Sử 6 đề thi lịch sử lớp 6

misoluto04@gmail.com

Banned
Banned
Thành viên
19 Tháng sáu 2018
895
462
101
20
Hà Nội
Good bye là xin chào...
Ai có đề thi lịch sử 6 hk II cho em vs!
Em cảm ơn trước ạ!
ĐỀ BÀI
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1:
Hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất: (1,0 điểm):
1. Từ năm 179 TCN cho đến đầu thế kỉ X, nước ta hầu như liên tục bị các triều đại phương Bắc đô hộ, đó là :
A. Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy, Đường.
B. Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy, Đường
C. Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy.
D. Triệu, Tần, Hán, Ngô, Lương, Đường.
2. Đây là tầng lớp làm ra của cải vật chất cho xã hội, họ phải nộp một phần thu hoạch, làm tạp dịch cho các gia đình quý tộc…Họ là:
A. Nông dân và thợ thủ công.
B. Nô tì và nông dân lệ thuộc.
C. Nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.
D. Nô tì và thợ thủ công.
3. Quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa diễn ra trên cơ sở:
A. Hợp tác kinh tế giữa các bộ lạc.
B. Các hoạt động quân sự.
C. Hợp tác để cùng chống ngoại xâm.
D. Giao lưu văn hóa giữa các bộ lạc.
4. Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta :
A. Lòng yêu nước.
B. Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.
C. Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.
D. Cả 3 ý đều đúng.
Câu 2: Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho thích hợp (1,0 điểm):
Cột ACột B
1. Năm 40A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
2. Năm 248B. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
3. Năm 542C. Khởi nghĩa Lý Bí.
4. Năm 722D. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
5. Năm 776E. Khởi nghĩa Bà Triệu.
[TBODY] [/TBODY]
Câu 3: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (1,0 điểm):
Sông Bạch Đằng có tên nôm là………(1)…..…,vì hai bờ sông, nhất là phía tả ngạn, toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng của……(2)………lên, xuống rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên, xuống chênh lệch nhau đến.……(3)……… Khi triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến……….(4)………., sâu hơn chục mét.
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)

Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta đã bị mất tên, bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau. Hãy lập bảng thống kê theo mẫu sau:
Thời gianTên nướcĐơn vị hành chính
Năm 179 TCN
Năm 111 TCN
Đầu thế kỉ III
Đầu thế kỉ VI
679 – thế kỉ X
[TBODY] [/TBODY]
Câu 2: (3,0 điểm)
So với những thành tựu văn hóa và kinh tế của người Việt, em thấy thành tựu văn hóa, kinh tế của người Chăm có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 3: (2,0 điểm)
Trình bày diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng (năm 938).
--------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------
------------------------------------------------
-----------------------------------------
---------------------------------
---------------------------
----------------------
------------------
--------------
----------
-------
-----
---
--
-
Đáp án đề thi môn Lịch sử

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Chọn: (1,0 điểm
- Mỗi ý đúng 0,25 điểm)
1234
Đáp ánACBD
[TBODY] [/TBODY]
Câu 2: Nối ý: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,2 điểm)
12345
Đáp ánDECAB
[TBODY] [/TBODY]
Câu 3: Điền khuyết: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25 điểm)
(1)(2)(3)(4)
Đáp ánSông RừngThủy triều3mHàng nghìn mét
[TBODY] [/TBODY]
PHẦN II: TỰ LUẬN ( 7 điểm)
...........
Link: Goolge
 

Joli Talentueux

Học sinh gương mẫu
Thành viên
21 Tháng một 2019
917
2,509
306
18
Lào Cai
Lào Cai
Phường đen GHA
ĐỀ BÀI
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất: (1,0 điểm):
1. Từ năm 179 TCN cho đến đầu thế kỉ X, nước ta hầu như liên tục bị các triều đại phương Bắc đô hộ, đó là :
A. Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy, Đường.
B. Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy, Đường
C. Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy.
D. Triệu, Tần, Hán, Ngô, Lương, Đường.
2. Đây là tầng lớp làm ra của cải vật chất cho xã hội, họ phải nộp một phần thu hoạch, làm tạp dịch cho các gia đình quý tộc…Họ là:
A. Nông dân và thợ thủ công.
B. Nô tì và nông dân lệ thuộc.
C. Nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.
D. Nô tì và thợ thủ công.
3. Quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa diễn ra trên cơ sở:
A. Hợp tác kinh tế giữa các bộ lạc.
B. Các hoạt động quân sự.
C. Hợp tác để cùng chống ngoại xâm.
D. Giao lưu văn hóa giữa các bộ lạc.
4. Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta :
A. Lòng yêu nước.
B. Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.
C. Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.
D. Cả 3 ý đều đúng.
Câu 2: Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho thích hợp (1,0 điểm):
Cột ACột B
1. Năm 40A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
2. Năm 248B. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
3. Năm 542C. Khởi nghĩa Lý Bí.
4. Năm 722D. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
5. Năm 776E. Khởi nghĩa Bà Triệu.
[TBODY] [/TBODY]
Câu 3: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (1,0 điểm):
Sông Bạch Đằng có tên nôm là………(1)…..…,vì hai bờ sông, nhất là phía tả ngạn, toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng của……(2)………lên, xuống rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên, xuống chênh lệch nhau đến.……(3)……… Khi triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến……….(4)………., sâu hơn chục mét.
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta đã bị mất tên, bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau. Hãy lập bảng thống kê theo mẫu sau:

Thời gianTên nướcĐơn vị hành chính
Năm 179 TCN
Năm 111 TCN
Đầu thế kỉ III
Đầu thế kỉ VI
679 – thế kỉ X
[TBODY] [/TBODY]
Câu 2: (3,0 điểm)
So với những thành tựu văn hóa và kinh tế của người Việt, em thấy thành tựu văn hóa, kinh tế của người Chăm có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 3: (2,0 điểm)
Trình bày diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng (năm 938).
--------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------
------------------------------------------------
-----------------------------------------
---------------------------------
---------------------------
----------------------
------------------
--------------
----------
-------
-----
---
--
-

Đáp án đề thi môn Lịch sử

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Chọn: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25 điểm)

1234
Đáp ánACBD
[TBODY] [/TBODY]
Câu 2: Nối ý: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,2 điểm)
12345
Đáp ánDECAB
[TBODY] [/TBODY]
Câu 3: Điền khuyết: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25 điểm)
(1)(2)(3)(4)
Đáp ánSông RừngThủy triều3mHàng nghìn mét
[TBODY] [/TBODY]
PHẦN II: TỰ LUẬN ( 7 điểm)
...........
Link: Goolge

Câu 1:

*Bảng các tên gọi khác nhau của nước ta theo từng giai đoạn bị phương Bắc đô hộ.
Thời gianTriều đại đô hộTên gọiĐơn vị hành chính
Năm 179 TCNNhà TriệuSáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.
Năm 111 TCNNhà HánChâu GiaoChia làm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
Đầu thế kỉ IIINhà NgôGiao ChâuTách châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).
Đầu thế kỉ VINhà LươngGiao ChâuChia nước ta thành: Châu Giao, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.
Năm 679 - thế kỉ XNhà ĐườngAn Nam đô hộ phủGồm: Các châu Ki Mi, Phong Châu, Giao Châu, Trường Châu, Ái Châu, Diễn Châu, Hoan Châu, Phúc Lộc Châu.
[TBODY] [/TBODY]
Câu 2:
* Giống nhau:
- Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.
- Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.
* Khác nhau:
Nội dung so sánhCư dân Văn Lang - Âu LạcCư dân Lâm Ấp - Cham-paCư dân Phù Nam
Đời sống kinh tếNghề đúc đồng, dệt, làm gốm phát triển mạnhPhát triển nghề khái thác lâm thổ sản, đóng gạch và xây dựng đền thápNghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển rất phát triển.
Văn hóa, tín ngưỡngPhổ biến là sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước.Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Hinđu giáo và Phật giáo.Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Hinđu giáo và Phật giáo
[TBODY] [/TBODY]
Câu 3:
- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.
- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.
- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.
- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.
 

Vernis

Học sinh
Thành viên
7 Tháng năm 2019
22
9
31
Đắk Lắk
trường THCS Tân Lợi - bmt
Hindu giáo là gì vậy chị, nó đc bắt nguồn từ đâu?
Câu 1:
*Bảng các tên gọi khác nhau của nước ta theo từng giai đoạn bị phương Bắc đô hộ.
Thời gianTriều đại đô hộTên gọiĐơn vị hành chính
Năm 179 TCNNhà TriệuSáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.
Năm 111 TCNNhà HánChâu GiaoChia làm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
Đầu thế kỉ IIINhà NgôGiao ChâuTách châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).
Đầu thế kỉ VINhà LươngGiao ChâuChia nước ta thành: Châu Giao, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.
Năm 679 - thế kỉ XNhà ĐườngAn Nam đô hộ phủGồm: Các châu Ki Mi, Phong Châu, Giao Châu, Trường Châu, Ái Châu, Diễn Châu, Hoan Châu, Phúc Lộc Châu.
[TBODY] [/TBODY]
Câu 2:
* Giống nhau:
- Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.
- Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.
* Khác nhau:
Nội dung so sánhCư dân Văn Lang - Âu LạcCư dân Lâm Ấp - Cham-paCư dân Phù Nam
Đời sống kinh tếNghề đúc đồng, dệt, làm gốm phát triển mạnhPhát triển nghề khái thác lâm thổ sản, đóng gạch và xây dựng đền thápNghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển rất phát triển.
Văn hóa, tín ngưỡngPhổ biến là sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước.Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Hinđu giáo và Phật giáo.Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Hinđu giáo và Phật giáo
[TBODY] [/TBODY]
Câu 3:
- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.
- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.
- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.
- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước
 

Vương Mạc Thần

Học sinh
Thành viên
5 Tháng mười hai 2018
72
45
36
17
Bắc Ninh
Trung học Cơ sở Vũ Kiệt
Ai có đề thi lịch sử 6 hk II cho em vs!
Em cảm ơn trước ạ!
Mk vừa thi sử xong đây ợ :))
Câu 1 : Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi ?
Câu 2 : Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí ? Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế có ý nghĩa gì ?
Câu 3 : Nước Cham-Pa được thành lập như thế nào ?

Ai có đề thi lịch sử 6 hk II cho em vs!
Em cảm ơn trước ạ!
Mà riêng phần này mk nghĩ bn nên ôn sát theo đề cương mà thầy cô cho vẫn tốt hơn, các câu còn lại bn có thể đọc qua
Chứ đề thi mỗi nơi một khác nên dù gì cũng chỉ có thể tham khảo và rèn kĩ năng làm bài thoii :)))
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Vernis

Hồ Phong Linh

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng mười hai 2019
672
618
106
Bình Định
Sao Fireee
Ai có đề thi lịch sử 6 hk II cho em vs!
Em cảm ơn trước ạ!
Mình bổ sung thêm cho bạn 1 số câu hỏi nhé :)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích:
A. Củng cố thế lực của họ Khúc.
B. Xây dựng đất nước theo đường lối của mình.
C. Củng cố nền độc lập, "nhân dân đều được yên vui".
D. Bãi bỏ các thứ lao dịch và định lại mức thuế.
Câu 2. Nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta. Biết được âm mưu đó, Khúc Hạo đã chủ động đối phó:
A. Ngày đêm tích trữ lương thực, xây thành đắp luỹ.
B. Gửi Khúc Thừa Mĩ con trai của mình sang Nam Hán làm con tin.
C. Chủ động đem quân sang đánh Nam Hán.
D. Cho sứ giả đem thư giản hoà.
Câu 3. Khúc Hạo gửi con trai của mình sang Nam Hán làm con tin để:
A. Thần phục nhà Hán.
B. Giao bang hoà hiếu hai nước để tránh chiến tranh xảy ra.
C. Nhằm kéo dài thời gian hoà hoãn để củng cố lực lượng, chuẩn bị đối phó.
D. Để Khúc Thừa Mĩ có điều kiện thăm dò tình hình địch.
Câu 4. Lí do nhà Hán đem quân xâm lược nước ta:
A. Khúc Thừa Mĩ tự xưng là Tiết độ sứ.
B. Khúc Thừa Mĩ đã cử sứ giả sang thần phục nhà Hậu Lương.
C. Khúc Thừa Mĩ không nhận phong sắc của nhà Nam Hán.
D. Khúc Thừa Mĩ được nhà Lương phong cho chức Tiết độ sứ.
Câu 5. Sau khi đánh tan quân Nam Hán (931) Dương Đình Nghệ tự xưng là:
A. Thứ sử. B. Thái thú.
C. Lạc tướng D. Tiết độ sứ.
Câu 6. Trận đánh trên sông Bạch Đằng đã diễn ra nhanh gọn trong:
A. Một ngày. B. Hai ngày
C. Ba ngày. D. Bốn ngày.
Câu 7. Trận đánh trên sông Bạch Đằng là một trận:
A. Trận khiêu chiến.
B. Trận tiến công.
C. Trận truy kích tiêu diệt tàn quân trên đường tháo chạy.
D. Cả ba câu trên đúng.
Câu 8. Chiến thắng Bạch Đằng vào năm 938, là chiến công của:
A. Lý Thường Kiệt đánh bại quân nhà Tống.
B. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương.
C. Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán.
D. Lê Hoàn đánh bại 10 vạn quân Tống.
Câu 9. Tướng giặc Nam Hán bị Ngô Quyền bắt sống trên sông Bạch Đằng năm 938 là:
A. Thoát Hoan.
B. Ô Mã Nhi.
C. Hoằng Tháo.
D. Ngột Lương Hợp Thai.
Câu 10. Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đó là:
A. Là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc.
B. Mở ra một thời kì mới - thời kì xây dựng và bảo vệ nền độc lập lâu dài của Tổ quốc.
C. Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta trên miền đất của tổ tiên, tạo thêm niềm tin và niềm tự hào dân tộc sâu sắc.
D. Cả ba câu trên đúng.
Câu 11. Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc?
A. Chiến thắng Bạch Đằng đã đập tan mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc.
B. Mở ra một thời kì mới - thời kì xây dựng và bảo vệ độc lập lâu dài của Tổ quốc.
C. Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân, tạo niềm tin và niềm tự hào dân tộc sâu sắc.
D. Cả 3 ý trên đúng.
Câu 12. Ngô Quyền có công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai:
A. Đánh tan âm mưu xâm lược của Nam Hán, mở ra thời kì độc lập lâu dài của đất nước.
B. Đánh tan mưu đồ xâm chiếm nước ta của phong kiến phương Bắc.
C. Làm nhụt ý chí của quân xâm lược phương Bắc.
D. Khẳng định chủ quyền của dân tộc.
Câu 13. Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc tập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta:
A. Lòng yêu nước.
B. Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.
C. Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.
D. Cả ba câu đều đúng.
Câu 14. Chữ viết của người Chăm là:
A. Chữ tượng hình B. Chữ Phạn
C. Chữ Nho D. Chữ Hán
Câu 15. Hãy nối thời gian ở cột A với tên cuộc khỏi nghĩa ở cột B cho đúng.
AB
1. Năm 40.A. Ngô Quyền chiến thắng Bạch Đằng.
2. Năm 248.B. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
3. Năm 542.C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
4. Năm 722.D. Khởi nghĩa Lý Bí.
5. Năm 776.E. Khởi nghĩa Bà Triệu.
6. Năm 938.G. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
[TBODY] [/TBODY]
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1
. So với những thành tựu văn hóa và kinh tế của người Việt em thấy thành tựu văn hóa kinh tế của người Chăm có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 2. Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là gì?

Nguồn: Sưu tầm.
 

Hoàng Hữu Dương

Học sinh mới
Thành viên
2 Tháng hai 2020
11
15
6
18
Hải Dương
Trường THCS Việt Hồng
I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng 0,25 điểm
Câu 1:
Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào:
A. Năm 938 B. Năm 939 C. Năm 940 D. Năm 941
Câu 2: Lý Bí lên ngôi hoàng đế vào thời gian nào?
A. Mùa xuân năm 544 B. Mùa xuân năm 545
C. Mùa xuân năm 546 D. Mùa xuân năm 547
Câu 3: Câu nói: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi......đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!" là câu nói của:
A. Bà Trưng Trắc B. Bà Triệu
C. Bà Trưng Nhị D. Bà Lê Chân
Câu 4: Năm 679, nhà Đường đổi tên nước ta là gì?
A. Giao châu B. Vạn Xuân C. Âu lạc D. An Nam đô hộ phủ
Câu 5: Hai Bà Trưng đóng đô ở đâu?
A. Hát Môn B. Long Biên C. Mê Linh D. Cổ Loa.
Câu 6: Vì sao chính quyền đô hộ nắm độc quyền về sắt?
A. Vì sắt là kim loại quý B. Vì họ dùng sắt để chế tạo vũ khí
C. Sợ dân ta chế tạo vũ khí chống lại họ D. Vì họ muốn chiếm nhiều sắt của ta.
Câu 7: Mai Thúc Loan chọn nơi nào để xây dựng căn cứ?
A. Thái Bình B. Đường Lâm C. Sa Nam D. Luy Lâu
Câu 8: Vì sao Phùng Hưng kêu gọi mọi người khởi nghĩa?
A. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Đường
B. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán
C. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Ngô
D. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Lương
B/ PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1: (3 điểm): Nêu những thành tựu văn hóa của nhân dân Chăm pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X?
Câu 2: (3 điểm) Trình bày kế hoạch chuẩn bị của Ngô Quyền, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
Câu 3: (2 điểm) Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy ở Hà Giang.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 số 2

A. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm)
Câu12345678
Đáp ánAABDCCCA
[TBODY] [/TBODY]
B. TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1
(2,5 điểm)
- Tôn giáo: Theo đạo Bàlamôn và đạo Phật (0,5đ)
- Từ thế kỷ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ (0,5đ)
- Tín ngưỡng: Có tục hỏa táng người chết, ở nhà sàn và ăn trầu cau (0,5đ)
- Kiến trúc: Có nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi….(0,5)
- Người Chăm và cư dân Việt có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời, nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam cũng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. (0,5đ)
Câu 2 (3,5 điểm)
a. Kế hoạch của Ngô Quyền: (1,5 điểm)
+ Năm 938 được tin quân Nam Hán vào nước ta, Ngô Quyền nhanh chóng kéo quân vào thành Đại La (Tống Bình - HN) giết Kiều Công Tiễn chuẩn bị đánh giặc.
+ Dự định kế hoạch tiêu diệt giặc trên sông Bạch Đằng.
+ Ông dùng cọc gỗ đẽo nhọn, đầu bị sắt đóng xuống lòng sông Bạch Đằng nơi hiểm yếu gần cửa biển, cho quân mai phục hai bên bờ.
b. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938: (2 điểm)
*. Diễn biến: (1 điểm)
- Cuối năm 938 đoàn thuyền chiến của Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cửa biển nước ta.
- Ngô Quyền đã cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm lúc triều đang lên.
- Nước triều rút Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại.
* Kết quả: (0,5 điểm)
- Quân Nam Hán thua to, vua Nam Hán hạ lệnh rút quân về nước. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.
* Ý nghĩa: (0,5 điểm)
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc.
Câu 3. (2 điểm)
a. Đời sống vật chất. (1 điểm)
- Giai đoạn đầu: Biết ghè đẽo hòn cuội để chặt, đào,..bên cạnh có công cụ te, gỗ, nứa,…làm đồ gốm, nấu chín thức ăn.
- Giai đoạn sau biết tạo nhiều công cụ khác nhau
- Nơi cư trú: Hang động, mái đá, ngoài trời.
b. Đời sống tinh thần. (1 điểm)
- Biết làm đồ trang sức, biết vẽ hoa văn trên đồ gốm
- Tục chôn người chết, chôn theo đồ trang sức, công cụ.
 

Tuấn Hồng

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng hai 2020
347
437
51
TP Hồ Chí Minh
Trong tù á ae :>
Mình thấy đề này hay nè! Tham khảo thử nha :)

A. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
* Khoanh tròn vào câu trả lời đúng.

Câu 1: (0,5 điểm)
Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà hán đối với nhân dân ta là
a. Đàn áp khủng bố nhân dân ta.
b. Thuế khóa nặng nề
c. Cống nạp sản vật quý.
d. Đồng hóa nhân dân ta
Câu 2: (0,5 điểm):
Hình ảnh người nữ tướng khi ra trận “Thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà,
cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt”. Bà là:
a. Trưng Trắc
b. Trưng Nhị
c. Triệu Thị Trinh
d. Bùi Thị Xuân.
* Nối cột (A) nhân vật lịch sử với cột (B) sự kiện lịch sử cho phù hợp về các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. (1,0 điểm)
1. Khúc Thừa Dụ - a. Kháng chiến chống quân Nam Hán (930-931)
2. Khúc Hạo - b. Mở đầu cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ (905)
3. Dương Đình Nghệ - c. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938)
4. Ngô Quyền - d. Tiếp tục đấu tranh giành quyền tự chủ (907)

B. Tự luận: (8,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm): Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên để lại cho chúng ta những gì?
Câu 2 (4,0 điểm): Tại sao nói, trận chiến trên sông Bạch Đắng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc?.
 

Thần Linh Vũ Mộng

Banned
Banned
Thành viên
7 Tháng mười một 2019
268
204
51
Hà Tĩnh
Thcs Liên Hương
Ai có đề thi lịch sử 6 hk II cho em vs!
Em cảm ơn trước ạ!
Câu 1. Khúc Thừa Dụ giành quền tự chủ trong hoàn cảnh nào?
A. Nhà Đường suy yếu. C. Lực lượng quân đội của ta ngày càng mạnh.
B. Nhà Nam Hán thành lập. D. Khúc Thừa Dụ là người có thế lực lớn.
Câu 2. Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được hai năm thì mất, con trai ông là Khúc Hạo lên
thay.
A. Đúng. B. Sai.
Câu 3. Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức vào năm:
A. 936. B. 937. C. 938. D. 939.
Câu 4. Hay tin Ngô Quyền kéo quân từ Thanh Hóa ra Bắc Kiều Công Tiễn đã:
A. Sợ hãi đầu hàng. B. Cho người cầu cứu nhà Nam Hán.
C. Cho người cầu cứu nhà Lương. D. Cho người cầu cứu nhà Đường.
Câu 5. Ngô Quyền đã làm gì để chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán?
A. Kéo quân ra Bắc trị tội Kiều công Tiễn. B. Khẩn trương tổ chức kháng chiến.
C. Bàn bạc với các tướng chủ động đón đánh quân xâm lược. D. Các câu A, C đúng.
Câu 6. Ngô Quyền đã dựa vào hiện tượng tự nhiên nào để đánh quân Nam Hán:
A. Lũ lụt. B. Thủy triều. C. Triều cường.
Câu 7: Kế hoạch đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền chủ động độc đáo ở điểm nào?
A. Xây dựng trận địa cọc ngầm có quân mai phục để đón dánh quân Nam Hán.
B. Xây dựng trận địa cọc ngầm. C. Chọn dòng sông đẹp.
Câu 8: Ngô Quyền quê ở Đường Lâm (Hà Nội) cùng quê với Phùng Hưng:
A. Sai. B. Đúng.
II. Tự Luận (6.0đ)
Câu 1 (2.0đ): Để củng cố chính quyền tự chủ, họ Khúc đã làm những việc gì?
Câu 2 (3.0đ): Trình bày tóm tắt diễn biến của trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền
Nguồn : vn.doc
 
Top Bottom