I. PHẦN ĐỌC HIỂU:
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Đặt nhan đề cho văn bản: Cậu bé và những con sao biển
Câu 2:
Phép liên kết hình thức: phép lặp (từ "tôi, biển, ném")
phép thế ( "thứ gì đó" và "những con sao biển")
Câu 3:
Suy nghĩ về câu nói: chỉ ra được
- Mặc dù cậu bé biết nó chẳng là gì so với hàng trăm con sao biển bị thủy triều đánh dạt vào bờ kia nhưng ít nhất cậu đã làm được 1 điều gì đó, ít nhất thì một vài con sao biển được sống sót quay trở về đại dương, đó cũng là 1 việc bình dị nhưng ý nghĩa vô cùng
- Việc làm và câu nói của cậu bé vừa thể hiện sự tốt bụng, có sự kiên trì và thêm vào đó là lòng yêu thiên nhiên, vạn vật
- Cái tâm của cậu luôn mong muốn được làm những việc tốt có ích, ấy là một tâm hồn đẹp luôn hướng tới những điều bình dị không cần lớn lao mới có ý nghĩa
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN:
Câu 1:
P1: Mở đoạn: Trong cuộc sống chúng ta có vô vàn những công việc nhỏ bé, bình dị nhưng lại có 1 ý nghĩa sâu sắc, nhưng hầu như người ta đều bỏ qua vì nghĩ nhỏ bé, có khi là tầm thường.
P2: Thân đoạn:
Ý 1: Khẳng định: Có vô số điều bình dị nhưng không nhỏ bé và không phải không có ý nghĩa:
- Cậu bé trong văn bản tuy chỉ cứu được một số lượng sao biển rất nhỏ so với hàng trăm con sao biển bị thủy triều đánh dạt vào bờ nhưng những con sao biển may mắn được cứu ấy lại được như sống sót thêm 1 lần, được quay lại biển cả mênh mông,... 1 mạng sống phải chăng không phải là điều đơn giản
- Khi chúng ta chỉ cần cho người ăn xin, những con người khốn khó dù 1 số tiền rất ít nhưng cũng đủ cho họ không phải chịu đói 1 bữa, đó chẳng phải ý nghĩa của điều bình dị hay sao
Ý 2: Những điều bình dị sẽ cho con người 1 niềm vui trong lòng
- Cậu bé trong chuyện cứu được ít sao biển đấy, nhưng ít nhất cậu đã làm được 1 việc tốt, trong lòng cậu chắc hẳn rất vui và nó như động lực thôi thúc cậu làm tiếp vậy
- Trong cuộc sống cũng thế, không cần phải làm những điều lớn lao mới làm ta thấy vừa lòng và vui vẻ với những việc đó. Chỉ cần hàng ngày bạn làm những điều bình dị như giúp 1 bà cụ qua đường, giúp em nhỏ 1 bài toán, cho người ăn xin dù chỉ 1 nghìn, 2 nghìn những số tiền ít ỏi nhưng chắc hẳn trong lòng bạn sẽ vui vẻ và cảm thấy hạnh phúc.
P3. Kết đoạn: Khẳng định lại có những điều bình dị nhưng có ý nghĩa, kêu gọi mỗi ngày chúng ta phải biết làm được 1 điều bình dị, bởi tích tiểu ắt thành đại, những việc nhỏ bé bạn làm sẽ có 1 ý nghĩa lớn
Câu 2:
I. Mở bài:
1. Tác giả Kim Lân: là nhà văn có sở trường viết truyện ngắn, ông viết rất thành công về đề tài nông thôn và nông dân trong đó phải kể đến tác phẩm "Làng"
2. Dẫn dắt vào tác phẩm:
- Tác phẩm ra đời năm 1948 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Kể về lòng yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai qua đó ngợi ca phẩm chất yêu nước của người nông dân Việt Nam
- Bằng sự khéo léo xây dựng nhân vật tâm lí (ông Hai) đặt trong tình huống nghệ thuật khi ông nghe tin dữ về làng đã khắc họa rõ nét chân dung nhân vật cũng như ý của tác giả.
II. Thân bài:
1. Hoàn cảnh và tính cách của ông Hai:
- Ông Hai là người nông dân có tình yêu làng tha thiết, tình yêu của ông phát triển theo chiều dài lịch sử, ông phải đi tản cư nên tình cảm ấy càng sâu sắc
- Đi đâu ông cũng khoe cái làng Chợ Dầu của ông, nó trở thành một niềm tự hào mãnh liệt. Chi tiết này càng làm bật cho tình huống nghệ thuật khi ông nghe tin dữ
2. Sự chuyển biến tâm lí của ông Hai:
Khi nghe tin làng theo giặc:
+ Ông Hai sững sờ, "cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân", ông lặng đi "tưởng như đến không thở được"
+ Ông cố gắng chưa tin, "hồi lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ", ông hỏi lại nhưng giọng lạc hẳn đi, ông cố tìm cách để biết chính xác thực hư nó ra thế nào, và ông không thể tin nổi làng Chợ Dầu của ông theo giặc
+ Nhưng đến khi có người kể rành rọt cho ông nghe từng chữ một, họ lại vừa mới dưới ấy lên làm ông phải tin.
+ Không thể phủ nhận được nữa, ông đi như trốn chạy về nhà rồi kể từ lúc đó tâm trí ông Hai chỉ còn cái tin dữ xâm chiếm, nó trở thành nỗi ám ảnh của ông
3. Cảm nhận về ông Hai qua tình huống trên:
- Phải là 1 con người yêu làng lắm nên khi xa làng lâu như vậy, ông vẫn giữ trong mình tình yêu ấy
- Khi nói đến làng ông theo giặc, ông có những biểu hiện hết sức đau đớn như khi người ta nói về những đứa con của ông vậy, làng của ông như 1 phần máu thịt của ông
- Lòng yêu làng càng mãnh liệt hơn qua chi tiết ông không thể nào tin vào cái sự người ta nói ấy. Dù nghẹn ắng họng nhưng ông vẫn cố hỏi lại cho bằng được đến khi người ta nói rành rọt ông mới dám tin
- Với ông - một người con của làng Chợ Dầu, sự việc ông vừa nghe nó như một điều xấu hổ, nhục nhã mà ông không thể nào thoát được sự dày vò trong tâm can
=> Rút ra ông Hai là người có lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, đó cũng là những phẩm chất của người nông dân Việt Nam mà tác giả muốn thể hiện qua câu chuyện đặc biệt là qua tình huống
(có thể lồng ghép phần 3 và phần 2)
III. Kết bài:
- Khẳng định lại một trạng thái tâm lí rất tự nhiên của người con yêu làng
- Cách xây dựng tình huống tài tình của tác giả
- Cảm xúc của bản thân: thấy tự hào,...
- Liên hệ