Sử 9 Đề thi tuyển sinh lớp 10

Nguyễn Thị Thu Hiền 13042006

Cựu TMod Sử
Thành viên
11 Tháng hai 2022
470
1
382
66
18
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1
Hãy cho biết biểu hiện và nguyên nhân sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Việt Nam có thể học tập được gì qua sự
phát triển đó
Câu 2:
Phân tích hoàn cảnh của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc?
Câu 3 :
Phân tích tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 4:
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), thắng lợi của chiến dịch nào đánh dấu quân dân ta giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bác Bộ: Phân tích hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng ta và ý nghĩa của chiến dịch đo
- Câu 5 :
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 1965) và chiến lược “Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau?
Đáp án tham khảo
Câu 1 Hãy cho biết biểu hiện và nguyên nhân sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Việt Nam có thể học tập được gì qua sự phát triển ấy?
a) Hãy cho biết biểu hiện và nguyên nhân sự phát triển thần | kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai
* Biểu hiện:
-Năm 1950, nền kinh tế Nhật Bản được phục hồi. Từ năm | 1960 trở đi kinh tế Nhật bước vào giai đoạn phát triển “thần kì”: Tổng sản phẩm quốc dân năm 1950 đạt 20 tỉ USD nhưng đến năm 1968 đạt 183 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới. Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người đạt 23796 USD...
-Về công nghiệp, trong những năm 1950 - 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%, những năm 1961-1970 là 13,5%;
-về nông nghiệp: nhờ áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật đã cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực, 2/3 nhu cầu thịt sữa trong nước..
- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một | trong ba trung tâm kinh tế-tải chính của thế giới cùng với Mĩ và Tây Âu.
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan:
- Điều kiện quốc tế thuận lợi với
sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới; những thành tựu của Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại; chiến tranh ở
Triều Tiên, Việt Nam...
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có kỷ luật, ý thức vươn lên; hệ thống tổ chức, quản lý có hiệu quả của các công ti Nhật Bản.
- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển. truyền thống giáo dục lâu đời của người Nhật, tinh thần sẵn sàng tiếp thu các giá trị tiến bộ của thế giới...
b)Việt Nam có thể học tập được gì qua sự phát triển đó?
+ Đầu tư phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đề nâng cao năng suất lao động; chú trọng giáo dục - đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực..
+Tăng cường vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước để nền kinh tế phát triển năng động, nâng cao năng lực cạnh tranh....
Câu 2. Phân tích hoàn cảnh của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc?
a) Hoàn cảnh Năm 1929, ở
nước ta xuất hiện ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông
Dương Cộng sản Liên đoàn...
- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam. Các tổ chức đã xây dựng cơ sở đảng ở nhiều địa phương, lãnh đạo phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ...
- Tuy nhiên ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau dẫn tới nguy cơ chia rẽ lớn. Yêu cấu bức thiết của cách mạng lúc này là có một đảng cộng sản thống nhất...
- Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị thống nhất
các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng
Cộng sản Việt Nam tại Cửu Long
(Hương Cảng, Trung Quốc)...
b) Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại.
Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cứu nước của cách mạng, vạch ra đường lối chiến lược đung đần: Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi lên xã hội cộng sản; giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc....
- Xác định được lực lượng cho cách mạng với nòng cốt là khối
liên minh công nhân - nông dân; khẳng định giai cấp vô sản đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Vạch ra được phương pháp cách mạng đúng đắn là:
Sử dụng bạo lực cách mạng của quân chúng theo quan điểm chủ nghĩa
Mác- Lênin. Nhờ đó Đảng ta biết xây dựng và sử dụng hai lực lượng chính trị, vũ trang để tiến hành khởi nghĩa...
- Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Nhờ vậy mà ta đã tranh thủ sự đồng tình ủng hộ to lớn của các lực lượng cách mạng thế giới, tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù...
Câu 3
Phân tích tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. * Khó khăn:
- Quân đồng minh với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật kéo vào nước ta: Bắc vĩ tuyến 16 là 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng; Nam vĩ tuyến 16 là hơn 1 vạn quân Anh chế chở Pháp trở lại xâm lược nước ta...
Chính quyền cách mạng non trẻ, quân đội non yếu... - Nền kinh tế nước ta bị chiến tranh tàn phá, đứng trước nguy cơ
nạn đói mới, công nghiệp đình đồn, tài chính trống rỗng… ..
- Hơn 90 % dân số mủ chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan...
- Nước ta đứng trước tinh thể như “Ngàn cần treo sợi tóc"
* Thuận lợi
- Nước ta giành được độc lập, nhân dân bước đầu được hưởng tự do nên gần bỏ với chế độ mới; cách mạng nước ta có Đảng dày dạn kinh nghiệm, có Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo...
- Chủ nghĩa đế quốc suy yếu, hệ thống chủ nghĩa xã hội đang hình thành, phong trào cách mạng thế giới phát triển đã cổ vũ sự phát triển của các mạng nước ta...
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954), thắng lợi của chiến dịch nào đánh dấu quân dân ta giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ Phân tích hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng ta và ý nghĩa của chiến dịch đó.
- Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954), 0,25 chiến dịch Biên giới thu – đông (1950) đánh dấu quân dân ta chính Bắc Bộ giành được quyền chủ động trên chiến trường
*Hoàn cảnh:
- Tháng 10/1949, nước Cộng hoa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Đấu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với ta, hậu phương của kháng chiến được mở rộng -Sau chiến dịch Việt Bắc (1947), Pháp suy giảm thể mạnh, Mĩ ngày càng can thiệp sâu và dính líu" trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam....
- Dựa vào viện trợ của Mĩ, Pháp thực hiện "Kế hoạch Rơ-vẻ, nhằm “khoá chặt biên giới Việt – Trung” thiết lập “Hành lang Đông – Tây" nhằm cô lập căn cứ Việt Bắc, chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần hai...
* Chủ trương của Đảng ta: Tháng 6/1950, Đảng ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm: Tiêu diệt một phần sinh lực địch, khai thông biên giới giữa nước ta với Trung Quốc, mở rộng và củng cố căn cử địa Việt Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh công cuộc kháng chiến..
* Ý nghĩa
Thắng lợi này đã làm phá sản kế hoạch Rơ-ve, khai thông biên giới Việt - Trung, phá vỡ thế bao vây cả trong và ngoài của địch với căn cứ địa Việt Bắc...
Đánh dấu quân dân ta giành được quyền chủ động trên 0,25 chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến .
Câu 5 :
Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 1965) và chiến lược “Chiến tranh cục bộ" (1965 – 1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau?
a) Giống nhau
- Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ được tiến hành thí điểm tại miền Nam Việt Nam.
- Đều nhằm mục tiêu biển miền Nam Việt Nam thành thuộc
địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta.
- Đều sử dụng hệ thống cố vấn Mĩ, phương tiện chiến tranh | của Mĩ và lực lượng quân đội Sài Gòn...
Đều bị quân dân ta đánh bại.
b) Khác nhau
- Về lực lượng:
+ Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" sử dụng lực lượng chủ yếu là quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ..
+ Chiến lược “Chiến tranh cục bộ" sử dụng lực lượng chủ yếu là quân đội Mĩ và đồng minh của Mỹ, quân đội Sài Gòn đóng vai trò thứ yếu
- Về thủ đoạn; Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: lập ấp chiến lược, tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn, thực hiện những chiến thuật mới “Trực thăng vận, thiết xa vận"; chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: sử dụng hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” để tiêu diệt lực lượng cách mạng...
- Về quy mô: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” diễn ra ở miền Nam; chiến lược “Chiến tranh cục bộ” Mĩ vừa tiến hành ở miền Nam kết hợp với chiến tranh phá hoại ở miền Bắc...
Bạn có thể tham khảo qua bài làm của mình ạ, có gì không rõ có thể cmt ngay phía dưới.
=> Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha:
 
Top Bottom