Văn 9 Đề thi tuyển sinh lớp 10 tỉnh Long An năm 2018

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
805
1,015
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

PHẦN 1: ĐỌC - HIỂU (5 ĐIỂM)
Câu 1: 2 điểm
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm sao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc​
a) Ngữ liệu trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản này được viết theo thể thơ gì?
b) Cho biết nội dung chính của ngữ liệu.
c) Theo em dụng ý của tác giả khi dùng đại từ "ta" trong ngữ liệu trên.

Câu 2: 3 điểm
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
[...]
- Báo cáo hết! - Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. - Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.
Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người họa sỹ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

a) Tìm câu có chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý.
b) Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
c) Viết lại câu in đậm thành câu có khởi ngữ.

Phần II. LÀM VĂN (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
805
1,015
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

PHẦN 1: ĐỌC - HIỂU 5 ĐIỂM
Câu 1: 2 điểm
a) Ngữ liệu trên được trích từ văn bản Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
Thể thơ: 5 chữ
b) Nội dung chính của ngữ liệu: Ước nguyện của tác giả muốn cống hiến cho đời
c) Dụng ý của tác giả khi dùng đại từ "ta" trong ngữ liệu: Chữ “ta” trong hàng loạt hành động: “ta làm…”, “ta nhập…”, “ta xin hát…” được gợi sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. Hơn nữa, đại từ “ta” sẽ tạo được sự lan tỏa và đồng cảm của mọi người – tác giả nói thay cho nhiều cái “tôi” khác.
Câu 2: 3 điểm
a) Câu hàm ý: “Chè đã ngấm rồi đấy.”: Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông hoạ sĩ và cô con gái. Hàm ý là: Mời bác và cô vào uống nước.
b) Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói, điều đó chứng tỏ trong câu: "Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế. "
c) Theo anh thanh niên vào trong nhà, ông đảo mắt nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.
 
Top Bottom