Sử 10 Đề thi tham khảo +đáp án sử 10

Nguyễn Thị Thu Hiền 13042006

Cựu TMod Sử
Thành viên
11 Tháng hai 2022
470
1
382
66
18
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1.
a. Trong các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa lớn chống ngoại xâm từ thế kỉ V đến thế kỉ XV ở nước ta có một cuộc kháng chiến rất đặc biệt trong lịch sử, đó là cuộc kháng chiến nào và hãy cho biết nét đặc biệt ấy?
b. Nêu một vài đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và hãy so sánh với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần?
Câu 2.
Vì sao Phật giáo phát triển thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần? Bằng những sử liệu trong sách giáo khoa hãy minh chứng sự phát triển đó qua các mặt chính trị, văn hóa và xã hội. Sang thời Lê sơ, phật giáo có gì thay đổi? Lý giải sự thay đổi đó.
Câu 3.
Hệ quả sâu sắc nhất của các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI là gì ? Hãy phân tích hệ quả nêu trên?
Câu 4.

Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến văn hóa truyền thống Đông Nam Á?
Câu 5.
Lập bảng so sảnh chính quyền Đàng Ngoài và Đảng Trong. Vì sao có sự phân chia Đàng Ngoài và Đàng Trong?
Đáp án tham khảo:
Câu 1.

a. Trong các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa lớn chống ngoại xâm từ thế V đến thế kỉ XV có một cuộc kháng chiến đặc biệt: – Đó là cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
-Nét đặc biệt:
+Lý Thưởng Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc. Năm 1075 quân triều đình cùng dân binh của các tù trưởng dân tộc miền núi đã đánh sang đất Tống tập kích châu Khâm, châu Liêm...
+ Năm 1077, 30 vạn quân Tống xâm lược nước ta. Ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh. b. Một vài đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và so sánh với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần.
- Đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn: từ một cuộc khởi nghĩa ở địa phương, phát triển thành một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong suốt cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao
- So sánh: cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong hoàn cảnh nhà Minh đã hộ, còn các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần diễn ra khi đất nước ta là một quốc gia độc lập có chủ quyền.
Câu 2.
- Phật giáo phát triển thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần vì
_ Thời này chế độ phong kiến đang trong giai đoạn ban đầu nên Nho giáo chưa có điều kiện trở thành tư tưởng thống trị xã hội.
Phật giáo được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc, có nội dung phủ hợp với phong tục tập quản và tâm lí người Việt nên được nhân dẫn ta tiếp thủ và phát triển.
* Minh chứng qua các sử liệu:
Chính trị
+ Dại Việt sử kí toàn thư viết: Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tôn miễu chưa dụng, xã tắc chưa lập mà trước đã xây dựng 8 chùa ở phủ Thiên Đức... cấp độ diệp cho hơn 1000 người ở kinh sư làm tăng.
+ Nhiều nhà sử dược nhân dân tôn trọng, cùng với triều đình tham gia bàn việc nước như Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.
+Vị vua khai sáng nhà Lý (Lý Công Uân) là một nhà sư, các vua thời Lý, Trần xem Phật giáo là quốc giáo.
— Văn hoá:
+ Vua quan góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, xây tượng, viết giáo lý nhà phật, chùa chiến mọc lên khắp nơi.
+ Trần Nhân Tông một vị vua có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông. Nguyên trở thành vị phật hoàng sáng lập trường phái Trúc Lâm tam tổ riêng của Phật giáo Việt Nam tại núi Yên Tử, tồn tại cho đến ngày nay.
-Xã hội Phật giáo được truyền bá sâu rộng vào đời sống tinh thần của người dân Một vị quan thời Trần nhận xét, thiên hạ năm phần thì sự tăng chiếm một.... chỗ nào có người ở đều có chùa thờ phật.
+ Thời Lê sơ Phật giáo bắt đầu nhường chỗ cho Nho giáo, nhà nước hạn chế việc xây dựng chùa chiến. Nho giáo dẫn trở thành tôn giáo lấn át Phật giáo.
* Lý giải: Giai cấp phong kiến đi vào thời kì cực thịnh. Vì vậy tư tưởng Nho giáo chi phổi giáo dục thi cử và cả các mối quan hệ xã hội.
-Phật giáo lui về với đời sống thiết thực của nhân dân, việc xây dựng các đình thay thế cho các chùa.
Cầu 3.
* Hệ quả sâu sắc nhất của các cuộc phát kiến dịa lí cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI
Các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI đã đem lại nhiều hạ quí, trong đó hệ quả sâu sắc nhất là sự ra đời của chủ
nghĩa tư bản ở Tây Âu.
* Phân tích
Từ thế XVI, nền kinh tế hàng hoa châu Âu phát triển, mở ra quá trình tích lũy tư ban ban đầu, từ hai yếu tố vốn (tư và lao động làm thuê
- Sau các cuộc phát kiến địa I, quý tộc và thương nhân Tây Âu ra sức gây chiến tranh xâm lược, cướp bóc của cái tài nguyên, vàng bạc của các nước châ Mĩ, châu Phi, châu Á, từ đổ họ giàu có lên, tích lũy nguồn vốn đầu tiên.
+ Quá trình tích lũy ban đầu còn đòi hỏi có lao động làm thuê, được tạo ra do sự bản củng hoá và tước đoạt tư liệu sản xuất của nông dân và thị dân nghèo, Nhỏ có quá trình tích lũy tư bản ban đầu, ở Tây Âu đã xuất hiện những hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.
+ Nhiều công trường thủ công xuất hiện thay cho các phường hội: sản xuất quy mô theo dãy chuyền, chuyên môn h ă từng công đoạn, xuất hiện quan hệ bóc lột giữa chủ và thợ => quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành.
Trong thương nghiệp, các công ty thương mại thay cho các thương hội trung đại.
+ Trong nông nghiệp, xuất hiện các trang trại tư bản chủ nghĩa với công nhân nông nghiệp theo chế độ làm công ăn lương
– Những biến đổi trong xã hội Tây Âu:
Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, xã hội hình thành các giai cấp mới.
+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành trong lỏng chế độ phong kiến
+ Giai cấp tư sản có thể lực kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương xứng nên họ đấu tranh chống giai cấp quỷ tộc phong kiến trong suốt thời hậu
kỉ trung đại.
Câu 4.
Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến văn hoá truyền thống Đông Nam Á
– Tôn giáo:
+ Từ những thế kỉ đầu công nguyên, những tôn giáo lớn từ Ấn Độ đã dù nhập và phát huy ảnh hưởng tới đời sống tinh thần các dân tộc Đông Nam Á.
- Hindu giáo và Phật giáo là hai tôn giáo lớn được truyền bá từ Ấn Độ ngay từ đầu công nguyên. Nhưng trong thời gian đầu thì Hindu giáo có phần thịnh hơn.
+ Từ thế kỉ XII dòng Phật giáo Tiểu thừa được phổ biến ở nhiều nướ Đông Nam Á. Phật giáo đã có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị hội và văn hoá của cư dân Đông Nam Á.
– Văn tự và văn học:
+ Chữ Phạn của Ấn Độ đã được du nhập vào Đông Nam Á tử rất sớm. Trên cơ sở chữ Phạn, các dân tộc Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình: Chăm, Khơ me, Mã Lai, Thái...
+ Sự truyền bá chữ Phạn đã tạo điều kiện cho cư dân Đông Nam Á sớm tiếp xúc với nền văn học chính thống, dòng văn học viết.
+ Dòng văn học viết Đông Nam Á không chi tiếp thu văn học Ấn Độ về mẫu tự mà cả về để tài, điển tích văn học và thể loại.
Kiến trúc và điêu khắc
+ Kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của kiến trúc Hin du giáo và kiến trúc Phật giáo.
+ Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn (Việt Nam), tổng thể kiến trúc Bôrôbudua (In-đô-nê-xia), khu đền tháp Ăng-co (Campuchia)...
+ Nghệ thuật điêu khắc và tạc tượng thần, phật. Chính các pho tượng này nói lên ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật điêu khắc tượng Ấn Độ.
Câu 5
Nội dung so sánhĐang ngoàiĐàng trong
Chính quyền Trung ươngGồm triều đình nhà Lê và phủ chúa Trịnh. Vua Lê là bù nhìn còn quyền hành nằm trong tay chúa Trịnh. Chúa đặt ra 6 phiên để chỉ đạo các bộNăm 1744, chúa Nguyễn Phúc khoát Xưng Vương, lập chính quyền Trung ương, đổi ti thành 6 bộ
Ban đầu không có triều đình Trung ương
Chính quyền địa phươngCả Đàng Ngoài chia làm 12 trấn dưới trấn là phủ, Huyện,Châu,xã
Tuyển chọn quan lại như thời Lê Sơ
Cả đang trong chia làm 12 ding mỗi ding có 2-3 tỉ coi việc thu thuế và hộ khẩu.Dưới định là phủ,huyện,tổng,xã
Quân độiQuân thường trực, ngoại binhQuân thường trực tuyển theo nghĩa vụ.

+Sự phân chia đàng trong đàng ngoài vì ngay từ cuộc chiến tranh nam-bắc Triều còn đang tiếp diễn thì nội bộ Nam Triều đã nảy sinh mầm mống của sự chia rẽ. Trịnh Kiểm thâu tóm quyền lực trong tay mình và loại bỏ ảnh hưởng của nhà Nguyễn
+Để tránh âm mưu bị ám sát của họ Trịnh, Nguyễn Hoàng đã tìm cách vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa sau đó là Quảng Nam. Khu đất này dân trở thành vùng đất của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn
+Vùng đất từ Sông Gianh, Lũy Thầy (Quảng Bình) trở ra Bắc năm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê-Trịnh gọi là Đàng ngoài. Vùng Thuận-Quảng ở phía Nam gọi là đàng trong của chính quyền họ Nguyễn
Bạn có thể tham khảo qua bài làm của mình ạ, có gì không rõ có thể cmt ngay phía dưới.
=> Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha:
 
Top Bottom