Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đề thi học kì chỉ có 90 phút toàn bài, do đó riêng câu 2 phần làm văn Nghị luận văn học : yêu cầu của đáp án không cao, không đòi hỏi so sánh... Nhưng bài thi 120 phút sắp tới sẽ yêu cầu cao hơn đó !
...
Admin đăng lời giải cụ thể, tương đối chi tiết để các chế rút kinh nghiệm làm bài thi tốt nghiệp THPT nha nha nha!
Nhớ vào xem và share cho các bạn mình...
❤
I. Phần đọc hiểu: (3 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là: nghị luận . (0, 5đ)
Câu 2: Chỉ cần trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp tu từ sau đây là cho điểm tối đa: (0,5đ)
- so sánh (sự trì hoãn giống như bức tường)
hoặc ẩn dụ (bức tường, “chiến binh”).
Câu 3: Tác giả đã chỉ ra 3 lí do khiến một người không thành công: (1đ)
- Sợ nhận trách nhiệm,
- Trì hoãn công việc,
- Sợ thất bại.
Nêu đúng 1 lí do: 0,5 điểm; nêu đúng 2 lí do: 0,75 điểm.
Câu 4: (1đ)
Hiểu rõ những lí do khiến chúng ta thất bại giúp mỗi người ý thức được điểm yếu của mình, cố gắng khắc phục để hoàn thiện bản thân, làm việc hiệu quả hơn và đạt đến thành công.
(Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo ý cơ bản trên)
II. Phần làm văn:
Câu 1: Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một lí do khiến chúng ta không thành công ngoài các lí do đã nêu ở phần Đọc - hiểu.
* Cần đọc kỹ đề: Suy nghĩ về một lí do khiến chúng ta không thành công ngoài các lí do đã nêu ở phần Đọc – hiểu.
Nghĩa là Hs phải đưa ra một lí do khác, ví dụ như 1 trong các lí do khác sau đây:
- Chán nản, thiếu kiên nhẫn, bỏ cuộc giữa chừng ;
- Thiếu bản lĩnh, không dám mạo hiểm ;
- Thiếu kiến thức, kĩ năng sống,... cũng khiến chúng ta khó thành công ;
...
Đây là đề mở, Hs phải biết vận dụng kiến thức và kĩ năng viết đoạn văn.
* Gợi ý kĩ năng, cách trình bày và cấu trúc viết đoạn văn như sau:
- Phải đảm bảo tương đối đầy đủ các thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,...
- Nên viết theo cách tổng – phân –hợp để lập luận, bố cục được chặt chẽ, dễ thuyết phục hơn.
- Đúng dung lượng 200 chữ (khoảng nửa trang giấy thi, 12 – 15 dòng )
- Trình bày sáng rõ, thụt dòng 3cm, không xuống hàng , không mắc các lỗi diễn đạt,...
- Cấu trúc đoạn văn viết như sau:
I. Mở đoạn:
-Dẫn nhập
-Nêu luận đề : Nêu được 1 lí do (không trùng với các lí do đã có trong văn bản Đọc – hiểu)
(Gợi ý : 1 trong các lí do sau đây:
- Chán nản, thiếu kiên nhẫn, bỏ cuộc giữa chừng ;
- Thiếu bản lĩnh, không dám mạo hiểm ;
- Thiếu kiến thức, kĩ năng sống,... cũng khiến chúng ta khó thành công ;
(...)
II. Thân đoạn:
1. Giải thích, định nghĩa về lí do đó ; Tại sao lí do đó khiến cho chúng ta không thành công ?
2. Phân tích, bàn luận :
-Những biểu hiện cụ thể của lí do đó khiến ta không thành công ...
-Bàn luận, mở rộng:
+Nguyên nhân không thành công
+Hậu quả như thế nào ?...
3. Nêu bài học nhận thức và hành động , cách khắc phục lí do đó của bản thân để vươn lên,...
III. Kết đoạn:
-Đánh giá, khẳng định đó là một lí do chủ yếu dẫn ta đến thất bại, không thành công ;
-Nêu thêm suy nghĩ, liên tưởng của người viết ;
* Tham khảo đáp án hướng dẫn chấm và biểu điểm (Điểm tối đa 2đ cho đoạn văn )
a. Về hình thức (0, 25đ)
Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn nghị luận.
b.Về nội dung (1, 25đ)
- Định danh chính xác 01 lí do (không trùng với các lí do đã có trong văn bản Đọc – hiểu): 0,25 điểm
- Trình bày quan điểm: những biểu hiện cụ thể của lí do này, nó dẫn đến hậu quả ra sao, khắc phục nó như thế nào...: 1,0 điểm
c. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0, 25đ)
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
d. Sáng tạo (0, 25đ)
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Lưu ý:Nếu học sinh viết lan man, kể nhiều lí do thì chỉ chấm tối đa 1,0 điểm cho cả câu.
*Lời nhắc nhở:
Muốn có điểm cao 1, 75đ đến 2đ tuyệt đối, đoạn văn ngoài việc đi đúng luận đề, đảm bảo tương đối đủ các thao tác lập luận, cấu trúc lập luận sáng rõ, theo Amind , các em cần lưu ý rèn luyện được:
- Phần mở đoạn phải biết cách dẫn nhập lôi cuốn, hấp dẫn, nêu đúng luận đề ngắn gọn, không dài dòng ;
- Phần thân đoạn lập luận rõ, chặt chẽ ; có liên hệ bài học ;
- Phần kết đoạn, biết đánh giá vấn đề, nêu được liên tưởng mới mẻ, sâu sắc ( trích dẫn những câu danh ngôn, câu thơ,... có liên quan )
- Biết diễn đạt, viết văn hay, bóng bẩy,..
Câu 2:
Truyện ngắn "Vợ nhặt" (Kim Lân) kết thúc bằng hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới hiện ra trong óc anh Tràng. Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" (Nguyễn Minh Châu) kết thúc bằng bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa được nghệ sĩ Phùng chụp trong chuyến công tác về miền biển mà lần nào ngắm nó, Phùng cũng thấy người đàn bà hàng chài như bước ra từ đó, đặt từng bước chân chắc chắn trên mặt đất rồi hòa lẫn vào đám đông.
Hãy trình bày cảm nhận của anh/chị về phần kết thúc hai tác phẩm trên.
* Gợi ý kĩ năng, cách viết bài văn như sau:
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài nghị luận văn học.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Học sinh có thể cảm nhận và phân tích theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát tác phẩm; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.
*Dàn ý bài viết: (Gợi ý tham khảo)
I. Mở bài:
-Dẫn nhập , giới thiệu ;
-
-Nêu luận đề :
(...)
II. Thân bài :
III. Kết bài :
-Đánh giá,..;
-Nêu thêm suy nghĩ, liên tưởng của người viết ;
* Tham khảo đáp án hướng dẫn chấm và biểu điểm (Điểm tối đa 5đ cho bài văn )
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: (0,5đ)
- Điểm 0,50: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có một đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn.
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: (0,5đ)
- Điểm 0,50: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về phần kết thúc hai tác phẩm Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung hoặc chưa đầy đủ thông tin.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: (3,50đ)
Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được sắp xếp theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó thao tác phân tích là chính); biết phân tích dẫn chứng để làm rõ nội dung. (3,50 điểm)
Trong đó:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận (0,5đ)
- Cảm nhận phần kết thúc tác phẩm Vợ nhặt: (1,00đ)
+ Hình ảnh “đám người đói” và “lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng:
+ Ý nghĩa của phần kết thúc truyện ?
- Cảm nhận phần kết thúc tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa: (1,00đ)
+ Bức ảnh Chiếc thuyền ngoài xa và hình ảnh người đàn bà hàng chài luôn ám ảnh nghệ sĩ Phùng.
+ Ý nghĩa của phần kết thúc truyện ?
-Tổng hợp, đánh giá chung: (1,00đ)
+So sánh rút ra điểm giống và khác nhau về nội dung và nghệ thuật của 2 phần kết thúc trong 2 tác phẩm ;
+Đánh giá chung về ý nghĩa của kết thúc các tác phẩm; đánh giá về nghệ thuật; nêu suy nghĩ, liên tưởng ;
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu : (0,25đ)
- Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
e. Sáng tạo: (0,25đ)
Văn viết có cảm xúc, thể hiện sự hiểu biết sâu rộng về kiến thức, nhuần nhuyễn về kĩ năng.
...
Admin đăng lời giải cụ thể, tương đối chi tiết để các chế rút kinh nghiệm làm bài thi tốt nghiệp THPT nha nha nha!
Nhớ vào xem và share cho các bạn mình...
I. Phần đọc hiểu: (3 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là: nghị luận . (0, 5đ)
Câu 2: Chỉ cần trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp tu từ sau đây là cho điểm tối đa: (0,5đ)
- so sánh (sự trì hoãn giống như bức tường)
hoặc ẩn dụ (bức tường, “chiến binh”).
Câu 3: Tác giả đã chỉ ra 3 lí do khiến một người không thành công: (1đ)
- Sợ nhận trách nhiệm,
- Trì hoãn công việc,
- Sợ thất bại.
Nêu đúng 1 lí do: 0,5 điểm; nêu đúng 2 lí do: 0,75 điểm.
Câu 4: (1đ)
Hiểu rõ những lí do khiến chúng ta thất bại giúp mỗi người ý thức được điểm yếu của mình, cố gắng khắc phục để hoàn thiện bản thân, làm việc hiệu quả hơn và đạt đến thành công.
(Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo ý cơ bản trên)
II. Phần làm văn:
Câu 1: Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một lí do khiến chúng ta không thành công ngoài các lí do đã nêu ở phần Đọc - hiểu.
* Cần đọc kỹ đề: Suy nghĩ về một lí do khiến chúng ta không thành công ngoài các lí do đã nêu ở phần Đọc – hiểu.
Nghĩa là Hs phải đưa ra một lí do khác, ví dụ như 1 trong các lí do khác sau đây:
- Chán nản, thiếu kiên nhẫn, bỏ cuộc giữa chừng ;
- Thiếu bản lĩnh, không dám mạo hiểm ;
- Thiếu kiến thức, kĩ năng sống,... cũng khiến chúng ta khó thành công ;
...
Đây là đề mở, Hs phải biết vận dụng kiến thức và kĩ năng viết đoạn văn.
* Gợi ý kĩ năng, cách trình bày và cấu trúc viết đoạn văn như sau:
- Phải đảm bảo tương đối đầy đủ các thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,...
- Nên viết theo cách tổng – phân –hợp để lập luận, bố cục được chặt chẽ, dễ thuyết phục hơn.
- Đúng dung lượng 200 chữ (khoảng nửa trang giấy thi, 12 – 15 dòng )
- Trình bày sáng rõ, thụt dòng 3cm, không xuống hàng , không mắc các lỗi diễn đạt,...
- Cấu trúc đoạn văn viết như sau:
I. Mở đoạn:
-Dẫn nhập
-Nêu luận đề : Nêu được 1 lí do (không trùng với các lí do đã có trong văn bản Đọc – hiểu)
(Gợi ý : 1 trong các lí do sau đây:
- Chán nản, thiếu kiên nhẫn, bỏ cuộc giữa chừng ;
- Thiếu bản lĩnh, không dám mạo hiểm ;
- Thiếu kiến thức, kĩ năng sống,... cũng khiến chúng ta khó thành công ;
(...)
II. Thân đoạn:
1. Giải thích, định nghĩa về lí do đó ; Tại sao lí do đó khiến cho chúng ta không thành công ?
2. Phân tích, bàn luận :
-Những biểu hiện cụ thể của lí do đó khiến ta không thành công ...
-Bàn luận, mở rộng:
+Nguyên nhân không thành công
+Hậu quả như thế nào ?...
3. Nêu bài học nhận thức và hành động , cách khắc phục lí do đó của bản thân để vươn lên,...
III. Kết đoạn:
-Đánh giá, khẳng định đó là một lí do chủ yếu dẫn ta đến thất bại, không thành công ;
-Nêu thêm suy nghĩ, liên tưởng của người viết ;
* Tham khảo đáp án hướng dẫn chấm và biểu điểm (Điểm tối đa 2đ cho đoạn văn )
a. Về hình thức (0, 25đ)
Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn nghị luận.
b.Về nội dung (1, 25đ)
- Định danh chính xác 01 lí do (không trùng với các lí do đã có trong văn bản Đọc – hiểu): 0,25 điểm
- Trình bày quan điểm: những biểu hiện cụ thể của lí do này, nó dẫn đến hậu quả ra sao, khắc phục nó như thế nào...: 1,0 điểm
c. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0, 25đ)
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
d. Sáng tạo (0, 25đ)
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Lưu ý:Nếu học sinh viết lan man, kể nhiều lí do thì chỉ chấm tối đa 1,0 điểm cho cả câu.
*Lời nhắc nhở:
Muốn có điểm cao 1, 75đ đến 2đ tuyệt đối, đoạn văn ngoài việc đi đúng luận đề, đảm bảo tương đối đủ các thao tác lập luận, cấu trúc lập luận sáng rõ, theo Amind , các em cần lưu ý rèn luyện được:
- Phần mở đoạn phải biết cách dẫn nhập lôi cuốn, hấp dẫn, nêu đúng luận đề ngắn gọn, không dài dòng ;
- Phần thân đoạn lập luận rõ, chặt chẽ ; có liên hệ bài học ;
- Phần kết đoạn, biết đánh giá vấn đề, nêu được liên tưởng mới mẻ, sâu sắc ( trích dẫn những câu danh ngôn, câu thơ,... có liên quan )
- Biết diễn đạt, viết văn hay, bóng bẩy,..
Câu 2:
Truyện ngắn "Vợ nhặt" (Kim Lân) kết thúc bằng hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới hiện ra trong óc anh Tràng. Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" (Nguyễn Minh Châu) kết thúc bằng bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa được nghệ sĩ Phùng chụp trong chuyến công tác về miền biển mà lần nào ngắm nó, Phùng cũng thấy người đàn bà hàng chài như bước ra từ đó, đặt từng bước chân chắc chắn trên mặt đất rồi hòa lẫn vào đám đông.
Hãy trình bày cảm nhận của anh/chị về phần kết thúc hai tác phẩm trên.
* Gợi ý kĩ năng, cách viết bài văn như sau:
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài nghị luận văn học.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Học sinh có thể cảm nhận và phân tích theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát tác phẩm; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.
*Dàn ý bài viết: (Gợi ý tham khảo)
I. Mở bài:
-Dẫn nhập , giới thiệu ;
-
-Nêu luận đề :
(...)
II. Thân bài :
III. Kết bài :
-Đánh giá,..;
-Nêu thêm suy nghĩ, liên tưởng của người viết ;
* Tham khảo đáp án hướng dẫn chấm và biểu điểm (Điểm tối đa 5đ cho bài văn )
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: (0,5đ)
- Điểm 0,50: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có một đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn.
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: (0,5đ)
- Điểm 0,50: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về phần kết thúc hai tác phẩm Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung hoặc chưa đầy đủ thông tin.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: (3,50đ)
Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được sắp xếp theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó thao tác phân tích là chính); biết phân tích dẫn chứng để làm rõ nội dung. (3,50 điểm)
Trong đó:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận (0,5đ)
- Cảm nhận phần kết thúc tác phẩm Vợ nhặt: (1,00đ)
+ Hình ảnh “đám người đói” và “lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng:
+ Ý nghĩa của phần kết thúc truyện ?
- Cảm nhận phần kết thúc tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa: (1,00đ)
+ Bức ảnh Chiếc thuyền ngoài xa và hình ảnh người đàn bà hàng chài luôn ám ảnh nghệ sĩ Phùng.
+ Ý nghĩa của phần kết thúc truyện ?
-Tổng hợp, đánh giá chung: (1,00đ)
+So sánh rút ra điểm giống và khác nhau về nội dung và nghệ thuật của 2 phần kết thúc trong 2 tác phẩm ;
+Đánh giá chung về ý nghĩa của kết thúc các tác phẩm; đánh giá về nghệ thuật; nêu suy nghĩ, liên tưởng ;
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu : (0,25đ)
- Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
e. Sáng tạo: (0,25đ)
Văn viết có cảm xúc, thể hiện sự hiểu biết sâu rộng về kiến thức, nhuần nhuyễn về kĩ năng.