Văn Đề thi minh họa 1 THPT Quốc Gia

anthienhoang@gmail.com

Học sinh
Thành viên
4 Tháng ba 2019
10
16
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm ra bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên nỗi đau không tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài hát duy nhất có một không hai, bài ca phải đánh đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi khi lắng nghe, và chính Thượng Đế trên Thiên Đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất... Ít ra là truyền thuyết nói như vậy.
(
Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Colleen McCulough, NXB Văn học, 2018, trang 221 - 212)

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 2 Những hình ảnh chiếc gai nhọn bài ca duy nhất ẩn dụ cho điều gì?
Câu 3 Tại sao tác giả lại nói: Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại?
Câu 4 Anh/ chị rút ra được bài học gì thông qua câu chuyện


II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về giá trị của nỗi đau.
Câu 2 (5.0 điểm)
Hãy phân tích đoạn trích Tuyên ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh dưới đây để làm sáng tỏ cơ sở pháp lý của bản Tuyên Ngôn. Từ đó, so sánh với Nam quốc Sơn Hà (tương truyền của Lý Thường Kiệt) và Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) để thấy được sự tương đồng và khác biệt cơ sở pháp lí của ba bản Tuyên ngôn.
Hỡi đồng bào cả nước,
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa của họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc Lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống,, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(Trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh, SGK Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 39)
 
  • Like
Reactions: Pineapple <3
Top Bottom