2. Ảnh hưởng của biển Đông
Về khí hậu:
- Mang lại một lượng mưa, hơi nước lớn.
- Tăng độ ẩm của các khối khí qua biển
- Giảm tính khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông, dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
- Khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.
- Tạo điều kiện cho việc xây dựng các bãi biển phục vụ phát triển du lịch.
Về địa hình:
- Đa dạng: cửa sông, bờ biển, bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô... có nhiều giá trị về kinh tế biển
Về hệ sinh thái:
- Đa dạng, phong phú.
- Hệ sinh thái rừng nước mặn có diện tích 450.000 ha, cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.
- Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.
Câu II:
- Dân cư nước ta phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi. Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ rất cao. Ở trung du, miền núi dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp.
- Dân cư phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn. Thành thị có mật độ dân số cao (66,9% năm 2014); trong khi đó, nông thôn có mật độ dân số thấp (333,1%). Ngoài ra, có sự không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam
- Nguyên nhân: Vùng đông dân hoặc thưa dân là kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố:
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (đồng bằng ven biển [tex]\neq[/tex] vùng núi, thành thị [tex]\neq[/tex] nông thôn)
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên: cơ sở hạ tầng, giao thông, an ninh,...
Câu III:
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta.
- Vị trí địa lý (d/c)
- Khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió, chế độ mưa...) ảnh hưởng đến việc xác định cơ cấu sinh vật, mùa vụ, khả năng thâm canh, luân canh, đánh bắt, chế biến thủy hải sản.
- Địa hình: nơi có nhiều bãi triều, đầm phá là điều kiện để phát triển ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản nước lợ, nước mặn. Nhiều sông, suối, kênh rạch... -> nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Địa hình miền núi -> ngành thủy sản kém phát triển
- Nước
- Nguồn lợi thủy sản
- Sông ngòi, các dòng hải lưu, thủy triều,....
2. So sánh
Giống nhau:
- Đặc điểm:
+ Là ngành công nghiệp nhẹ
+ Nhu cầu số lượng lao động cao, không yêu cầu quá về chất lượng.
+ Phân bố rộng rãi
+ Sản phẩm đa dạng, phong phú
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Vai trò:
+ Đáp ứng nhu cầu hàng ngày, thiết yếu cho con người
+ Tạo điều kiện để thúc đẩy các ngành khác phát triển
Khác nhau:
- Đặc điểm:
+ Công nghiệp hàng tiêu dùng phụ thuộc chủ yếu vào lao động và thị trường
+ Công nghiệp thực phẩm phụ thuộc chủ yếu và nguyên liệu và thị trường.
- Vai trò:
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu các mặt hàng sử dụng hàng ngày. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành CN nặng ( CN hóa chất)
+ Công nghiệp thực phẩm đáp ứng nhu cầu về ăn uống. Thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển.
Câu IV:
1. Điều kiện thuận lợi để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ:
- Về điều kiện tự nhiên:
+ Rừng và khoáng sản phong phú phần lớn tập trung ở phía bắc dãy Hoành Sơn.
+ Tài nguyên biển đa dạng với nhiều bãi tôm, cá, các đảo nhỏ, đầm, phá thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ.
+ Có đất feralit và các đồng cỏ thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.
+ Đồng bằng: đất phù sa sông biển giúp dễ dàng trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm.
- Về xã hội:
+ Lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống lao động cần cù và giàu kinh nghiệm trong việc sản xuất....
Khó khăn:
+ Thiên tai thường xảy ra thường xuyên (bão, lũ, hạn hán, gió nóng tây nam, cát bay).
+ Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới có mùa đông lạnh, có gió phơn khô nóng gây hạn hán hàng năm.
+ Sông ngòi: phần lớn ngắn và dốc thường có lũ vào mùa mưa.
+ Diện tích đất canh tác ít, đất ở các đồng bằng kém màu mỡ.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp nhìn chung còn kém phát triển.
+ Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao hơn cả nước.
2. Các ngành kinh tế là thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
- Khai thác khoáng sản (than đá, sắt,…) và phát triển thủy điện tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành CN năng
- Phát triển cây công nghiệp
- Chăn nuôi gia súc
- Phát triển ngành kinh tế biển
- Phát triển ngành du lịch
Câu V:
1. Biểu đồ: miền
Dạng biểu đồ này được sử dụng thể hiện cơ cấu, tỉ lệ. Số liệu được thể hiện trên 3 năm
Chú ý: Tính toán số liệu.
2. Nhận xét & giải thích
- Chung: nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của số liệu.
- Ta nhận xét hàng ngang trước: theo thời gian yếu tố A tăng hay giảm, tăng giảm như thế nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố B tăng hay giảm … yếu tố C (mức chênh lệch)
- Nhận xét hàng dọc: yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ hạng hay không?
- Tổng kết và giải thích.