Đề thi thử cấp 3 môn Ngữ Văn trường mình!

K

kothechiuduoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: (2.0 điểm)
Đã có nhiều nhà thơ sáng tạo nên những hình ảnh đất nước rất đẹp. Thế nhưng, nếu đọc Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, ta ko thể quên khổ thơ:
“Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
Em hãy trình bày ấn tượng về đất nước qua việc phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên.
Câu 2: (2.0 điểm)
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi hai người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”
a. Trong đoạn thơ trên từ nào đc chép sai. Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Việc chép sai như vậy ảnh hưởng thế nào đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào?
b. Câu thơ thứ 6 có từ tri kỉ. Một bài thơ đã học cũng có từ tri kỉ ở lớp 9. Đó là câu thơ nào? Thuộc bài thơ nào?
c. Về ý nghĩa và cách dùng từ tri kỉ trong hai câu thơ đó có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 3: (6.0 điểm) Em hãy phân tích tình cảm chân thành và tha thiết của nhà thơ Viễn Phương và nhân dân ta với Bác Hồ qua bài thơ Viếng lăng Bác.
 
C

cuncon_baby

Câu 1: (2.0 điểm)
Đã có nhiều nhà thơ sáng tạo nên những hình ảnh đất nước rất đẹp. Thế nhưng, nếu đọc Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, ta ko thể quên khổ thơ:
“Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
Em hãy trình bày ấn tượng về đất nước qua việc phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên.
Câu 2: (2.0 điểm)
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi hai người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”
a. Trong đoạn thơ trên từ nào đc chép sai. Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Việc chép sai như vậy ảnh hưởng thế nào đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào?
b. Câu thơ thứ 6 có từ tri kỉ. Một bài thơ đã học cũng có từ tri kỉ ở lớp 9. Đó là câu thơ nào? Thuộc bài thơ nào?
c. Về ý nghĩa và cách dùng từ tri kỉ trong hai câu thơ đó có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 3: (6.0 điểm) Em hãy phân tích tình cảm chân thành và tha thiết của nhà thơ Viễn Phương và nhân dân ta với Bác Hồ qua bài thơ Viếng lăng Bác.
Câu 2:a)từ chép sai là "hai" thay cho từ "đôi".Việc thay thế này có ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm,nó làm cho người đọc cảm nhận sự xa lạ giữa hai người lính nêu viết "dôi" nó mang vẻ khăng khit, đi đôi, gắn bó vơi nhau. Họ từ nhiều miền quêkhác nhau trên cả nước cùng về đây:người từ rừng núi người biển cả
"Quê hương anh nước mặn đông chua
làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"
Nhưng tất cả không phải là rào cản khi cùng chung tư tưởng, suy nghĩ, hành động thì trở thành anh em, đồng chí, đồng đội. Học cùng san sẻ những khó khăn vất vả trong thơi chiến, sự khắt nghiệt của cuộc sống nơi chiến trường. Cùng nhau đứng gác bảo vệ đất nước.Tất cả thốt lên bằng "đồng chí"
b)Đó là câu thơ:
"hồi chiến tranh ở rưng
vầng trăng thành tri kỉ" ở bài thơ Ánh trăng Nguyễn Duy.
c)- giống nhau: nó đều mang ý nghĩa là ngươi gắn bó thân thiết biết mình. Tại "Đồng chì" ý nghĩa này có lẽ khá rã nhưng ở Ánh trăng của Nguyên Duy thì chưa rõ cho lắm:ánh trăng gắn bo với tác giả từ thuở ấu thơ, cùng tác giả lơn lên, cùng lơn theo suy nghĩ, tâm tư tình cảm của tác giả. Rồi khi lơn lên khi đi chiến đâu, mỗi khi buồn, kho khăn vất vả tác giả luôn thấy trăng ở gần, luôn cùng ông vượt qua.
- Khác nhau : Trong tác phẩm Ánh trăng thì tác giả nhăm khắc hoạ một cách rõ nét một đạo lí sông ở đơi qua các giá trị truyền thống, mang tính bền vững.Ánh trăng của tác giả Nguyễn Duy là một hình tượng được cụ thể hoá chứ không phải mang í nghĩa trực tiếp như "tri kỉ" trong Dồng chí.
Câu 3: cái câu này trương tớ cug có nhưng chỉ phân tích khổ cuối thoi. Cái này rảnh hẵng viết
 
Top Bottom