Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Lịch Sử(chuyên)- Các trường THPT Chuyên tại An Giang- Năm học:2019-2020

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Câu 1:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật là nước bại trận, bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề, khó khăn bao trùm khắp đất nước. Nhật thi hành nhiều cuộc cải cách dân chủ và đây cũng là nhân tố tạo nên sự phát triển thần kì của Nhật sau này. Từ năm 1945 - 1950, kinh tế NHật phát triển chậm và phụ thuộc vào Mĩ, sản lượng nông nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh. Bước sang những năm 60 của thế kỉ XX, khi Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản lại có cơ hội mới để đạt được sự tăng trưởng “thần kì”, vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa.

Về tổng sản phẩm quốc dân, năm 1950 Nhật Bản chỉ mới đạt 20 tỉ USD, bằng 1/17 của Mĩ, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai trên thế giới - sau Mĩ (830 tỉ USD). Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23796 USD, vượt Mĩ và đứng thứ hai trên thế giới - sau Thụy Sĩ (29850 USD). Về công nghiệp, trong những năm 1950 - 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%, những năm 1961 - 1970 là 13,5%. Về nông nghiệp, trong những năm 1967-1969, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại, đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa và nghề đánh cá rất phát triển, đứng thứ hai trên thế giới - sau Pê-ru. Từ những năm 70, Nhật trở thành 1 trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX bao gồm: Thứ nhất, là truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. thứ hai, hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.Thứ ba, vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.Thứ tư, con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.

Từ đó, Việt Nam có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ Nhật, đó là: Việt Nam cũng phải biết tận dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất; phải biết hội nhập với thị trường quốc tế. Đảng và nhà nước ta cần có những chính sách phù hợp để phát triển kinh tế. Và cuối cùng, phải đào tạo được những con người hăng say lao động, lao động có kỉ luật, có kĩ thuật, biết tiết kiệm...

Câu 2:
Cuối năm 1929, phong trào công nhân, phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, chủ nghĩa Mác Lê - nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam. Lúc này, ở Việt Nam cũng xuất hiện ba tổ chức cộng sản, nhưng lại công kích lẫn nhau, tranh dành đảng viên, tác động không tốt đến phong trào cách mạng. Chính vì vậy, yêu cầu bức thiết lúc bấy giờ là phải thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng Cộng Sản duy nhất, lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Bên cạnh đó, quốc tế cộng sản cũng đã ra chỉ thị thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất.

Từ ngày 6 /1/1930 được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng Sản, Nguyễn Ái Quốc, đã triệu tập, chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản và thành lập một Đảng cộng sản duy nhất. Trong hội nghị này, Nguyễn Ái Quốc đã phân tích tình hình trong và ngoài nước, phê bình những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức cộng sản, và đề nghị các tổ chức cộng sản hợp thành một chính Đảng duy nhất. Các đại biểu tham dự hội nghị này đã nhất trí tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập 1 chính đảng duy nhất. Vì vậy, ngày 3/2/1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập. Và đến ngày 24/2/1930, Đông Dương Cộng Sản liên đoàn đã gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Hội nghị thành lập Đảng đã thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Đây chính là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Nhân dịp thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc cũng ra lời kêu gọi những người Việt nam gia nhập hàng ngũ Đảng để chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hội Nghị Thành lập Đảng có tầm vóc như một đại hội thành lập Đảng.

Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của lịch sử của cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam trong ba thập niên đầu thế kỉ XX, đồng thời cũng mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam/. Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh giai cấp ở Việt Nam thời đại mới. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời chính là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác, Lênin với phong trào công nhân, phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỉ XX. Sự ra đời của Đảng đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng, kể từ đây giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Bên cạnh đó, sự ra đời của Đảng cũng chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng. Kể từ đây, cách mạng Việt Nam thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân và đội tiền phong là Đảng Cộng Sản. Cũng kể từ đây, cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Cuối cùng Đảng ra đời chính là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.

Câu 3:
Đoạn trích trên đã nói lên chủ trương của Đảng Cộng Sản Đông Dương trong giai đoạn lịch sử những năm 1936 - 1939.

Sở dĩ, đảng cộng sản Đông Dương có những chủ trương trên là do: Lúc này, trên thế giới thì chủ nghĩa phát xít đã lên nắm chính quyền ở nhiều nước, đe dọa đến hòa bình thế giới. Trong đại hội lần thứ VII của quốc tế cộng sản họp vào tháng 7 năm 1935, đã chỉ ra kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa Phát xít và quyết định thành lập ở mỗi nước một mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Năm 1936, mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền, đã ban bố một số chính sách tiến bộ áp dụng cho tất cả các thuộc địa.

Trong nước, sau khủng hoảng kinh tế, Pháp tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp cho nền kinh tế chính quốc. Đời sống của nhân dân cực khổ, khó khăn, vì thế họ hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, cơm áo, hòa bình dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương.

Câu 4:
Nội dungChiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947Chiến dịch biên giới Thu - Đông năm 1950
Mục đíchTiêu diệt cuộc tấn công của Pháp lên Việt Bắc, bảo vệ vững chắc cơ quan đầu não kháng chiến, khai thông biên giới, mở đường liên lạc giữa ta và quốc tế.Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới Việt trung, mở rộng liên lạc giữa ta với các nước XHCN, mở rộng căn cứ Việt bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh công cuộc kháng chiến.
Cách đánhChủ động tổ chức lực lượng chống lại cuộc tiến công địch, tiến hành bao vây, mở các trận tập tập kích, tiêu diệt các gọng kìm tiến công của quân Pháp.Chủ động mở chiến dịch tiến công địch, Đánh điểm (Đông Khê), chia các hệ thống phòng ngự của địch (đường số 4), phục kích tiêu diệt quân tăng viện của Pháp.
Kết quảĐại bộ phận quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc. Căn cứ Việt Bắc được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành và được trang bị thêm nhiều vũ khí.Ta giải phóng được vùng biên giới Việt Trung; chọc thủng hành lang Đông Tây ở hòa bình; làm phá sản kế hoạch Rơ ve
Ý nghĩaĐánh dấu thất bại có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. việt Bắc trở thành mồ chôn giặc pháp. Chứng minh sự đúng đắn của đường lối kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện; chứng minh sự vững chắc của căn cứ địa Việt bắc. Là mốc lịch sử đánh dấu so sánh lực lượng của ta và địch thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta. Chiến dịch Việt Bắc đã tạo điều kiện cho ta xây dựng và phát triển lực lượng kháng chiến toàn quốc, toàn dân,, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh. Làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, buộc chúng phải bị động chuyển sang đánh lâu dài.Đây là chiến dịch tiến công quy mô lớn, một chiến dịch đánh, tiêu diệt địch điển hình, đã đưa cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới. Phá vỡ thế bao vây, phong tỏa của địch ở căn cứ Việt Bắc. Con đường liên lạc giữa cách mạng Việt Nam với quốc tế được mở ra nhiều hướng. Ta chuyển từ thế phòng ngự sang tấn công. Mở rộng giai đoạn ta giành chính quyền mở rộng trên chiến trường chính bắc bộ. Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
[TBODY] [/TBODY]

Câu 5:
Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi đã để lại nhiều ý nghĩa to lớn đối với Việt nam và thế giới. Đối với Việt nam, đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc trên đất nước ta. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước. Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đối với thế giới, cuộc kháng chiến này đã tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc. Và đồng thời nó là một sự kiện có “tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

Cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) kết thúc thắng lợi là do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt. Bên cạnh đó, còn có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền. Và cuối cùng do sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương; sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa khác; phong trào nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc đấu tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.

Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân quan trọng nhất là sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng, mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, và có phương pháp đấu tranh linh hoạt.
 
  • Like
Reactions: baochau1112
Top Bottom