Địa 9 Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Địa lí ( Chuyên) các trường THPT Chuyên thuộc Sở GD TPHCM 2020-2021

Nguyễn Trần Thành Đạt 11A9

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
5 Tháng một 2019
2,608
6,257
606
21
Lâm Đồng
Trường THPT Bảo Lộc

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
Câu 1:
- Đất rừng: Diện tích gần 4 triệu ha. Trong đó, đất phù sa ngọt với 1,2 triệu ha tạo điều kiện thuận lợi trồng lúa , cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày. Đất phèn, đất mặn với 2,5 triệu ha, chỉ có thể trồng lúa mùa vào mùa mưa do đó cần phát triển thủy lợi thau chua rửa mặn vào mùa khô. Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn, thuận lợi khai thác lâm sản, nuôi trồng thủy sản nước mặn.
- Khí hậu và nước: Khí hậu nóng ẩm, lượng mưa dồi dào thuận lợi thâm canh, tăng vụ trồng lúa, cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới. Sông Mê Công với hệ thống kênh rạch chằng chịt đem lại nguồn lợi cung cấp phù sa cho đồng ruộng, nguồn nước cho nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn… thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn…
- Biển và hải đảo: Nguồn lợi hải sản như cá, tôm, mực và hải sản quý hết sức phong phú, dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn; nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản
Câu 2:
a. Vẽ biểu đồ cột
- Tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta....
- Chú ý số liệu, biểu đồ.
b. Nhận xét:
-Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm liên tục 40 năm từ 2,53% năm 1979 xuống 1,0% năm 2019
-Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa giảm tỉ suất sinh liên tục 40 năm từ 32,5‰ năm 1979 xuống còn 16,3‰ năm 2019
-Trong khi đó, tỉ suất tử tăng giảm không liên tục....
Câu 3:
Sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng:
- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm (chế biến nông sản): Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Phúc Yên, Việt Trì, Hải Dương
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Hà Nội, Giấy (Bắc Ninh, Việt Trì, Hưng Yên), Dệt (Hải Phòng, Bắc Ninh, Việt Trì, Hải Dương, Nam Định)
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Phúc Yên, Việt Trì, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định
- Công nghiệp cơ khí: Đóng tàu (Hải Phòng), Cơ khí (Hà Nội), Ô tô (Hà Nội)
Công nghiệp cơ khí là ngành công nghiệp trọng điểm ở Đồng bằng sông Hồng vì nó chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp. Nguồn lao động dồi dào, có trình độ kĩ thuật cao. Sản phẩm công nghiệp cơ khí quan trọng của vùng như thiết bị điện tử, … đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước; tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng và các vùng kinh tế khác, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, dịch vụ
Câu 4:
Sự phân bố cây công nghiệp lâu năm:
+ Cây cà phê, cao su : Tây Nguyên, Đông Nam Bộ do Đông Nam Bộ đất xám phù sa cổ, Tây Nguyên có đất đỏ badan, khí hậu cận xích đạo
+ Cây chè : Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. Do Trung du địa hình đồi bát úp, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh; Tây Nguyên đất đỏ badan, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Cây hồ tiêu : Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải
Nam Trung Bộ do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất phù sa (Đồng bằng sông Cửu Long), đất cát (Duyên hải Nam Trung Bộ)
+ Cây điều : Đông Nam Bộ , Tây Nguyên , Duyên hải Nam Trung Bộ. Do Đông Nam Bộ (đất xám phù sa cổ), Tây Nguyên (đất đỏ badan), Duyên hải Nam Trung Bộ (đất cát pha ).
+ Cây dừa : Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ. Do khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất phù sa (Đồng bằng sông Cửu Long), đất cát (Duyên hải Nam Trung Bộ)
Câu 5:
- Tính tỉ trọng các nhóm hàng xuất khẩu
- Từ năm 2010 đến năm 2017, cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi theo hướng
- Giảm tỉ trọng nhóm hàng Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (từ 7,16% năm 2010 xuống 4,06% năm 2017) – do giá trị xuất khẩu hàng hóa ngành Nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng từ 5123,6 triệu đô la Mỹ năm 2010 lên 8699,4 triệu đô la Mỹ năm 2017, không theo kịp sự tăng mạnh giá trị xuất khẩu hàng hóa ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
- Giảm tỉ trọng nhóm hàng khai khoáng (từ 9,5% năm 2010 xuống 1,74% năm 2017) – do giá trị xuất khẩu hàng hóa ngành khoáng sản giảm từ 6794,1 triệu đô la Mỹ năm 2010 xuống còn 3729,1 triệu đô la Mỹ năm 2017
- Tăng mạnh tỉ trọng của nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo (từ 83,34% năm 2010 lên 94,19% năm 2017) – do giá trị xuất khẩu hàng hóa ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từ 59634,7 triệu đô la Mỹ năm 2010 lên 201652,2 triệu đô la Mỹ năm 2017.
- Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỉ trọng lớn nhất (từ 83,34% năm 2010 đến 94,19% năm 2017) do kết quả của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu.
 
  • Like
Reactions: Khoảng lặng..
Top Bottom