọt được trải qua một quá trình tích tụ nhựa cây, Cũng như vậy muốn có thành quả tốt đẹp, con người cũng phải cố gắng vun trồng
Câu 4: Cảm nhận nỗi lòng cha mẹ qua đoạn thơ
- Cha mẹ muốn nói với các con rằng ở cuộc đời, bất kể điều gìtốt đẹp đến cũng phải có quá trình tích lũy của nó. Cũngnhư vậy, cha mẹ muốn gửi đến con cái cua minhf lời khuyên muốn đạt được thành tựu ngay từ bây giờ phải không ngững nỗ lực cố gắng
- Đoạn thơ thể hiện tình yêu của cha mẹ dành cho con
Phần 2
Câu 1:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài:
a. Giải thích
- Ý chí, nghị lực là bản lĩnh, sự dũng cảm và lòng quyết tâm cố gắng vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu để đạt được mục tiêu đề ra.
- Người có ý chí nghị lực là người có ý chí sức sống mạnh mẽ, luôn kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc đời để vươn lên, khắc phục hoàn cảnh đi đến thành công.
b. Nguồn gốc, biểu hiện của
- Nguồn gốc
+ Nghị lực của con người không phải trời sinh ra mà có, nó xuất phát và được rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống. Ví dụ: Nguyễn Sơn Lâm…
- Biểu hiện của ý chí nghị lực
+ Người có nghị lực luôn có thể chuyển rủi thành may, chuyển họa thành phúc, không khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại do số phận. Ví dụ: Milton, Beethoven…
+ Luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn bằng cách tự lao động, mưu sinh, vừa học vừa làm, tự mở cho mình con đường đến tương lai tốt đẹp.
+ Những người bị bệnh tật hiểm nghèo hoặc bị khiếm khuyết trên thân thể: cố gắng tự chăm sóc cho bản thân, cố gắng tập luyện, làm những việc có ích.

c. Vai trò
- Nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: Bill Gate,…
- Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống
- Thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn
- Trở thành những tấm gương về ý chí, nghị lực vượt lên số phận.
- Người có ý chí nghị lực sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác.

d. Mở rộng
- Phê phán những người không có ý chí, nghị lực:
+ Những người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời.
+ Những người có điều kiện đầy đủ nhưng không chịu học tập, buông thả, không nghĩ đến tương lai
+ Những người khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số phận
=> Lối sống cần lên án gay gắt.
- Phương hướng rèn luyện
+ Rèn luyện ý chí, nghị lực, luôn biết vươn lên, vượt qua khó khăn trong cuộc sống
+ Biết chấp nhận những khó khăn, thử thách, coi khó khăn, thử thách là môi trường để tôi luyện
* Bài học nhận thức và hành động
- Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách thì nghị lực sống là rất quan trọng.
- Cần phải học cách rèn luyện mình để có thể vững vàng và trưởng thành hơn sau mỗi lần vấp ngã
- Rèn luyện bản thân thành người có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi chông gai và thử thách trên chặng đường dài.
- Lên án, phê phán những người sống mà không có ý chí nghị lực, không có niềm tin về cuộc sống.
- Học tập những tấm gương sáng để đi tới thành công.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò quan trọng của ý chí nghị lực trong cuộc sống
- Liên hệ bản thân

Câu 2:
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
2. Thân bài
a. Ý nghĩa nhan đề
- Mùa đầu tiên trong một năm, với sự tươi đẹp, tràn trề sức sống của đất trời
- Nghĩa bóng chỉ phần tuổi trẻ đẹp đẽ nhất của mỗi con người, hoặc cũng là để chỉ phần đẹp đẽ nhất trong tâm hồn con người. Hai từ “mùa xuân” đứng bên cạnh từ “nho nhỏ” thể hiện thái độ khiêm nhường, và vô cùng chân thành của nhà thơ.
b. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và con người
- Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả (lưu ý, tác giả viết bài thơ 11/1980 - lúc này đang là mùa đông)
+ Hình ảnh vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế được khắc họa qua: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng
+ Âm thanh tiếng chim chiền chiện báo xuân về như kết tinh thành “từng giọt long lanh”
+ Vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện qua góc nhìn của tác giả cũng như tấm lòng trân trọng của tác giả trước thiên nhiên, cuộc đời
+ Lời trò chuyện thân mật cùng tự nhiên và sự trân trọng sự sống được thể hiện qua hành động “đưa tay hứng” của tác giả
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
+ Giọt long lanh được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ chỗ âm thanh được cảm nhận bằng thính giác chuyển sang cảm nhận bằng thị giác và xúc giác “đưa tay hứng”.
=> Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng.
c. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước
- Sáng tạo của tác giả thể hiện qua việc dùng từ “lộc” và hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng”
+ Hình ảnh người lính cầm súng với quanh mình là lá ngụy trang: Mùa xuân là những cành lộc non giắt trên lưng để che mắt kẻ thù
+ "Lộc" đối với những người ở hậu phương: Là những mầm ngô, cây sắn, cây lúa mới đang trải ra khắp ruộng đồng, nương rẫy
=> Cả Tổ quốc đang "hối hả", sục sôi bước những bước chân đầu tiên đầy gian khổ trong quá trình xây dựng đất nước
+ Điệp từ "tất cả": Lời khẳng định của nhà thơ cả đất nước đang rộn ràng, tươi vui, phấn đấu xây dựng
- Nghệ thuật: So sánh, hệ thống từ láy gợi hình gợi cảm => Miêu tả không khí rạo rực, rộn ràng của cả dân tộc đang phấn đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc bài thơ.
 
Top Bottom