Sử Đề thi khảo sát học sinh giỏi quốc gia ( Thới Bình )

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề thi khảo sát học sinh giỏi quốc gia
Câu 1: Làm rõ việc triển khai chiến lược toàn cầu của Mỹ ở Tây âu trong những năm 1945 - 1955? Kết quả?
Câu 2: (4 điểm) Nêu nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933). Cuộc khủng hoảng này đã tác động như thế nào đến các nước Mỹ và Đức? Giới cầm quyền Mỹ và Đức đã có những biện pháp gì để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng này?
Câu 3: Chứng minh rằng sau chiến tranh lạnh hòa bình thế giới được củng cố nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài ?
Câu 4: Phân tích nguyên nhân nước Đại Việt bị chia cắt vào cuối thế kỷ XVII. Quá trình thống nhất diễn ra như thế nào từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX
Câu 5: Có đúng hay không khi cho rằng cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Việt Nam, diễn ra trong bối cảnh hoàn toàn bất lợi ?
Đáp án tham khảo
Câu 2: (4 điểm) Nêu nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933). Cuộc khủng hoảng này đã tác động như thế nào đến các nước Mỹ và Đức? Giới cầm quyền Mỹ và Đức đã có những biện pháp gì để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng này?
Trả lời
* Nêu nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)
- Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh có nhiều biến động lớn, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).
- Nguyên nhân của cuộc khủng hoang do sự chạy đua sản xuất hàng hóa với số lượng lớn và ổ ut để kiểm thêm lợi nhuận làm phát sinh vấn để cung vượt quá cầu, do do làm mấy cân bằng về kinh tế và cuộc khủng hoảng nổ ra bắt nguồn từ Mỹ (tháng 10/1929) và nhanh chóng lan ra các nước khác trong giới tư bản chủ nghĩa.
* Cuộc khủng hoảng này đã tác động như thế nào đến các nước Mỹ và Đức?
- Cuộc khủng hoảng này đã để lại những hậu quả rất lớn tới giới tư bản chủ nghĩa,
đặc biệt phải kể đến những tác động của đến nước Mỹ và Đức.
- Mỹ: Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ ngành tài chính ngân hàng và dẫn làm cho nền kinh tế Mỹ trở nên quyết quê. Ngày 29 - 10 - 1929 trở thành ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Niu-oóc, giá cổ phiếu sụt giảm một cách nhanh chóng làm cho hàng triệu người rơi vào vòng xoáy thua lỗ, mất hết cả số tiền mà cả đời tích góp. Cuộc khủng hoảng đã phá hủy các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp. Các nhà máy xí nghiệp bị phá sản. Số người thất nghiệp tăng lên nhanh chóng làm cho nền chính trị Mỹ bất ổn với các làn sóng đấu tranh của các tầng lớp nhân dần của toàn nước Mỹ rộng lớn.
- Đức: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế nước Đức. Giá trị sản xuất sụt giảm nhanh chóng. Hàng nghìn nhà máy xí nghiệp phải đóng cửa, số người thất nghiệp lên tới 5 triệu người. Mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu tranh của quần chúng lao động làm cho tình hình chính trị nước Đức rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
* Giới cầm quyền Mỹ và Đức đã có những biện pháp gì để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng này?
- Đứng trước những khó khăn đó trong khi nước Mỹ lựa chọn cải cách kinh tế - xã hội thì nước Đức lại lựa chọn con đường phát xít hóa.
- Nước Mỹ: Do có nhiều thị trường giúp nước Mỹ phần nào trút bỏ được gánh
nặng. Trước đó, Mỹ có cuộc cách mạng tư sản thành công, có truyền thống dân
chủ để đưa nước Mỹ ra khỏi cuộc khủng hoảng. Tổng thống Mỹ Ru-do-ven đã thực hiện chính sách mới. Nhằm nâng cao vai trò điều tiết của nhà nước, uy tín của Tổng thống, duy trì chế độ dân chủ tư sản
- Về kinh tế: Phục hồi thông qua các đạo luật Ngân hàng, điều chỉnh nông nghiệp và đặc biệt phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất.
- Về chính trị. Đề cao vai trò của nhà nước trong điều tiết sản xuất, chế độ lương, trợ cấp cho người già và trẻ em khuyết tật.
- Về đối ngoại: Tạo mối quan hệ lũng giống thân thiết với các nước Mỹ-latinh, thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Tháng 1-1935, ban hành đạo luật trung lập, không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mỹ.
- Nước Đức: Do nước Đức có ít thị trường, thuộc địa, gặp nhiều khó khăn trong khôi phục kinh tế. Giai cấp tư sản không đủ sức để duy trì chế độ cộng hòa từ sản đun nước Đức thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Trong hoàn cảnh đó, các thế lực phản động hiểu chiến, trước hết là dùng Quốc xã ngày càng mở rộng và có tầm ảnh hưởng trong quần chúng Đang Cộng sản đã chủ động kêu gọi quần chúng xây dụng mặt trận chống phát xít. Tuy nhiên, Đang Xã hội - đang phải có tầm ảnh hưởng trong quần chúng đã từ chối hợp tác. Điều đó để tạo điều kiện cho Chủ nghĩa phát xa lên nắm quyền. Ngày 30-1-1933, Tổng thống Hin-đen-bua đã chỉ định Hit-le lên làm Thủ tướng xây dựng chính quyền mới mở ra thời kỳ đen tối của nước Đức.
- Về chính trị: Năm 1933 chỉnh phủ Hitler ráo riết xây dựng nền chuyên chính độc tài khủng bố công khai các đảng phái tiến bộ trước hết là đảng Cộng sản. Nam 1934 sau khi Tổng thống Hin-đen-bia qua đời, Hitler tuyên bố xóa bỏ hiến pháp Vai-ma, từ xung là Quốc trường suốt đời.
- Về kinh tế: Phát triển theo hướng tập trung mệnh lệnh phục vụ cho nhu cầu quân sự, thành lập hội đồng kinh tế để điều hành các hoạt động của nền kinh tế, các ngành công nghiệp được phục hồi, giao thông, đường xá được coi trọng.
Câu 4: Phân tích nguyên nhân nước Đại Việt bị chia cắt vào cuối thế kỷ XVII. Quá trình thống nhất diễn ra như thế nào từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX
Trả lời
* Nguyên nhân nước Đại Việt bị chia cắt vào cuối thế kỷ 17 xuất phát mẫu thuẫn Trịnh - Nguyễn
- Do mâu thuẫn trong nội bộ Nam triều: Trịnh Kiểm thâu tóm trong tay mình mọi quyền hành và loại bỏ dẫn ảnh hưởng của họ Nguyễn
- Trước tình thế đó, Nguyễn Hoàng – con trai của Nguyễn Kim đã xin vào trận thủ ở Thuận Hóa (vùng đất từ phía nam đèo ngang đến đèo Hải Vân), sau được giao kiếm lĩnh Trấn thủ cả (vùng đất từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông). Dần dần, biến khu vực Thuận – Quang trở thành vùng đất của tập đoàn đoàn phong kiến Nguyễn, ra sức xây dựng lực lượng để chống họ Trịnh.
- Chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ. Trong vòng 45 năm (từ năm 1627 đến năm 1672), họ Trịnh – Nguyễn danh nhau bay lần. Cuối cùng, hai bên giang hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyển, chia đất nước làm hai khu vực: Đảng Ngoài (từ sông Gianh trở ra) và Đang Trong (từ sông Gianh trở vào).
* Quá trình thống nhất diễn ra như thế nào từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX
- Giữa thế kỷ 18, chế độ phong kiến ở Bắc Kỳ lâm vào khủng hoảng sâu sắc, các phong trào nông dân nổ ra đều bị đàn áp.
- Năm 1744, ở Đàng Trong, chúa Nguyễn sung vương và bắt tay vào việc xây dung chính quyền trung ương, nước ta bị chia cắt. Chính quyền Nam Kỳ bạc nhược, đời sống nhân dân cơ cực. Các phong trào nông dân rầm rộ nỗ ra ở Nam Ky.
- Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ. Nguyễn Lữ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân ở Tây Sơn (Bình Định). Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn non yếu, nhưng được nhân dân trong vùng giúp đỡ nên lực lượng ngày càng vững mạnh. Từ một cuộc khởi nghĩa nông dân đã nhanh chóng trở thành phong trào lật đổ các chúa Nguyễn ở Đàng Trong
- Lực lượng Tây Sơn nổi tiếng bình đẳng, không tham lam của dân, nghĩa quân lấy khẩu hiệu "lấy của nhà giàu chia cho người nghèo" nên được đông đảo quần chúng ủng hộ.
• Năm 1973 . nghĩa quân chiếm được thành Quy Nhơn và nhanh chóng tấn công về phía nam, làm chủ vùng từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận,
- Từ năm 1776 đến năm 1782, quân Tây Sơn nhiều lẫn tấn công vào thành Gia
Định Tháng 7 năm 1882. Nguyễn Huệ đem quân vào Gia Định lần thứ tư. Nguyễn Ánh chống cự không được, bỏ chạy ra Phú Quốc. Họ Nguyễn về cơ bản đã bị chinh phục .
- Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng vương, lập ra triều đại Tây Sơn. Từ năm 1786 đến năm 1788, quân Tây Sơn tiến ra Bắc đánh đổ tập đoàn Lê – Trịnh, thống nhất đất nước.
 
  • Love
Reactions: Mộ Dung Thu Vũ
Top Bottom